5 tầng lớp trong xã hội việt nam bao gồm những gì?

Qua từng thời kỳ khác nhau của trang lịch sử nước nhà, khái niệm tầng lớp xã hội cũng như phân tầng xã hội cũng có những sự thay đổi nhất định. Tuy nhiên, nổi tiếng nhất vẫn là khái niệm, phân chia xã hội thành 5 tầng lớp mà bác Hồ đã nhận định khi nói về ý nghĩa của lá cờ đỏ sao vàng của đất nước Việt Nam. Ngày hôm nay, xin mời bạn hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về 5 tầng lớp trong xã hội Việt Nam là gì? Mỗi tầng lớp mang ý nghĩa như thế nào nhé!

Lịch sử của lá cờ đỏ sao vàng tổ quốc Việt Nam

Theo như những gì đã được học trong sách giáo khoa, qua các bài giảng dạy đầy hào hùng của thầy cô bộ môn Lịch sử, ta có thể dễ dàng nhớ được 5 tầng lớp trong xã hội Việt Nam có liên quan đến hình ngôi sao trong lá cờ Tổ quốc. Chính vì thế, trước khi nói rõ hơn về vấn đề cần được giải thích, ta hãy cùng tìm hiểu về lá cờ đỏ sao vàng trước đã nhé!

Tìm hiểu về lịch sử Quốc kỳ Việt NamTìm hiểu về lịch sử Quốc kỳ Việt Nam

Lần đầu tiên xuất hiện của Quốc kỳ

Cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện, tung bay trên bầu trời Việt Nam tại cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ chống thực dân Pháp vào cuối năm 1940. Sau ngày hôm đó, cờ đỏ sao vàng chính thức trở thành lá cờ của Việt Minh và người có công vẽ nên lá cờ tổ quốc đầu tiên là đồng chí Nguyễn Hữu Tiến.

Trong văn bản đầu tiên nói về Quốc kỳ của nước Việt Nam thuộc Chương trình Việt Minh cũng đã có ghi rõ: Sau khi nước ta đã đánh đuổi được đế quốc Nhật và Pháp sẽ lập nên Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và lá cờ đỏ sao vàng sẽ trở thành quốc kỳ – Lời khẳng định vào tháng 5/1941, khi Mặt trận Việt Minh được thành lập.

Và tất cả những diễn biến trên chính là sự xuất hiện lần đầu tiên của hình ngôi sao 5 cánh trên nền cờ đỏ là điểm tượng trưng cho 5 tầng lớp trong xã hội Việt Nam

Thời điểm chính thức tấy cờ đỏ sao vàng làm Quốc kỳ nước Việt Nam

Và chính ngôi sao 5 cánh trên nền cờ đỏ bà biểu trung có 5 tầng lớp trong xã hội Việt Nam. Tại Đại hội Quốc dân ở Tân Trào tháng 8/1945, nước ta đã quyết định lấy lá cờ Việt Minh (tức là quốc kỳ nước Việt hiện nay) là lá cờ khởi nghĩa giành lại chính quyền của cả nước.

Sau thành công của cuộc tổng khởi nghĩa vào năm 1945 thành công – Cách mạng Tháng Tám. Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam đã ghi vào hiến pháp (năm 1946): Quốc kỳ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là hình chữ nhật, chiều rộng bằng ⅔ chiều dài, nền cờ màu đỏ và chính giữa là ngôi sao vàng rực rỡ 5 cánh.

Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng đầu tiên nước ViệtHình ảnh lá cờ đỏ sao vàng đầu tiên nước Việt

Mãi cho đến năm 1976, khi cả đất nước ta vẫn còn đang hân hoan trong niềm vui chiến thắng, thống nhất lại 2 miền Nam – Bắc. Quốc hội Việt Nam khóa thứ 6 đã quyết định: chính thức lấy lá cờ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để làm quốc kỳ của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (tuy nhiên vẫn có 1 vài thay đổi nhỏ so với lá cờ quốc kỳ Việt Nam nguyên thủy).

Ý nghĩa đặc biệt trong quốc kỳ nước Việt Nam

Tất nhiên, không phải ngẫu nhiên mà nước ta lại lựa chọn hai màu vàng đỏ để làm nên lá cờ quốc kỳ đầy tự hào của nước Việt. Việc lựa chọn màu sắc như thế nào cho màu cờ đều có sự tính toán và mang những ý nghĩa riêng của nó.

Với nền lá cờ màu đỏ đó là tượng trưng có cách mạng. Vì sao lại nói màu đỏ là tượng trưng cho cách mạng? Bởi khi nhắc về màu đỏ, điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến là sự hy sinh, xương máu của các chiến sĩ đã hy sinh, nằm lại trong lòng đất để giữ gìn, bảo vệ bờ cõi nước nha, cho chúng ta có được mảnh đất hình chữ S toàn vẹn trải dài từ Nam ra Bắc như ngày hôm nay.

Ý nghĩa của lá cờ đỏ sao vàng Việt NamÝ nghĩa của lá cờ đỏ sao vàng Việt Nam

Còn đối với màu vàng, đó là màu sắc thể hiện cho sự công lý và hòa hợp, chính vì thế màu vàng đại diện cho công dân nước Việt ta với tấm lòng toàn dân luôn đoàn kết, hướng về đất nước.

Bên cạnh đó, ta không thể nào không nhắc đến ngụ ý trong hình ảnh ngôi sao ngay trung tâm của lá cờ. Với 5 cánh của ngôi sao tượng trưng cho 5 tầng lớp trong xã hội Việt Nam, lần lượt là : sĩ, nông, công, thương, binh.

Dù xưa đến nay hay dòng chảy thời gian cứ thế đi mãi thì lá cờ đỏ sao vàng của Việt Nam vẫn mãi mãi là hồn của nước Việt, là bản sắc dân tộc mảnh đất hình chữ S và không điều gì có thể thay đổi. Quốc kỳ chính là niềm tự hào của người dân Việt và biểu tượng cực kỳ thiêng liêng mà không ai có thể xâm bạn 

Tìm hiểu chi tiết về 5 tầng lớp xã hội của ngôi sao 5 cánh trong quốc kỳ

Như bài viết đã có đề cập từ trước, 5 tầng lớp trong xã hội Việt Nam có mối liên hệ, liên quan mật thiết đến 5 cánh ngôi sao trên quốc kỳ. Mỗi cánh của ngôi sao chính là thể hiện cho mỗi tầng lớp: sĩ, nông, công, thương binh. Vì vậy, tiếp theo đây các bạn hãy cùng với chúng tôi tiếp tục khám phá kỹ hơn, chi tiết hơn về 5 tầng lớp trong xã hội này nhé!

Tìm hiểu 5 tầng lớp xã hội thông qua ngôi sao 5 cánh Quốc kỳTìm hiểu 5 tầng lớp xã hội thông qua ngôi sao 5 cánh Quốc kỳ

Tầng lớp “Sĩ” 

Sĩ là từ để chỉ tầng lớp tri thức, nói một cách dễ hiểu thì những người có hiểu biết về chữ nghĩa như: thầy đồ, quan lại, học trò hay ngay cả thầy thuốc đều được coi là tầng lớp tri thức – tầng lớp sĩ. Đây cũng là tầng lớp đầu tiên được nhắc đến trong 5 tầng lớp trong xã hội Việt Nam.

Thời đại ngày xưa, tầng lớp sĩ cũng rất được coi trọng và thông thường họ sẽ không tham gia trực tiếp vào sản xuất hay khởi nghĩa đấu tranh. Tuy nhiên, vào thời điểm kháng chiến chống giặc Việt Nam, tầng lớp này cũng tham gia vào đấu tranh bằng tri thức của mình. Tức nghĩa đã là người Việt thì đều đồng lòng chống giặc mà không phân biệt tầng lớp cao hay thấp.

Tầng lớp “Nông”

Nông hay còn được hiểu là nông dân – đây chính là tầng lớp được xem là lực lượng lao động chủ yếu trong xã hội ngày xưa. Trên thực tế, tầng lớp nông dân chính là những người phải chịu sự áp bức, bóc lột lớn nhất đến từ quân giặc, quân xâm lược, thực dân và đế quốc. Chính vì thế nung nấu trong họ là quyết tâm giành lại chính quyền, giành lại độc lại cho đất nước. Để họ có được cuộc sống bình yên.

Đây chính là tầng lớp đông đảo nhất của 5 tầng lớp trong xã hội Việt Nam, tham gia vào lực lượng quân đội để bảo vệ Tổ quốc.

Tầng lớp “Công”

Công hay còn được hiểu là công nhân cũng là một trong 5 tầng lớp trong xã hội Việt Nam những người tham gia vào sản xuất trong dây chuyền công nghiệp hay làng nghề truyền thống. Lực lượng công nhân cũng được đánh giá khá đông đảo và họ cũng chịu những áp bức bởi các công xưởng nơi thực dân xâm lược bóc lột sức lao động.

Khi diễn ra kháng chiến, tầng lớp công nhân cũng tham gia vào lực lượng quân đội, sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ tổ quốc.

Tầng lớp “Thương”

Thương ở đâu là thương nhân, những người thực hiện vai trò buôn bán. Cũng được xem như 1 rong 5 tầng lớp trong xã hội Việt Nam. Và học cũng tham gia vào cuộc kháng chiến chống quân xâm lược.

Tầng lớp “Binh”

Binh ở đây ta hiểu theo nghĩa binh lính, là lực lượng quân đội, lực lượng đi đầu, hy sinh trong những trận chiến, mở đường cho sự thành công của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, bảo vệ đất nước. Và đây được xem là tầng lớp quan trọng thuộc 5 tầng lớp trong xã hội Việt Nam.

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *