Hầu đồng là gì? Ý nghĩa của việc hầu đồng là như thế nào

Hầu đồng là gì? Căn Đồng có thật sự tồn tại hay không? Đây chắc hẳn là câu hỏi mà nhiều người luôn thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất tần tật những câu hỏi liên quan đến hầu đồng, đồng thời là ý nghĩa mà chúng mang lại là như thế nào. Đừng vội vàng lướt qua nhé.

Sự thật về hầu đồng là gì?

Hầu đồng là gì? Hầu đồng còn được gọi là hầu bóng hay lên đồng. Đây chính là một nghi lễ và cũng là một hiện tượng tâm linh còn đang chứa đựng khá nhiều điều bí ẩn bên trong cho nên vẫn còn một số người coi đây là trò mê tín dị đoan và lố lăng.

Tuy nhiên thì đó vẫn chỉ là cảm giác của những ai chưa từng đi tìm hiểu kĩ càng gì về hầu đồng. Ở dưới bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về nghi thức hầu đồng là gì. cũng như nghệ thuật hát chầu văn mang đậm đà nét bản sắc văn hóa của con người Việt Nam.

Hầu đồng là một trong những nghi lễ không thể thiếu ở niềm tin tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, thơ Tứ phủ và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần,…Điều cơ bản nhất, lên đồng vẫn là nghi thức để giúp giao tiếp với thần linh thông qua những ông đồng và bà đồng. 

Hầu đồng còn được gọi là lên đồng

Hầu đồng còn được gọi là lên đồng

Người ta luôn tin rằng các vị thần thánh, thần linh có thể nhập được linh hồn vào phần thân xác những ông đồng lẫn cả bà đồng trong một trạng thái tâm linh đang thăng hoa hay ngây ngất với mục đích nhằm phán truyền hay diệt trừ tà ma hoặc chữa bệnh, ban phúc và ban lộc cho các con nhang, đệ tử. 

Nghi lễ hầu đồng này thông thường sẽ mang những đặc điểm và sắc thái hoàn toàn khác nhau như là: đền Nguyệt Hồ ( ở Yên Thế), đền Suối Mỡ ( ở Lục Nam)… Đặc điểm tượng trưng ấy đều được thể hiện ở việc thờ những vị thần, vị thánh trong đền.

Ở trong mỗi giá đồng thì các vị Thánh không giống nhau sẽ nhập vào những ông đồng hoặc bà đồng, còn hay được gọi là giáng đồng. Hiện tượng này để làm việc quan, được thể hiện ngay tại chỗ những ông đồng và bà đồng đang làm nghi lễ nhảy, ban lộc, múa, phán truyền được phát từ tiếng hát văn và nhạc cung văn. 

Mỗi vị thánh mà nhập vào sẽ được gọi là một giá đồng. Qua trình của nghi lễ hầu bóng thông thường có rất nhiều giá đồng. Theo phán đoán thì người ta tính có thể tính tới 36 giá. Nhưng ở trong nghi lễ nhập đồng thì còn tuỳ thuộc theo nhiều hơn hoặc ít hơn giá đồng, ít khi tới 36 giá.

Tham khảo thêmCô đồng là gì? Tất tần tật về cô đồng có thể bạn chưa biết

Biểu hiện của những người có căn hầu đồng là gì?

Khái niệm về căn hầu đồng là gì?

Căn hầu đồng là gì? Là một hiện tượng mà được khá nhiều người theo dõi, quan tâm đến nhưng điều quan trọng là không phải ai muốn cũng có được. Người mà ngồi hầu cho Thánh sẽ luôn luôn có cảm giác thấy hào hứng, hòa nhập với các lễ nghi của tâm linh trong quá trình thực hành nghi lễ lên đồng chưa hẳn là người có được căn đồng. 

Chỉ có những ai mà hệ thần kinh bị yếu ớt ở một mức độ nhất định nào đó khi đi đến lễ đền hay phủ thì mới bị hiện tượng ốp đồng. Hiện tượng đó được xem là những ai có số căn cao và số nặng, người hữu duyên với những vị Thánh trong Tứ phủ.

Mọi người quan niêm rằng ai có được căn đồng chắc hản phải là những người có nghiệp duyên, thậm chí là nghiệp chướng hay mang bên mình các tội lỗ nặng nề đã gây ra từ kiếp trước hoặc trong kiếp này. Vì vậy khi vận hạn đến thì họ phải một mình gánh chịu các hậu quả và cam lòng đón nhận mọi khổ sở do chính bản thân tạo ra từ kiếp trước. 

Những người có căn mới làm ông đồng và bà đồng được

Những người có căn mới làm ông đồng và bà đồng được

Nhưng họ may mắn ở chỗ là được các Thánh đức che chở và đoái thương, Thánh cứu vớt và điểm mặt gửi vàng để thay mặt Thánh làm việc tốt như cứu độ thế gian hoặc ban phúc, làm thật nhiều việc thiện bằng các cách khác nhau để chuộc lại những lỗi lầm của bản thân từ kiếp trước cũng như sẽ có cơ hội an nhiên và thanh thản sau khi được thoát sinh.

Theo phong tục tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, người nào có căn đồng phải là người được sinh ra ở dương thế nhưng lại có số hệ ở thiên cung, có mệnh càn bóng quế hoặc là con cái của cửa Tú phủ công đồng. 

Những ai mà có căn đồng chính là người đã được các Thánh chấm chọn, tùy theo vào căn số của từng người mà người đó sẽ được Thánh chọn bắt đi lính hầu đồng hay là không đi.

Biểu hiện của người có căn hầu đồng là gì?

Những ai mà có căn đồng thông thường sẽ có những biểu hiện khác nhau. vậy biểu của căn hầu đồng là gì? Chúng còn tùy vào các mức độ căn số của từng người mà nặng hoặc nhẹ nhưng mà hầu hết đều là người có cảm thụ với tâm linh vô cùng lớn. Những biểu hiện có căn thường thấy:

Người có căn đồng thì đôi khi họ gặp ảo giác, thường nằm mơ thấy đức Mẹ, thậm chí Tiên Thánh thần, ngoài ra luôn có cảm giác Thánh thần đi theo bên cạnh mình và ủng hộ, bảo vệ.

Khi tham gia vào các buổi hầu đồng hay hầu Thánh thì họ sẽ thường thấy tâm hồn của mình có cảm giác lâng lâng, bay bổng và tinh thần phấn chấn hẳn lên, cảm nhận được sự đồng cảm thông qua các lời hát văn hay lời tấu, kể cả lời thỉnh. 

Có sự kết nối mạnh mẽ với thần thánh

Có sự kết nối mạnh mẽ với thần thánh

Một số người sẽ có căn đồng hành lên hành xuống khiến cho gia đình trở nên bất an, tán gia bại sản. Cuộc sống luôn xảy ra vô vàn câu chuyện bất hòa, lao đao. Bản thân bạn luôn bất an, ngày đêm nào cũng lo lắng mà không rõ lý do và chỉ luôn thấy cảm thấy mình bất ổn thường trực, còn hay lo sợ chuyện không hay sẽ xảy đến với mình.

Có người nghiệp duyên quá nặng nề còn có thể dẫn tới tâm hồn trở nên hoảng loạn, tinh thần không ổn định.

Nghi thức để hầu đồng là gì?

Khi thần linh đã nhập vào thì lúc đó những người được gọi là ông đồng, bà đồng không còn là chính mình nữa mà sẽ là hiện thân của một vị thần thánh nào đó đã nhập vào họ. 

Nghi thức hầu đồng là gì? Nhằm để phục vụ cho nghi thức quan trọng này thì người ta đã đổi mới, sáng tạo ra một loại hình thức lễ nhạc, còn gọi là Hát văn (hay hát chầu văn), mục đích để phục vụ cho cả quá trình nhập đồng hiển thánh.

Người đứng ở giá hầu đồng được gọi chung là Thanh Đồng, những người Thanh Đồng nếu là nam giới thì sẽ được gọi là “cậu”, còn Thanh Đồng nữ giới sẽ được gọi là “Cô hoặc Bà Đồng”.

Về mặt nghi thức thì trước khi lên đồng, ông Đồng hoặc bà Đồng thường xuyên phải thông qua những người chủ Đền để làm những lễ cúng tới chúng sinh và cũng lễ Thánh. 

Nghi lễ hầu đồng

Nghi lễ hầu đồng

Với lễ chúng sinh thì bộ đồ lễ cúng được trưng trên mâm bao gồm: quần áo, một ít tiền hay lá vàng và thỏi bạc, cháo và các loại bánh… (loại lễ này đều được có trong các tứ phủ) để cúng cho những vong linh, hồn người chết không có ai thu nhận, không có ai nhang khói. 

Trong mỗi buổi trình đồng của các ông đồng hay bà đồng đều luôn có người trực tiếp giúp những việc liên quan đặc biệt, nhất định phải có người hầu dâng và cung văn. Người hầu dâng sẽ hộ trợ giúp ông Đồng hoặc bà Đồng mọi công việc như là thắp hương cho thánh, dâng các bộ đồ trang phục, hay thay các lễ phục sau khi lên giá đồng; Người giúp việc sẽ thường ngồi ngay ở bên cạnh ông Đồng và bà Đồng tại trước bàn thờ Thánh. 

Trang phục của họ thường là áo dài đen hoặc quần trắng, đầu đội khăn xếp nếu là nam và đội mũ, còn mặc áo dài nếu là nữ. 

 

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *