MSDS là gì? MSDS là viết tắt của từ gì ?

MSDS là thuật ngữ được sử dụng phổ biến kèm theo các hàng hóa xuất nhập khẩu như hóa chất, thuốc, thực phẩm,… Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được thuật ngữ này có nghĩa là gì và sử dụng với mục đích như thế nào? Vì vậy, bài viết sau sẽ trả lời câu hỏi MSDS là gì? để các bạn tham khảo.

MSDS là gì?

MSDS là viết tắt của cụm từ Material Data Safety Sheets được biết đến là một bảng chỉ dẫn về an toàn hóa chất. Trên bảng chỉ dẫn này chứa các dữ liệu về những thuộc tính của loại hóa chất nào đó. Nhờ vậy, những người tiếp xúc với hóa chất đó sẽ có cách sử dụng an toàn và có được những xử lý kịp thời khi có bất kỳ sự cố nào.

MSDS được biết đến là bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất

MSDS được biết đến là bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất

Không phải loại hàng hóa nào xuất nhập khẩu cũng sẽ có bảng chỉ dẫn MSDS. Chỉ có những hàng hóa hóa chất có tính nguy hiểm mới được cung cấp bảng chỉ dẫn này. Những loại hàng hóa này bắt buộc phải có thì mới được phép vận chuyển. Bên cạnh đó, một số hàng hóa không độc hại như mỹ phẩm, thực phẩm,… cũng có MSDS kèm theo để có thể chứng nhận về sự an toàn đối với người dùng. 

Lợi ích mà MSDS mang lại

MSDS mang lại rất nhiều lợi ích vượt trội

MSDS mang lại rất nhiều lợi ích vượt trội

Sau phần trên, các bạn đã hiểu hơn về MSDS là gì? Vậy thực chất bảng chỉ dẫn này còn mang lại những lợi ích như thế nào? Hãy theo dõi ngay sau đây:

  • Bảng chỉ dẫn hóa chất MSDS giúp lên kế hoạch về phương thức vận chuyển phù hợp cho từng hàng hóa. Đồng thời trong quá trình bốc xếp hàng cũng sẽ đảm bảo an toàn hơn cũng như xử lý được nhanh chóng các trường hợp xảy ra sự cố ngoài dự tính.
  • Đưa ra các khuyến nghị cũng như cảnh báo cho người tiếp xúc về những mối nguy hiểm khi sử hàng hóa có chất độc hại. 
  • Cung cấp thêm các thông tin cần thiết khác để người dùng có thể sử dụng đúng các bước để đảm bảo an toàn.
  • Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất còn giúp các doanh nghiệp sử dụng để hướng dẫn, đào tạo người lao động về những biện pháp đảm bảo an toàn cho bản thân và môi trường làm việc xung quanh.
  • Giúp người tiếp xúc nhận biết được những dấu hiệu mình đã bị nhiễm hóa chất độc hại và có được cách xử lý phù hợp trong từng trường hợp cụ thể.

Các bên liên quan thực hiện MSDS như thế nào?

Các bên liên quan sẽ thực hiện bảng chỉ dẫn MSDS này như sau:

Nhà sản xuất và phân phối sản phẩm

Nhà sản xuất hoặc phân phối sản phẩm sẽ là bên cung cấp MSDS để thực hiện khai báo. Bảng chỉ dẫn đều phải yêu cầu tính chính xác các thông tin như mô tả sản phẩm, thành phần, độ sôi, nhiệt độ có thể gây cháy nổ. Đặc biệt, nhà sản xuất cũng cần phải nêu rõ hình thức vận chuyển được phép của sản phẩm và đóng dấu đỏ của đơn vị.

MSDS cung cấp cho các bên liên quan nhiều thông tin quan trọng

MSDS cung cấp cho các bên liên quan nhiều thông tin quan trọng

Trong trường hợp, các thông tin trên MSDS không trung thực hoặc giả mạo thì đơn vị sẽ bị xử phạt theo quy định của Pháp luật. Lô hàng có thể bị thu giữ hoặc tiêu hủy. Ngoài ra, đơn vị phân phối sản phẩm còn cần phải đảm bảo những điều sau:

  • Từng sản phẩm phải được cung cấp đầy đủ MSDS khi nhập khẩu hoặc sử dụng tại nơi làm việc.
  • Khi bán hoặc nhập khẩu sản phẩm thì MSDS phải đảm bảo đã được cập nhật và không được quá 3 năm. Bên cạnh đó, bảng chỉ dẫn phải là văn bản song ngữ.
  • Nhà sản xuất hoặc phân phối sản phẩm cần phải cung cấp bản sao của MSDS cho người mua trước khi họ nhận được sản phẩm.
  • Cung cấp các thông tin có giá trị phục vụ cho mục đích xử lý khi có sự cố xảy ra cho các bác sĩ, y tá trong quá trình điều trị.

Các tổ chức sử dụng sản phẩm

Các tổ chức sử dụng sản phẩm phải đảm bảo tốt những điều sau:

  • MSDS nhận được phải được lấy từ đúng nơi sản xuất hoặc phân phối sản phẩm.
  • Có sự hiểu biết về các thông tin được cung cấp trong bảng chỉ dẫn để có thể tự xác định được ngày sản xuất.
  • Luôn chắc chắn rằng MSDS của sản phẩm được cập nhật thường xuyên và không quá 3 năm. Đối với những thông tin cảnh báo nguy hiểm phải được cảnh báo không muộn quá 90 ngày.
  • MSDS của tất cả các sản phẩm phải có bản sao đặt tại nơi làm việc
  • Hướng dẫn cho nhân viên hiểu rõ các nội dung có trong MSDS để có thể đảm bảo an toàn và xử lý các sự cố kịp thời.

Người lao động

  • Người lao động cũng cần phải nắm rõ các thông tin về MSDS để có thể đảm bảo an toàn khi tiếp xúc với các sản phẩm nguy hiểm, độc hại.
  • Nắm được các vị trí có bảng MSDS tại nơi làm việc để có thể sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.

Nội dung trong các bảng chỉ dẫn MSDS là gì?

Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất MSDS sẽ bao gồm một số nội dung chính như sau:

  • Sản phẩm phải có đầy đủ thông tin về tên gọi thông thường, tên gọi hóa học hoặc các tên gọi khác nếu có. Bên cạnh đó, nhà sản xuất cần phải cung cấp một số thông tin khác như: số đăng ký CAS, RTECS, tên nhà sản xuất, địa chỉ, hotline,..
  • Các thuộc tính của hóa chất như màu sắc, mùi, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, tỷ lệ bay hơi, khả năng hòa tan trong nước, độ nhớt, điểm tự cháy,…
  • Thể hiện đầy đủ thành phần, công thức hóa học và các phản ứng hóa học với các chất khác.
  • Độc tính và những tác động xấu của sản phẩm lên sức khỏe con người. Bên cạnh đó, MSDS cũng phải nêu rõ những dấu hiệu và triệu chứng khi bị ngộ độc.
  • Những thiết bị bảo hộ phù hợp khi sử dụng hóa chất tại nơi làm việc
  • Quy trình và các thao tác khi sử dụng hóa chất
  • Cung cấp các điều kiện về môi trường để lưu trữ và bảo quản hóa chất trong kho
  • Cách xử lý những chất thải trong quá trình làm việc với hóa chất hoặc loại hóa chất đó bị rò rỉ ra bên ngoài.
  • Những tác động xấu đến môi trường sống hoặc các động vật
  • Cung cấp đầy đủ các thông tin về phương pháp vận chuyển

Các bước làm bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất MSDS

Nhà sản xuất hoặc phân phối sản phẩm khi làm bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất MSDS cần phải đảm bảo có đầy đủ các phần sau:

  • Phần 1: Thông tin nhận dạng về sản phẩm và nhà cung cấp
  • Phần 2: Nhận dạng những mối nguy hại của sản phẩm
  • Phần 3: Mô tả về sản phẩm như thành phần, tính chất hóa học,…
  • Phần 4: Những biện pháp sơ cứu khi có sự rò rỉ hóa chất hoặc khi có sự cố xảy ra.
  • Phần 5: các biện pháp chữa cháy khi sản phẩm xảy ra sự cố cháy nổ
  • Phần 6: Các biện pháp ứng phó kịp thời với những sự cố tràn đổ hóa chất
  • Phần 7: Cách lưu trữ hóa chất
  • Phần 8: Kiểm soát quá trình phơi nhiễm và bảo vệ cho từng cá nhân
  • Phần 9: Đặc tính vật lý và hóa học của sản phẩm
  • Phần 10: Chi tiết về tính ổn định và mức độ phản ứng của hóa chất
  • Phần 11: Thông tin cụ thể về các độc tính và chất gây hại 
  • Phần 12: Thông tin về những ảnh hưởng đến hệ sinh thái và môi trường bên ngoài
  • Phần 13: Thông tin về phương thức vận chuyển
  • Phần 14: Thông tin về những quy định của pháp luật
  • Phần 15: Một số thông tin khác như ngày sử đổi,….

Chuyển đổi từ MSDS sang SDS 

Trước tiên, bạn cần phải biết SDS là gì? SDS là từ viết tắt của Safety Data Sheets cũng được hiểu là bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất. Tuy nhiên, SDS được làm quy chuẩn quốc tế và chỉ có duy nhất 1 định dạng theo đúng trình tự các phần được quy định. Còn MSDS lại tùy vào từng nhà cung cấp sẽ có cách trình bày khác nhau. 

Tại sao nên chuyển đổi từ MSDS sang SDS?

SDS được làm theo tiêu chuẩn quốc tế và có duy nhất 1 trình tự trình bày văn bản. Vì vậy, việc chuyển đổi MSDS sang SDS sẽ giúp nhà sản xuất dễ dàng truyền tải thông tin cũng như người tiêu dùng dễ dàng tiếp nhận hơn. Những cảnh báo nguy hiểm cũng được truyền tải một cách dễ hiểu hơn để sử dụng trong các trường hợp nguy cấp.

Chuyển đổi từ MSDS sang SDS 

Chuyển đổi từ MSDS sang SDS 

Cách thức chuyển đổi từ MSDS sang SDS

Các cách thức chuyển đổi MSDS sang SDS rất đơn giản như sau:

  • Nếu MSDS đã ban hành có nội dung theo nhiều định dạng và trật tự khác nhau thì bạn chỉ cần sắp xếp lại theo đúng quy định của SDS đưa ra.
  • Còn nếu trong quá trình chuẩn bị làm mới MSDS thì bạn chỉ cần tuân thủ đúng theo trình tự mà SDS đã quy định.

Trên đây là những thông tin cơ bản về bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất MSDS. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi MSDS là gì, mục đích sử dụng cũng như cách chuyển đổi sang SDS. Với những thông tin cung cấp trên bảng chỉ dẫn này sẽ giúp ích rất nhiều cho những người làm việc trực tiếp với hóa chất độc hại.

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *