Bê tông nhựa là gì? Phân loại, tính chất, đặc điểm của bê tông nhựa

Bê tông nhựa là một trong những loại vật liệu xây dựng phổ biến rộng rãi nhất. Hãy cùng đọc hết bài viết dưới đây để phân tích bê tông nhựa là gì và tìm hiểu kỹ về các tính chất cũng như đăch điểm của chúng nhé.

Bê tông nhựa là gì? 

Bê tông đã được đưa vào sử dụng trong lĩnh vực xây dựng từ rất lâu đời. Khái niệm bê tông hay bê tông tươi, bê tông trộn cốt théo đã quá quen thuộc với dân làm nghề. Bê tông nhựa có quá xa lạ hay không? Bê tông nhựa có bao nhiêu loại?

Bê tông nhựa cũng quen thuộc đối với người trong nghề, thường được ứng dụng tại nhiều công trình. Tuy nhiên vẫn còn một số người chưa hiểu rõ về khái niệm của bê tông nhựa hay nhầm lẫn các loại bê tông vói nhau. Dưới đây sẽ là khái niệm cơ bản nhất của bê tông nhựa.

Bê tông nhựa được pha trộn giữ các cốt liệu

Bê tông nhựa được pha trộn giữ các cốt liệu

Vật liệu bê tông nhựa rất quan trọng và khá phổ biến trong lĩnh vực xây dựng đường bộ. Hoặc áp dụng tại các khu vực nhà xưởng, đường xá đô thị hóa, dự án sân bay lớn, bãi giữ xe,…

Bê tông dạng nhựa có cấu tạo từ các cấp phối bao gồm như: cát xây dựng, đá, bột khoáng, nhựa đường. Thường được áp dụng chủ yếu từ kết cấu mặt đường mềm, không thô cứng.

Cùng nhau phân tích đặc điểm chung của loại bê tông nhựa này là gì nhé? Tuy phân ra nhiều loại nhưng chúng vẫn có những nét đặc trưng cơ bản để phân biệt với bê tông cốt théo, bê tông tươi.

Tham khảo thêm về bê tông :

Đặc điểm nhận dạng bê tông nhựa là gì?

Bảng thành phần cấu tạo của hỗn hợp bê tông nhựa tương tác với nhau để tạo thành những hệ thống vững chắc cho vật liệu cấu trúc bên trong bê tông. Có 3 thành phần cấu trúc như sau:

  • Cấu trúc bê tông tế vi: sự kết hợp đa dạng của nhựa và bột khoáng chất để tạo nên liên kết bê tông nhựa nóng ( bê tông Asphalt).
  • Cấu trúc bê tông trung gian: sự kết hợp các chất liên kết với bê tông Asphalt cộng cho cát để tạo nên vữa Asphalt.
  • Cấu trúc bê tông vĩ mô: sự kết hợp từ vữa Asphalt tới những hạt đá dăm sẽ tạo nên bê tông nhựa.

Cấu trúc bê tông vững chắc

Cấu trúc bê tông vững chắc

Tóm lại, cấu trúc của bê tông nhựa được hình thành dựa vào cơ sở bởi sự phối hợp những thành phần không giống nhau. Khi bị thiếu hụt hay tỷ lệ giữa bảng thành phần ở trong bê tông không phù hợp với cấu trúc sẽ bị phá vỡ. Việc này làm ảnh hường trực tiếp đến các cấu trúc tiếp theo, làm cho chuỗi hệ thống cấu trúc bê tông nhựa khó đảm bảo được điều kiện chịu được lực từ tác động bê ngoài.

Phân loại nhiệt độ bê tông nhựa là gì?

Bê tông nhựa nguội là gì?

Bê tông nhựa được trộn dưới nhiệt độ bình thường tạo ra thành phẩm bê tông nhựa ở dạng nguội. Đoạn đường cho xe lưu thông qua lại từ 4 tháng đến 6 tháng đủ điều kiện để sử dụng loại vật liệu này. 

Sau khi đã được thông qua thì đoạn được đó sẽ được rải bê tông nhựa ở dạng nguội lên mặt đường. Để đảm bảo mặt đường luôn thông thoáng, vững chắn cho xe cộ chạy trên tuyến đường.

Bê tông nhựa dạng nguội hình thành bằng cách trộn hỗm hợp cốt liệu như cát xây dựng, đá, bột khoáng,… Ở cùng một nhiệt độ thường đun với chất kết dính lỏng như các loại sau đây: nhựa đường nhũ tương hay nhựa đường dạng lỏng. Có thể gia giảm chất phụ gia tùy theo từng trường hợp.

Bê tông nhựa nguội có độ nhám cao

Bê tông nhựa nguội có độ nhám cao

Bê tông nguội được rải lên tất cả hiện trạng mặt đường, đối với những nền đường khó nhằn thì nhựa nguội sẽ rải trực tiếp lên lớp nền đất để tăng độ vững chắc cho con đường.

Bê tông nhựa nguội có quy trình sản xuất theo công nghệ không khói, không nhiệt. Giúp ích cho môi trường vì tiêu thụ số lượng lớn vật liệu rác than ở trên đầu, mang đến dấu hiệu tích cực cho môi trường hiện đại. Ngoài ra còn đảm bảo sức khỏe cho người thi công và người dân sống xung quanh vùng thi công.

Tính bám dính cao do liên kết khoa học, độ nhám nhất định không làm ảnh hưởng đến mặt đường trong mọi thời tiết. Làm giảm trường hợp té ngã cho trời mưa lớn gây trơn trợt cho phương tiện giao thông di chuyển trên đường.

Bê tông nhựa nóng là gì?

Bê tông nhựa dạng nóng còn hay được gọi với cái tên bê tông Asphalt, loại bê tông hỗn hợp từ những cốt liệu như cát xây, bột khoáng, đá dăm. Được pha trộn theo đúng tỷ lệ được đề ra.

Bê tông nhựa nóng thường được sử dụng trong nhiều công trình giao thông

Bê tông nhựa nóng thường được sử dụng trong nhiều công trình giao thông

Sau khi đã bỏ các loại cốt liệu vào thì sấy nóng hỗn hợp từ từ trộn đều. Đến khi ra một thành phẩm nhựa đường có tỷ lệ chuẩn xác nhất thông qua bản thiết kế cấp phối bê tông với điều kiện sau đây:

  • Nhựa đường sau khi hoàn thành phải đạt mức nhiệt độ từ 90 đến 100 độ C. Để hoàn toàn đảm bảo chất lượng sản phẩm cho bê tông.
  • Các cốt liệu như cát xây, bột khoáng, đá dăm phải được làm nóng ở nhiệt độ từ 140 độ C đến 160 độ C.
  • Bê tông nhựa dạng nóng thường có khối lượng riêng ở mức dao động từ 2350kg/m3 đến 2500 kg/m3. Đây là khối lượng trung bình của một khổi bê tông nhựa nóng.
  • Nhựa đường nóng thường sẽ được áp dụng tại những công trình xây dựng tuyến đường giao thông ví dụ như đường giao thông nội bộ tại khu công nghiệp hay nhà máy.
  • Đường giao thông cấp độ 1, cấp độ 2 hoặc đường cao tốc cũng sẽ được áp dụng bê tông nhựa nóng để rải mặt đường.
  • Đường giao thông ở vùng nông thôn, bãi gửi xe hơi, xe máy, sân chơi tennis,… đều được rải một lớp nhựa đường để đảm bảo độ bền cho mặt đường.
  • Tính đến nay thì đã có hơn 50% công trình xây dựng đã và đang thi công đường bộ Việt Nam đều sử dụng bê tông nhựa nóng.

Ưu điểm của bê tông nhựa trải đường là gì?

Bê tông nhựa thường được dùng để rải đường, chức năng của chúng đã giúp ưu điểm được nổi bật như sau:

  • Bê tông nhựa rải đường thường có kết cấu bền chặt, cho nên các nhà thi công mới chọn để áp dụng cho đường giao thông.
  • Bê tông nhựa nguội hoặc bê tông nhựa nóng đều có một cơ cấu bền vững. Liên kết chặt chẽ từ bên trong tới bên bên ngoài để mang lại cảm giác an toàn cho người sử dụng. 
  • Có tính chịu lực và chịu nén tốt, mặt đường là nơi nhiều ô tô, các loại xe lớn nhỏ qua lại để di chuyển qua các quận huyện hay tỉnh thành. Vì vậy ưu điểm này ghi điểm tuyệt đối cho loại vật liệu này.
  • Có thể chịu được tải trọng rất tốt, không bị hao mòn theo thời gian, không sinh ra bụi đất. Bê tông nhựa được sản xuất dựa trên tiêu chí bảo vệ môi trường, quy trình chế biến cũng đảm bảo sức khỏe cho người sản xuất và người sử dụng. 
  • Bê tông nhựa thông thường sẽ có mặt bằng cực kì phẳng, cũng như độ cứng cao. Mặt bằng bê tông phẳng thuận lợi cho phương tiện di chuyển, không gây ra trường hợp sập ổ gà gây mất trật tự giao thông. Độ cứng cao làm mặt đường càng thêm bền bĩ theo thời gian.
  • Loại vật liệu xây dựng này hiếm khi trùng tu lại, dễ dàng trong việc sửa chữa. Bê tông nhựa rải đường không gây tốn kém đến người sử dụng và thời gian thi công bởi vì tính năng đặc trưng dễ sử dụng. 
  • Tuổi thọ sử dụng khá dài, khi xây dựng một công trình chúng ta đều mong công trình có thể tồn tại lâu dài. Thời gian sử dụng loại bê tông này dài hơn loại khác, công thêm những ưu điểm trên cũng đủ để chúng ta chọn mua trong hoàn cảnh sử dụng thích hợp.

Trên đây là kiến thức tổng hợp về bê tông nhựa và phân loại cũng như ưu điểm vượt bậc của loại bê tông này. Số lượng kiến thức này tui không nhiều nhưng vẫn giúp các bạn hiểu hơn về lĩnh vực xây dựng. 

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *