Nhà chữ đinh là gì? Các đặc điểm và cách nhận dạng

Nhà chữ đinh là mẫu nhà đặc trưng cho vùng Nam Bộ, mẫu nhà này có thiết kế độc đáo và hình thành từ lâu đời. Vậy nhà chữ đinh là gì? Và các đặc điểm nhận dạng nhà chữ đinh so với mẫu nhà khác như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nha.

Nhà chữ đinh là gì?

Nhà chữ đinh chắc chắn hẳn không còn là cái tên xa lạ đối với người dân Nam Bộ, trước tiên chúng ta cùng nhau tìm hiểu vì sao được gọi là nhà chữ đinh? Vì ngôi nhà được thiết kế theo hình dạng chữ đinh trong hán tự. Đây là một mẫu nhà được xây dựng bao gồm kết cấu 1 nhà trên với 1 nhà dưới. Tổng thế căn nhà được thiết kế theo chiều ngang.

Mẫu nhà dưới của nhà chữ đinh có hình dáng nằm xuôi. Cái đòn dông thông nối cho nhà trên với nhà dưới giống chữ đinh nên mới được gọi là nhà chữ Đinh. Hiện nay nhà chữ đinh đã có nhiều biến thể khác nhau nhưng chung quy vẫn giữ được cái hình dạng chuẩn ban đầu. Nhà chữ đinh ngày xưa mới đúng chuẩn, mang nét đẹp cổ điển lại còn sang trọng.

Nhà chữ đinh

Nhà chữ đinh

Nếu nhà dưới nằm ở phía bên hông phải thì được gọi là nhà đinh thuận, có nghĩa hòa hợp cả âm lẫn dương nên sẽ không chú trọng quá nhiều vào chi tiết. Nhà chữ đinh xây dựng dựa trên quy tắc kiến trúc một dọc một ngang mang theo nhiều hàm ý sâu xa. Một ngôi nhà có âm tức chỉ mạng nữ, có dương tức chỉ mạng nam, âm dương hòa hợp, chung sống đồng thuận thì mới phát triển được.

Mẫu nhà này nổi tiếng ở Đông Nam Bộ hơn so với miền ngoài, khi đi đến một số tỉnh này bạn sẽ vô tình bắt gặp những căn nhà chữ đinh cổ điển như An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp,…

Tham khảo thêm các mẫu nhà khác :

Đặc điểm nhận dạng nhà chữ đinh là gì?

Mẫu nhà nào cũng có những đặc điểm đặc trưng của chúng như mẫu nhà L thì sẽ có hình chữ L, nhà 2 tầng thì nhìn vào sẽ thấy 2 lầu, Dinh Độc Lập được xây theo mẫu nhà chữ khẩu. Còn nhà chữ dinh sẽ có các đặc điểm nhận biết sau đây:

Gian nhà trên với không gian trong căn nhà chữ đinh:

Gian nhà trên của nhà chữ đinh được xây trên diện tích rộng hơn nhà dưới vì đây là nơi sẽ lập bàn thờ để thờ cúng tổ tiên, thờ ông bà, thờ các vị thần thánh. Ngoài là nơi thờ cúng nhà trên còn dùng để nghỉ ngơi sau một ngày làm việc vất vả, nhà được chia làm 3 gian phòng và 2 chái. 

Bên trong gian nhà trên của nhà chữ đinh

Bên trong gian nhà trên của nhà chữ đinh

3 gian phòng tận dụng đặc biệt là gian giữa sẽ tận dụng cho việc thờ cúng quan âm, phật tổ, khoảng giữa của trong 3 gian sẽ dùng để tiếp đón những vị khách đến thăm nhà. Còn lại là gian nhờ ông bà tổ tiên, 2 chái nằm ở phái sau nhà trước sẽ dùng để nghỉ ngơi, thư giãn sau một ngày mệt mõi. 

Cách sắp xếp đồ gia dụng, đồ nội thất sẽ tùy vào mong muốn của gia chủ. Ví dụ gia chủ muốn đặt cái tủ đồ này ở kế bên bộ bàn ghế hay thậm chí đặt sofa ngay cửa sổ, cách sắp xếp đồ nội thất không làm ảnh hưởng đến hình dạng căn nhà chữ đinh, mà nó chỉ làn cho căn nhà mất đi tính thẩm mỹ mà thôi.

Gian nhà dưới và không gian trong căn nhà chữ đinh:

So với gian nhà trên thì gian nhà dưới sẽ có diện tích bé hơn nhưng mà đây cũng là nơi tạo cảm giác ấm cúng nhất. Vì nhà dưới thường được sử dụng để làm bếp, làm nới nấu ra những món ăn ngon lành. Theo thói quen sinh hoạt của người dân Nam Bộ thì nấu xong mọi người cùng quay quần bên mâm cơm rồi ăn uống.

Trong nhà chữ đinh, gian dưới ngoài việc làm nhà bếp thì còn được dùng làm nơi chứa lương thực, thực phẩm như lúa, mì, gạo, thóc,…Nhà chữ đinh là mẫu nhà ưa chuộng của gia đình ngày xưa vào trước thế kỉ thứ XX.

Hai gian nhà dưới và trên tạo nên hình dáng chữ đinh, ngoài ra sân vườn trước ngôi nhà cũng góp phần không kém. Khoảng sân có chiều rộng, chiều dài bằng với nhà trên đến nhà dưới. 

Các mẫu nhà chữ đinh thông dụng nhất là gì?

Nhà chữ đinh thời cổ:

Nhà chữ đinh là ngôi nhà nguyên thủy nhất kể cả các vật liệu xây dựng cũng nguyên bản. Thời nay ít ai còn xây nhà theo hình dạng chữ đinh truyền thống mà người ta xây nhà theo các mẫu nhà hiện đại. 

Đặc điểm của nhà chữ đinh truyền thống là mái nhà nghiêng về một góc 20 độ đến 30 độ và mái ngói được xếp 2 lớp chồng lên nhau tăng sự vững chắc cho ngôi nhà. Để khi đối mặt với mua bão, ngôi nhà vẫn chống chọi được sự khắc nghiệt của thời tiết.

Nhà chữ đinh cổ

Nhà chữ đinh cổ

Với mẫu nhà chữ đinh cổ thì trong gian nhà phải được chống đỡ bởi 2 dãy cột chính và dãy cột phụ. Hai dãy cột phải dựng theo đông tiền vơi tây tiền, đông hậu với tây hậu. Bốn cột phải tụ vào nhau ở vách động, vách tây làm chức năng nâng đỡ cho các kèo đám mà đã thả xuôi theo cột chính. Phải dựng cột như vậy mới tạo nên 3 gian phòng, 2 gian chái cho nhà trên.

Nhà chữ đinh thời đại 4.0:

Thời đại phát triển kéo theo xã hội, kinh tế, công nghệ phát triển. Con người ngày càng nghĩ ra những kiến thức mới mẻ, độc đáo hơn kèm theo sự phát triển công nghệ càng làm tiền đề cho các mẫu nhà chữ đinh mới được ra đời.

Xây nhà chữ đinh hiện đại đánh dấu bước ngoặt mới trong lĩnh vực xây dựng, Việt Nam tiếp thu tinh hoa kiến trúc từ nhiều nước và sáng tạo ra nền kiến trúc riêng biệt tại nước nhà.

Nhà chữ đinh hiện đại 

Nhà chữ đinh hiện đại 

Diện tích nước ta không hẳn là nhỏ nhưng đặc biệt ở các khu đô thị, đất thì chật người thì đông nên con người đã sáng tạo ra nhà chữ đinh cao tầng để tiết kiệm diện tích mặt đất. Tuy nhà đã được thêm những thiết kế xa hoa, lộng lẫy hơn nhà chữ đinh truyền thống nhưng vẫn không làm mất đi hình dáng chữ đinh ban đầu. 

Càng ngày càng nhiều loại nhà chữ đinh theo xu hướng 2 tầng, 3 tầng, lót gạch men bóng, ốp gạch mosaic, mái tôn, mái ngói,… Mọc nhiều lên như nấm, nhìn có hơi lạ mắt nhưng khi nhìn kĩ vẫn có thể thấy được nhà theo phong cách chữ đinh trong hán tự.

Xây nhà chữ đinh mang hàm ý tốt hay xấu?

Bất kì căn nhà nào cũng có khuyết điểm hay ưu điểm riêng. Nhưng nhà chữ đinh lại hàm ý tốt từ ý nghĩa đến kết cấu căn nhà. Dưới đây sẽ là các ưu điểm nổi bật của nhà chữ đinh:

  • Mang ý nghĩa âm dương hoa hợp, mang đến sự sung túc cho gia chủ. Hy vọng gia chủ sống hòa thuận lẫn nhau, phát triển tốt hơn về mọi mặt.
  • Nhà chữ đinh có thiết kế 3 gian 2 chái đặc biệt tạo nên kết cấu đặc biệt cho ngôi nhà. Khi nhìn vào ngôi nhà sẽ thấy vô cùng sang trọng và đẹp mắt.
  • Với thiết kế phân bố gian nhà trên dưới hợp lý sẽ tạo không gian mở cho ngôi nhà. Giúp căn nhà trở nên thoáng mát, thoải mái nhưng vẫn không mất đi nét đẹp cổ điển của chúng.
  • Sử dụng các loại vật liệu dễ dàng tìm kiếm trên thị trường, ngày xưa nhà sử dụng gỗ để xây cho nên khi bước vào sẽ cảm nhận được sự mát mẻ của gỗ và mùi hương dặc trưng của gỗ. Khi vào hè ở nhà gỗ sẽ giúp ta tránh được cái nóng của mùa hè.

Nhìn chung hiện nay nhà chữ đinh đã ít được xây dựng thay vào đó các mẫu nhà hiện đại khác lại mọc lên như nấm. Nhưng mà nhà chữ đinh vẫn là một phần văn hóa trong truyền thống của nước Việt Nam. Cho dù có ra sao thì nhà chữ đinh vẫn mang nét đẹp cổ xưa, mang đậm bản sắc dân tộc.

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *