Năm 1010 thuộc thế kỷ nào? Sự khác nhau giữa thập kỷ – thế kỷ

Dân tộc Việt Nam ta thường được biết đến với những chiến tích hào hùng, những trang sử đầy uy lực với hơn nghìn năm văn hiến. Trải qua biết bao nhiêu thời kì lịch sử, tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau. Song, hiện nay Việt Nam ta đã và đang từng bước phát triển, gìn giữ non sông, đất nước. Nhắc đến những cột mốc lịch sử huy hoàng, không thể nà không nhắn đến năm 1010, khi  Lý Công Uẩn quyết định dời đô về Thăng Long, đưa nước ta thời bấy giờ  trở thành một vương triều hưng thịnh; nhân dân ấm no, hạnh phúc. Vậy ta cũng tìm hiểu năm 1010 thuộc thế kỷ nào và còn có những sự kiện gì diễn ra vào thời điểm đó qua bài viết sau đây.

Thế kỷ là gì? Sự khác nhau giữa thập kỷ – thế kỷ – thiên niên kỷ?

Thế kỷ nghĩa là gì?

Trước khi tìm hiểu xem năm 1010 thuộc thế kỷ nào, ta cùng nhau sơ lược đôi chút về khái niệm thế kỷ là gì?

Có thể hiểu một cách đơn giản thì thế kỷ là từ để chỉ một đơn vị thời gian, một khoảng thời gian bằng 100 năm.

Thế nào là thế kỷ? Và thế kỷ bắt đầu vào khoảng thời điểm nào?Thế nào là thế kỷ? Và thế kỷ bắt đầu vào khoảng thời điểm nào?

Thế kỷ trong lịch Gregory (Dương lịch/ Lịch Tây):

Theo như lịch Gregory thì thế kỷ đầu tiên – tức thế kỷ thứ nhất được xác định từ ngày 1 tháng 1 năm 1 và kết thúc vào ngày cuối cùng của năm 100 (ngày 31 tháng 12 năm 100).

Vậy thì có khái niệm “thế kỷ 0” hay không? Câu trả lời đúng nhất cho câu hỏi trên là: không có “thế kỷ 0”. Vì theo như lịch này thì thế kỷ thứ 1 trước công nguyên được tính từ năm 100 trước công nguyên đến năm 1 trước công nguyên cho nên không có khoảng thời gian hay năm chuyển tiếp giữa trước công nguyên và sau công nguyên nên không tồn tại khái niệm “thế kỷ 0”.

Tại Việt Nam, thế kỷ thường được kí hiệu theo chữ số La mã, ví dụ như “thế kỷ XX” tức là thế “thế kỷ 20”.

Tham khảo thêm1 thế kỷ bằng bao nhiêu năm, thập kỷ và thiên niên kỷ?

Thế kỷ theo lịch thiên văn:

Thế kỷ theo như lịch thiên văn cũng được tính bằng khoảng thời gian 100 năm nhưng lại có cách xác định khác hơn với lịch Gregory.

Nếu như lịch Gregory không có năm 0 thì theo lịch thiên văn năm 0 lại có tồn tại. Năm 0 trong lịch thiên văn tương ứng với năm thứ nhất (năm 1) trong lịch Gregory.

Vậy thì thế kỷ thứ nhất theo lịch thiên văn bắt đầu từ năm 0 và kết thúc vào cuối năm 99.

Sự khác nhau giữa thập kỷ – thế kỷ – thiên niên kỷ?

Sau khi sơ lược đôi chút về khái niệm thế kỷ, ta tiếp tục làm rõ sự khác nhau giữa các khái niệm thập kỷ, thế kỷ và thiên niên kỷ để lấy đó làm cơ sở xác định năm 1010 thuộc thế kỷ nào cho chính xác nhất.

Theo như định nghĩa thế kỷ đã đề cập ở trên, ta có:

  • 1 thế kỷ = 100 năm
  • 1 thiên niên kỷ tướng ứng với 10 thế kỷ và bằng 1000 năm
  • 1 thập kỷ = 110 thế kỷ = 10 năm

Ngoài ra:

  • 1 năm thường (không nhuận) = 365 ngày
  • 1 năm nhuận = 366 ngày (lập lại theo chu kì sau 4 năm thường thì lại đến 1 năm nhuận)

Cách tính và xác định một năm bất kỳ thuộc thế kỷ nào:

Trong bài viết này, chỉ đề cập đến cách tính thế kỷ theo như lịch Gregory (Dương lịch/ lịch Tây) vì đây là loại lịch thông dụng nhất trên thế giới. 

Như đã xác định từ trước, thế kỷ thứ 1 theo lịch Gregory được chính thức bắt đầu vào ngày 1 tháng 1 năm 1 đến ngày 30 tháng 12 năm 100. Vậy tiếp tục ta lại có thế kỷ thứ thứ 2 bắt đầu vào ngày 1 tháng 1 năm 101 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 200,… từ đó, lần lượt như thế ta có công thức để tính, xác định thế kỷ như sau:

Thế kỷ “n”

  • Năm đầu tiên của thế kỷ n = ( 100 × n ) −99
  • Năm cuối cùng của thế kỷ n = 100 × n

Bảng tóm tắt năm qua từng thế kỷ - từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 21Bảng tóm tắt năm qua từng thế kỷ – từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 21

Vậy thử áp dụng công thức với thế kỷ thứ 21, ta có:

  • Năm đầu tiên của thế kỷ 21 = ( 100 × 21 )− 99 = 2001  
  • Năm cuối cùng thế kỷ thứ 21 = 100 × 21 = 2100

Tức, thế kỷ thứ 21 kéo dài từ ngày 1 tháng 1 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2100.

Ngoài ra, ta còn có cách tính một năm bất kì thuộc thế kỷ bao nhiêu như sau:

Lấy con số đầu tiên của năm bất kì mà bạn muốn tính (đối với năm có 3 chữ số) và lấy 2 số đầu tiên (đối với năm có 4 chữ số) rồi cộng thêm 1. Tổng của 2 số đó chính là thế kỷ mà bạn muốn tìm.

Ví dụ như:

  • Đối với năm có 3 chữ số: 489 – ta lấy 1 con số đầu là 4 + 1 = 5 năm 489 thuộc thế kỷ thứ 5.
  • Đối với năm có 4 chữ số 1232 – ta lấy 2 con số đầu tiên là số 12 + 1 = 13 → năm 1232 là thế kỷ thứ 13

Cách tính và xác định thế kỷ trên cũng chính là cơ sở để tìm ra năm 1010 thuộc thế kỷ nào.

Năm 1010 thuộc thế kỷ nào?

Muốn biết năm 1010 thuộc thế kỷ nào ta chỉ việc áp dụng công thức xác định thế kỷ ở trên.

Ta có năm muốn xác định thế kỷ là năm 1010.

Năm 1010 là năm có 4 chữ số → lấy 2 con số đầu tiên của năm 1010 là số 10 và cộng thêm cho 1 theo như công thức chung.

→ 10 + 1 = 11 

Năm 1010 thuộc thế kỷ thứ 11 hay còn được viết là thế kỷ XI.

Nếu tính cho đến thời điểm hiện tại (2022) thì từ năm 1010 cho đến nay đã trải qua 1012 năm tức là hơn 1 thiên niên kỷ và hơn 10 thế kỷ.

Những sự kiện diễn ra vào năm 1010 tại Việt Nam:

Ta đã xác định được năm 1010 thuộc thế kỷ nào, chính là vào thế kỷ thứ 11 (thế kỷ XI), cũng chính vào khoảng thời gian này, sách sử nước ta cũng ghi lại sự ra đời của thời nhà Lý.

Vào cuối năm 1009, vua Lê Long Đỉnh mất, khi đó ông Lý Công Uẩn – người làng Cổ Pháp (nay là Từ Bắc Sơn thuộc tỉnh Bắc Ninh) đang giữ chức Tả Thần được Đào Cam Mộc cùng với các quan trong triều thần tôn lên làm vua, mở đầu cho một triều đại hưng thịnh – Triều Lý.

Vào năm 1010, ông tự đặt niên hiệu cho mình là Thuận Thiên và quyết định dời kinh đô từ Hoa Lưu về thành Thăng Long.

Mộc bản của “Chiếu dời đô” - Hoàng thành Thăng LongMộc bản của “Chiếu dời đô” – Hoàng thành Thăng Long

Việc dời đô về Thăng Long của vua Lý Công Uẩn đã chứng minh được tầm nhìn sâu rộng của ông về mặt chiến lược và trong việc xây dựng một sự nghiệp lâu dài của mình. Và nó cũng chính là bước đầu phản ánh sự phát triển, đi lên của cả vương triều nhà Lý nói riêng và cả đất nước nói chung thời bấy giờ.

Tiền thân của Hoàng Thành Thăng Long - Đại La ThànhTiền thân của Hoàng Thành Thăng Long – Đại La Thành

Sau khi dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, để tiếp tục khẳng định sức mạnh của đất nước, quyền lực của vương quyền và quan trọng nhất là để đề cao lòng tự tôn của cả dân tộc, triều đình nhà Lý đã tiến hành việc thay đổi và xây dựng một bộ máy chính quyền theo như bộ máy chính trị của nhà Tống (Trung Quốc). Đây chính là một bộ máy chính quyền tập trung.

Tuy nhiên, trên thực tế thì khi triển khai xây dựng bộ máy chính quyền tập trung này, các chức năng của nó lại đơn giản hơn rất nhiều.

Nhờ việc cải cách và có một bộ máy chính quyền hiệu quả cùng với việc quản lý đất nước chặt chẽ mà dưới thời nhà Lý, nước ta đã phát triển một cách hưng thịnh trong một khoảng thời gian rất dài, đến mức có thể gọi là đây là khoảng thời gian cực thịnh của đất nước Việt Nam ta.

 

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *