MSDS là gì? Bảng MSDS bao gồm những mục gì quan trọng

MSDS là thông tin hay đi kèm cùng loại hóa chất nào đó. Đối với những người bình thường hẳn khi nghe qua sẽ chưa thể hình dung rõ MSDS là gì. Nếu bạn cũng đang chưa hiểu rõ về từ này là gì, cũng như vai trò và sự xuất hiện của chúng trong đời sống thì đừng bỏ qua thông tin có trong bài chia sẻ sau. 

Tìm hiểu MSDS là gì?

Bạn đang thắc mắc MSDS là gì? Đây chính là từ viết tắt của cụm Material Safety Data Sheet trong tiếng Anh. Dịch ra có nghĩa bảng chỉ dẫn hóa chất an toàn. Văn bản này chỉ ra các thông tin liên quan tới thuộc tính hóa chất nào đó, thường đi liền sản phẩm. 

Bảng MSDS chỉ dẫn an toàn về hóa chất đưa ra với mục đích thông tin cho người hay làm việc, tiếp xúc với hóa chất thực hiện trình tự an toàn. Xử lý cần thiết để không ảnh hưởng. MSDS thường áp dụng đối với các mặt hàng khi vận chuyển dễ gây nguy hiểm như khả năng ăn mòn, cháy nổ, hóa chất mùi độc hại…

Tìm hiểu MSDS là gì?

Tìm hiểu MSDS là gì?

Do trong sản phẩm có đặc tính nguy hiểm, MSDS sẽ hướng dẫn để người vận chuyển thực hiện quy cách hàng hóa an toàn trong quá trình xử lý, sắp xếp khi gặp sự cố. Ngoài ra, các thực phẩm dạng lỏng hoặc bột, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng tuy không phải hóa chất nguy hiểm. 

Tuy nhiên, khi vận chuyển đường hàng không, cơ quan Hải quan yêu cầu cần có bảng MSDS. Qua đây, cơ quan sẽ dễ dàng xác định thành phần trong chúng có an toàn thực sự cho người dùng khi gián tiếp hoặc trực tiếp tiếp xúc không. 

Tờ khai MSDS đóng vai trò như thế nào? 

MSDS là gì là nguồn thông tin cực tin cậy, giúp đưa ra những cách thức, phương pháp vận chuyển hàng hoá một cách phù hợp nhất. Từ đó, đảm bảo quá trình bốc xếp diễn ra an toàn. Bên cạnh đó, biết cách xử lý trong trường hợp kiện hàng này gặp phải sự cố. 

Tờ khai MSDS đóng vai trò như thế nào? 

Tờ khai MSDS đóng vai trò như thế nào? 

MSDS còn là cơ sở giúp tổ chức xây dựng nên môi trường làm việc cùng hóa chất an toàn nhất. Cung cấp những thông tin nhận biết, sơ cứu các triệu chứng khi phơi nhiễm cùng hóa chất. Đồng thời, xử lý tình huống cụ thể hơn. Chính vì điều này nên hàng hóa cần đi kèm theo bảng MSDS chỉ dẫn an toàn. Cụ thể đối với các trường hợp như sau: 

  • Các mặt hàng dễ gây ra nguy hiểm khi vận chuyển như hóa chất dễ ăn mòn, cháy nổ, hàng hóa có mùi… 
  • Rượu bia cần kiểm tra về nồng độ cồn. Những sản phẩm chứa độ cồn dưới 5% được xuất mà không cần MSDS. Riêng sản phẩm chứa nồng độ cồn trên 5% cần có MSDS kèm công văn cam kết. 
  • Mỹ phẩm, thực phẩm chức năng ở dạng lỏng, bột cần có MSDS, tên nhà sản xuất, sản phẩm cụ thể. Các mặt hàng này chuyển bằng đường hàng không yêu cầu bảng MSDS để kiểm tra những thành phần có an toàn không.

Bảng MSDS bao gồm những mục gì quan trọng? 

Sau khi đã tìm hiểu rõ về MSDS là gì, điều tiếp theo bạn cần quan tâm chính là nội dung trong bảng MSDS bao gồm những mục nào. Một bảng MSDS sẽ chứa ít nhất các nội dung chính như sau: 

Tên gọi

Đây là phần đầu tiên sẽ xuất hiện trong bảng MSDS. Mục này thể hiện tên gọi thương phẩm, hàng hóa. Tên gọi khác hoặc các loại hóa chất, số đăng ký RTEC, CAS. 

Thuộc tính

Mục này thể hiện rõ đặc điểm, tính chất của loại hóa chất như mùi, vị, điểm bắt lửa, màu sắc, nhiệt độ, điểm tự nổ hoặc cháy, khả năng hòa tan ở trong nước, áp suất hơi… 

Thành phần

Cho biết loại hóa chất đó thuộc họ hóa chất nào, thành phần hóa học ra sao, công thức, phản ứng hóa học tiếp xúc cùng các chất axit, oxy hóa… Toàn bộ chú thích đều có khá cụ thể trong mục này. 

Bảng MSDS bao gồm những mục gì quan trọng? 

Bảng MSDS bao gồm những mục gì quan trọng? 

Những biểu hiện ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe

Cho biết chất hóa học đó có biểu hiện hay độc tính khiến sức khỏe của người tiếp xúc gây ảnh hưởng. Các ảnh hưởng xấu bao gồm hệ hô hấp, mắt, khả năng sinh sản, tiêu hóa… Mặt khác, chứa các thành phần gây ra biểu hiện ngộ độc, ung thư… 

Các loại nguy hiểm tới xung quanh

Một số loại khiến xung quanh người tiếp xúc gặp phải nguy hiểm như gây nổ, cháy… Điều này dựa trên thang điểm từ 0- 4 đánh giá từ NFPA.

Thiết bị bảo hộ

Đưa ra khuyến cáo cho người tiếp xúc khi trực tiếp làm việc cùng các loại hóa chất đấy nên mặc thiết bị bảo hộ thế nào. 

Quy trình làm việc

Chỉ dẫn các thao tác, quy trình làm việc khi tiếp xúc hóa chất như thế nào để không khiến sức khỏe bị ảnh hưởng xấu. 

Trợ giúp y tế

Hướng dẫn các khi gặp trường hợp tai nạn hay ngộ độc trong quá trình phải tiếp xúc cùng hóa chất yêu cầu y tế trợ giúp. 

Một số điều kiện lưu trữ

Thông tin liên quan tới điều kiện, quy định lưu trữ, bảo quản chất hóa học ở trong kho như thoáng khí, các hóa chất thuộc danh sách không được đặt cạnh nhau, nhiệt độ, độ ẩm… 

Xử lý phế thải

Xử lý phế thải theo quy trình thế nào khi chứa chất hóa học đấy. Theo định kỳ, quy trình xử lý khi rò rỉ ra phía môi trường hoặc đối với kho lưu trữ. 

Phòng cháy chữa cháy

Các quy trình, thiết bị khi phòng cháy chữa cháy.

Các nội dung khác

Những nội dung thể hiện trong MSDS khác như khả năng tích lũy về sinh học, tác động tới môi trường thế nào, quy định đóng gói, vận chuyển, dán tem nhãn…

Minh họa bảng MSDS là gì?

Minh họa bảng MSDS là gì?

Bảng MSDS cung cấp bởi ai? 

Những bản tờ khai MSDS được nhà sản xuất hoặc người bán cung cấp. Bao gồm các nhà phân phối, công ty thương mại, doanh nghiệp cung cấp về dịch vụ vận chuyển đi nước ngoài đối với hàng hóa, công ty sản xuất.

Bảng MSDS cung cấp bởi ai? 

Bảng MSDS cung cấp bởi ai? 

Giấy chứng nhận MSDS cần chứa con dấu công ty. Đồng thời, đảm bảo một vài yếu tố sau: 

  • Tờ khai MSDS trước ngày nhập khẩu hoặc ngày bán không quá ba năm. Nguyên nhân là do nhập khẩu cần chuẩn bị hai ngôn ngữ chính thức.
  • Cung cấp từng sản phẩm riêng dù chúng bán để sử dụng hay nhập khẩu. 
  • Cung cấp cho bên ý tế thông tin với mục đích điều trị, chẩn đoán. 
  • Người mua bán sở hữu bản sao MSDS hiện tại trước lúc nhận sản phẩm đấy.

Trách nhiệm từng bên trong bản MSDS

Những nhà nhập khẩu và sản xuất các chất độc hại, hàng nguy hiểm cần đảm bảo một số trách nhiệm sau: 

  • Cung cấp cho người thuê nhà hoặc chủ lao động MSDS hiện tại tại nơi sản phẩm lưu trữ hay sử dụng. 
  • Chuẩn bị cho mỗi sản phẩm kèm MSDS.
  • Sửa đổi, xem xét từng MSDS khi cần thiết thường xuyên. Để cập nhật và đảm bảo thông tin chính xác thì nên thực hiện tối thiểu năm năm một lần. 

Ngoài ra, trong văn bản MSDS còn đề cập khá chi tiết về trách nhiệm từng bên liên quan. Cụ thể là gồm cae nhà xuất khẩu, nhập khẩu, người lao động. Ứng với từng bên sẽ có trách nhiệm liên quan cụ thể cho MSDS như sau: 

Trách nhiệm của nhà xuất khẩu

MSDS phù hợp từng sản phẩm. Thông tin độc hại cung cấp chính xác. Tài liệu MSDS không bị quá hạn. Thông thường trước ngày xuất hoặc nhập khẩu không quá ba năm. Để kiểm soát quá trình nhập hoặc xuất khẩu sản phẩm cần có MSDS. Bên cạnh đó, đảm bảo người mua có bảng MSDS ở thời điểm giao hàng hoặc trước lúc nhận hàng. 

Trách nhiệm từng bên trong bản MSDS

Trách nhiệm từng bên trong bản MSDS

Mặt khác, người bán cần cung cấp thông tin, tính cả bí mật thương mại ở giới hạn cho phép mà y tá hay bác sĩ cứu người. Theo luật pháp quy định thì đơn vị được giữ lại về thông tin thương mại bí mật như công thức pha chế, nồng độ… 

Trách nhiệm đối với NLĐ trong bản MSDS

Thứ nhất, hiểu những mục trong MSDS. Trong trường hợp sự cố không may xảy ra cần xử lý kịp thời. 

Thứ hai, theo dõi những thông tin an toàn để đưa ra theo chỉ dẫn biện pháp chủ động phòng ngừa. 

Trách nhiệm của nhà nhập khẩu

Lưu ý những thông tin trong MSDS cần thời gian cập nhật. Trường hợp hóa chất thay đổi, bản cập nhật cần trước 90 ngày tính từ ngày thay đổi. Ba năm cần cập nhật mới một lần. 

Đảm bảo MSDS lấy ở bản gốc đầu tiên từ nhà cung cấp. Nhà nhập khẩu có quyền thêm một số thông tin trong MSDS. Tuy nhiên, lượng thông tin này không ít hơn so với bảng MSDS đầu tiên. Ở các nơi vào việc dễ tiếp xúc hóa chất cần có bản sao MSDS. 

Kết luận 

Với những chia sẻ trên, hẳn bạn cũng đã hiểu hơn MSDS là gì? Bảng MSDS bao gồm những mục gì quan trọng? Đây là nội dung rất quan trọng nên cần được chú ý. Có như vậy sức khỏe người dùng, môi trường xung quanh mới luôn được bảo vệ một cách tuyệt đối. 

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *