Biện pháp thi công san nền là gì? Các tiêu chuẩn để thực hiện nó

Việc thi công, san lấp mặt phẳng đều rất quan trọng và cần thiết mà công trình nào cũng cần thực hiện. Tuy nhiên thi công như thế nào cho đúng kỹ thuật và khiến mặt bằng đủ tiêu chuẩn xây dựng thì lại là điều không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến các biện pháp thi công san nền chuẩn nhất hiện nay.

Biện pháp thi công san nền là gì?

Biện pháp thi công san lấp mặt bằng là một việc làm phẳng nền của một công trường xây dựng. Hay san bằng một nền có địa hình gồ ghề, không bằng phẳng. Công việc này đòi hỏi người thực hiện phải có chuyên môn, các trang thiết bị chuyên dụng. Đặc biệt là có tâm với nghề nghiệp thì mới thực hiện chính xác, hiệu quả. 

Thi công san nền là việc làm rất quan trọng của mỗi công trình 

Thi công san nền là việc làm rất quan trọng của mỗi công trình 

Bất kỳ công trình nào dù lớn hay nhỏ, từ nền nhà hộ gia đình đến các khu công nghiệp đều đòi hỏi phải được san lấp mặt bằng, san ủi đất đá cũng phải được thực hiện theo đúng tiêu chuẩn trong thiết kế. 

Các tiêu chuẩn thi công san lấp mặt bằng 

Để thi công san lấp mặt phẳng đảm bảo chất lượng và quy cách thì bạn cần tìm hiểu tiêu chuẩn thực hiện. Dưới đây là các tiêu chuẩn bạn cần nắm được.

  • Cao độ thiết kế trung bình.
  • Độ dốc san nền.
  • Mái dốc đắp.
  • Mái dốc đào.
  • Độ chặt của nền đắp trong lô.

Tiêu chuẩn cát trong san lấp mặt bằng

Việc xác định tiêu chuẩn hay các yêu cầu của cát dùng trong san lấp sẽ được tính toán kỹ càng. Thí nghiệm dựa trên nhiều yếu tố kỹ thuật trong san lấp. Hoặc có thể dựa trên tiêu chuẩn chung về cát xây dựng. Thông thường cát dùng trong san lấp được dùng tùy thuộc vào từng công trình. Dựa vào những đặc tính của công trình mà các kỹ sư sẽ đưa ra khảo sát, tính toán sao cho lựa chọn được cát san lấp đúng kỹ thuật nhất. 

Tiêu chuẩn về cát trong san lấp mặt bằng 

Tiêu chuẩn về cát trong san lấp mặt bằng 

Các sản phẩm cát trong san lấp khi khai thác xong cũng phải được thí nghiệm để ra giá kết quả đạt yêu cầu. Để nắm bắt được tiêu chuẩn của cát san lấp trong thi công san lấp nền, san lấp mặt bằng công trình. Các bạn cần phải có những đánh giá, thí nghiệm từ các chuyên gia, kỹ sư… 

Tiêu chuẩn đất trong san lấp mặt bằng 

Bên cạnh tiêu chuẩn cát thì đất cũng phải đảm bảo được tiêu chuẩn nhất định. Theo thông tư TCVN 4447-1987 của nhà nước về tiêu chuẩn trong công tác san lấp mặt bằng cụ thể như sau: 

  • Người thực hiện chỉ tiến hành thi công san lấp mặt bằng công trình công nghiệp, khu dân cư và mặt bằng đặc biệt khi đã có thiết kế san nền. Đã cân đối khối lượng đào đắp và có thiết kế của tất cả những công trình ngầm trong phạm vi san nền. 
  • Khi tiến hành san bằng cần phải có biện pháp tiêu nước từ trước. Không để nước chảy tràn lan qua mặt bằng và không để hình thành vũng đọng trong quá trình thi công.
  • Phải đổ đất đắp nền theo từng lớp, bề dày của mỗi lớp đất rải để đầm và số lần đầm cho mỗi lớp phụ thuộc vào loại máy đầm sử dụng hệ số đầm và loại đất đắp nền là gì. 

Trong trường hợp san mặt bằng sai lệch so với trình thiết kế thì cho phép như sau: 

  • Bề mặt phần đắp nền bằng đá cứng phải rải lớp đá hỗn hợp lên trên mặt phẳng đầm chặt và đảm bảo độ dốc thiết kế. 
  • Đối với phần đào thì phải san bằng trước khi tiến hành xây dựng những công trình ngầm. Riêng với phần đắp thì chỉ tiến hành đắp sau khi đã xây dựng xong các công trình ngầm trong phạm vi phần đắp. 

Tiêu chuẩn đất trong san lấp mặt bằng 

Tiêu chuẩn đất trong san lấp mặt bằng 

Các biện pháp thi công san lấp mặt bằng

Có nhiều biện pháp thi công san nền để thực hiện. Thông thường các công trình có thể tiến hành san lấp mặt bằng qua 3 biện pháp chính đó là san nền bằng cát, bằng xà bần hoặc bằng đất. Mỗi biện pháp sẽ có những bước thực hiện khác nhau và thiết bị thực hiện cũng khác nhau. Tùy vào từng trường hợp của công trình xây dựng mà nhà thầu có thể áp dụng. 

Biện pháp san lấp bằng bơm cát

Biện pháp này được dùng cho các công trình có đường vào không được rộng rãi, thông thoáng. Tuy nhiên với phương pháp này thì vẫn đảm bảo được độ chặt chẽ cũng như tiến độ thi công. Các bước thi công san lấp mặt bằng cụ thể như sau:

  • Bước 1: Trước khi thực hiện phải tiến hành khảo sát mặt bằng công trình cần thi công bơm cát san lấp nền. Nhân viên kỹ thuật của đơn vị thi công sẽ đến công trình để tiến hành đo đạc, kiểm tra và khảo sát toàn bộ công trình cần thực hiện. 
  • Bước 2: Cần đưa ra các định mức khối lượng cát cần san lấp hay xác định khối lượng cát cần san lấp trong công trình. 
  • Bước 3: Thực hiện các biện pháp thi công bơm cát san lấp. Nhân viên kỹ thuật cần đưa ra những tính toán chi tiết cho quá trình thi công bơm cát san lấp bao gồm: Khối lượng cát, tiến độ thi công, phương tiện máy móc cần dùng.
  • Bước 4: Cần phải báo giá bơm cát san lấp và tiến hành ký hợp đồng bơm cát san lấp cho chủ đầu tư của công trình. 
  • Bước 5: Tiến hành thi công bơm cát san lấp, trung chuyển cát đến địa chỉ cần thực hiện. 
  • Bước 6: Sử dụng máy lu, lu phẳng bề mặt. Nếu sau khi lu mặt bằng chưa đạt được tiêu chuẩn thì thì tiếp tục đổ xà bần. 
  • Bước 7: Khách hàng hay chủ đầu tư sẽ tiến hành nghiệm thu, bàn giao mặt bằng và thanh toán hợp đồng.

Biện pháp san lấp bằng bơm cát

Biện pháp san lấp bằng bơm cát

Biện pháp san lấp bằng xà bần

San lấp bằng các phương tiện cơ giới như xe cuốc, xe ui, xe lu, ô tô tải lớn thường được kết hợp với cách san lấp bằng xà bần. Vì việc này sẽ tiện lợi cho việc di chuyển, đi lại hơn. Xà bần có kết cấu chặt hơn vì nó không lẫn bùn như cát. Tuy nhiên những khối bê tông lại rắn chắc và có thể giúp bạn sở hữu nền nhà chắc chắn. Tuy nhiên khoảng trống giữa các khối bê tông khá lớn. Vì vậy các bước thi công san lấp mặt bằng như sau. 

  • Bước 1: Tiến hành khảo sát mặt bằng của công trình cần thi công đổ xà bần san lấp nền. Nhân viên thực hiện cần đến trực tiếp công trình, tiến hành đo đạc, kiểm tra và khảo sát công trình cần thực hiện. 
  • Bước 2: Đưa ra định mức khối lượng và xà bần cần san lấp hay xác định khối lượng xà bần cần san lấp cho các công trình. 
  • Bước 3: Đưa ra các biện pháp thi công đổ xà bần san lấp. Nhân viên thực hiện sẽ đưa ra những tính toán chi tiết trong quá trình thi công đổ xà bần san lấp. Khối lượng xà bần, tiến độ thi công, phương tiện máy móc cần sử dụng… cần được chuẩn bị từ trước. 
  • Bước 4: Báo giá xà bần san lấp và ký hợp đồng đổ xà bần san lấp cho chủ đầu tư của công trình. 
  • Bước 5: Tiến hành thi công đổ xà bần san lấp, trung chuyển xà bần đến công trình san lấp. 
  • Bước 6: Sử dụng máy lu, lu mặt bằng, nếu sau khi lu mặt bằng chưa đạt tiêu chuẩn thì tiếp tục đổ xà bần. 
  • Bước 7: Khách hàng sẽ tiến hành nghiệm thu, bàn giao mặt bằng và thanh toán hợp đồng. 

Biện pháp san lấp bằng đất 

Biện pháp san lấp bằng đất chủ yếu sử dụng cho các công trình đường giao thông, đất đồi. Vì đất đồi có được điểm khá đặc biệt, chi phí vận chuyển, công tác đào xúc lớn. Kết cấu lỏng, khi lu lèn đầm nén. Thi công san lấp thường kéo dài, chịu ảnh hưởng bởi thời tiết, nếu đắp đất thì gặp mưa, độ ẩm cao sẽ không lu lèn được. Dẫn đến phải móc đất lên phơi lại sẽ rất tốt kém nên ít nơi sử dụng. Thay vào đó nên sử dụng biện pháp thi công san lấp mặt bằng nào phù hợp nhất với điều kiện địa hình. 

Các biện pháp thi công san lấp mặt bằng

Các biện pháp thi công san lấp mặt bằng

Quy trình thi công san lấp mặt bằng 

Biện pháp thi công san lấp mặt bằng được thực hiện theo các quy trình như sau: 

Khảo sát công trình 

Cần khảo sát các vấn đề sau:

  • Địa hình, vị trí công trình cần thi công, khảo sát thực địa. 
  • Lập bản vẽ thiết kế san nền cho toàn khu vực và mô hình địa hình. 
  • Các chỉ tiêu để lập bản vẽ thiết kế: Diện tích đất đào : (m2). Diện tích đất đắp : (m2). Tổng khối lượng đất đào : (m3). Tổng khối lượng đất đắp : (m3)

Chuẩn bị trước thi công

  • Trước khi tiến hành phải san ủi mặt bằng để xây dựng khu phụ trợ phục vụ thi công.
  • Chuẩn bị nhân lực, nguồn nước, điện khi thi công và sinh hoạt.
  • Liên hệ với chính quyền địa phương: Đảm bảo an ninh nơi công trình xây dựng.
  • Khảo sát tuyến, xây dựng hệ thống móc phụ. Thi công đường đi vào công trình cần san nền.
  • Chuẩn bị thiết bị dùng cho việc san lấp mặt bằng.

Biện pháp san lấp mặt bằng

  • Dùng máy đo đạc điện tử kết hợp với các loại thước thép để định vị trí thi công tại thực địa công trình.
  • Tiến hành đào bỏ tầng đất hữu cơ bằng các thiết bị cơ giới.
  • Nghiệm thu tầng đất thi công bằng yếu tố: cao độ, kích thước, diện tích.
  • Vận chuyển vật liệu để san lấp.
  • San gạt tại những địa thế cao.
  • Sử dụng xe lu để tăng độ nén chặt.

Bản vẽ biện pháp thi công san lấp mặt bằng trong công tác san lấp 

Một công trình san lấp mặt bằng lớn thì bản vẽ biện pháp thi công san lấp mặt bằng là không thể thiếu.

Quy trình thi công san lấp mặt bằng 

Quy trình thi công san lấp mặt bằng 

Lời kết

Trên đây là các biện pháp thi công san nền hiệu quả nhất mà hiện nay được sử dụng. Việc tiến hành san nền tưởng đơn giản nhưng có vai trò quan trọng. Vì vậy đơn vị thi công cần nghiên cứu kỹ càng trước khi thực hiện để có hiệu quả san lấp tốt nhất. 

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *