Tầng tum là gì? Tầng tum có được tính là 1 tầng không?

Tầng tum hiện nay thường xuất hiện trong những mẫu thiết kế nhà phố. Nhưng không phải ai cũng biết tầng tum là gì cùng như tầng tum có được tính là 1 tầng không. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn hãy tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi nhé!

Tầng tum là gì?

“Tầng” được hiểu là một lớp hoặc một mặt phẳng được sử dụng để ngăn chia không gian thành những phần trên dưới và khác nhau về độ cao. Còn “tum” được định nghĩa là lều nhỏ, buồng nhỏ có vị trí trên nóc nhà và thường được sử dụng với mục đích là che chắn cho cầu thang dẫn lên sân thượng. Vậy tầng tum là gì?

Tầng tum là gì

Tầng tum là gì?

Khi ghép hai từ này lại ta được một khái niệm tầng tum là khu vực nhô ra ở vị trí nóc nhà và thường được sử dụng để che chắn cho khu vực cầu thang dẫn lên sân thượng.  

Tầng tum ban đầu chỉ là một không gian nhỏ và được sử dụng với mục đích đơn giản là làm cửa che chắn cho lối đi sân thượng. Nhưng sau này, khu vực này đã được gia chủ tận dụng là phòng ngủ nhỏ, nhà kho, phòng kỹ thuật, phòng thờ,… Đặc biệt, hiện nay tầng tum còn giữ một vai trò quan trọng để tạo nên cho căn nhà một điểm nhấn về kiến trúc khi kết hợp với sân thượng. 

Tham khảo thêm :

Tầng tum có được tính là 1 tầng không?

Tầng tum có được tính là 1 tầng không là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc. Bởi tầng tum trên thực tế là một khu vực tách biệt hoàn toàn so với những tầng khác. Ngoài ra, nó còn có mái che và mang nhiều công năng sử dụng với những ưu điểm như: 

  • Giúp che chắn cho cầu thang cũng như các phòng bên dưới được mát mẻ hơn. 
  • Sử dụng để làm phòng để những đồ dùng, thiết bị không cần thiết hay phòng thờ hoặc phòng ngủ nhỏ. 
  • Chi phí xây dựng thấp hơn những tầng khác rất nhiều. 
  • Tạo điểm nhấn trong kiến trúc để căn nhà bớt nhàm chán và trở nên sang trọng, hiện đại hơn. 

Tầng tum có được tính là 1 tầng không là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc

Tầng tum có được tính là 1 tầng không là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc

Theo quy định tại Thông tư 07/2019 của Bộ Xây dựng thì tầng tum sẽ không được tính vào số tầng của căn nhà khi được xây dựng theo kiểu mái che cho thang máy, thang bộ hay sử dụng làm nhà kho, phòng thờ,… và có chiều cao không quá 3m, diện tích tầng tum không chiếm quá 30% diện tích sàn mái. Thế nên, với những tầng tum có chiều cao vào diện tích vượt quá quy định trên thì sẽ được tính là một tầng nhà. 

Cách tính diện tích tầng tum 

Tầng tum trên thực thế không phải là khu vực được tùy ý thiết kế. Bởi nó còn phụ thuộc và công năng sử dụng cũng như diện tích sàn mái của căn nhà. Thế nên, mỗi một căn nhà khác nhau thì cũng sẽ có những diện tích tầng tum khác nhau. 

Hiện nay, nhiều gia chủ thường tận dụng tầng tum để thiết kế làm phòng thờ cúng Phật, tổ tiên, ông bà,… để tạo nên sự tĩnh lặng, trang nghiêm. Bởi tầng tum có không gian tuyệt đối yên tĩnh và nằm ở vị trí cao nhất của căn nhà. Tuy nhiên, lối thiết kế này chỉ phù hợp với những căn nhà rộng rãi và có diện tích sàn lớn. Còn với những ngôi nhà có diện tích hạn hẹp thì tầng tum hầu hết chỉ có công dụng làm mái để che chắn cho cầu thang cũng như bảo vệ căn nhà khỏi những tác động của mưa nắng. 

Hiện nay tầng tum còn giữ một vai trò quan trọng để tạo nên cho căn nhà một điểm nhấn về kiến trúc

Hiện nay tầng tum còn giữ một vai trò quan trọng để tạo nên cho căn nhà một điểm nhấn về kiến trúc

Bên cạnh đó, khi thiết kế thì tầng tum cũng phải tuân thủ mọi quy định về xây dựng. Diện tích đất khi tính từ ranh lộ giới thông thường sẽ phải lùi vào 4m. Phần đất này theo quy định sẽ chỉ được làm sân thượng. Thế nên, tum sẽ chỉ được xây dựng ở phần diện tích sàn còn lại phía trong. 

Tùy thuộc vào mục đích cũng như nhu cầu sử dụng của gia chủ mà phần tum sẽ được thiết kế chừa lại sân thượng hay tận dụng hết phần diện tích sàn sân thượng. Nếu gia chủ có nhu cầu thiết kế một sân phơi hay một khu vườn thì phần tum sẽ được linh hoạt điều chỉnh cho phù hợp với kích thước của ô cầu thang. 

Vì sao nên thiết kế tầng tum?

Trong thiết kế nhà ở hiện nay, đặc biệt là những căn nhà phố thì tầng tum hiện nay rất được ưa chuộng và đánh giá cao. Bởi những lý do sau đây:

  • Giúp cho gia chủ sở hữu những căn nhà có diện tích nhỏ có thêm không gian sử dụng.
  • Có khả năng chống nóng cho những không gian ở tầng dưới một cách rất hiệu quả do tầng tum mang những đặc trưng về thiết kế. 
  • Giúp cho không gian căn nhà trở nên thoáng đãng, bởi tầng tum chính là nơi đón gió, ánh sáng tự nhiên. 
  • Tăng tính thẩm mỹ, giúp cho tổng thể không gian căn nhà trở nên cân bằng, hài hòa hơn. Bởi theo quy định quy hoạch diện tích đất thì hầu hết căn nhà hai tầng hiện nay thường có chiều khoảng 20m. 
  • Với những căn nhà có kinh phí xây dựng thấp thì tầng tum có thể được tận dụng làm phòng ngủ nhỏ hoặc phòng thờ. 
  • Giúp cho kiến trúc tổng thể của căn nhà có điểm nhấn, tăng tính thẩm mỹ và trở nên hiện đại, bề thế hơn. Ngoài ra, gia chủ còn có thể tận dụng để tạo nên một khu vườn hay một căn phòng tuyệt hảo để thư giãn
  • Tầng tum còn giúp cho tổng thể không gian được cân đối hơn về mặt kiến trúc. Đặc biệt là với những căn nhà có thiết kế xây dựng là 2 tầng. 

Tầng tum giúp cho kiến trúc tổng thể của căn nhà có điểm nhấn, tăng tính thẩm mỹ và trở nên hiện đại, bề thế hơn

Tầng tum giúp cho kiến trúc tổng thể của căn nhà có điểm nhấn, tăng tính thẩm mỹ và trở nên hiện đại, bề thế hơn

Những ý tưởng hay khi bố trí tầng tum

Sau đây là một số ý tưởng bố trí tầng tum mà bạn nên tham khảo để có thêm cho bản thân nhiều sự lựa chọn: 

Dùng làm kho chứa đồ

Khi đã hiểu rõ được tầng tum là gì cũng như những quy định khi thiết kế, xây dựng thì gia chủ có thể dễ dàng biến tầng tum thành nơi lưu trữ, cất giữ đồ đạc. Đặc biệt, là nếu như sinh sống ở khu vực nông thôn thì bạn có thể dùng tầng tum là nơi cất trữ lúa thóc rất thông thoáng, tiện lợi. Ngoài ra, gia chủ còn có thể tận dụng không gian này làm nơi cất trữ quần áo hay đồ đạc,… ít sử dụng. 

Dùng làm không gian thư giãn

Hầu hết những căn nhà phố đều không có nhiều không gian để cho gia chủ và những người sinh sống bên trong thư giãn do diện tích hạn chế. Thế nên, bạn có thể biến tấu hay cải tạo tầng tum của gia đình thành không gian thoáng đãng để tận hưởng không khí thoáng mát bằng cách bài trí cây cảnh, kệ sách nhỏ, bàn ghế,… 

Bạn có thể biến tấu hay cải tạo tầng tum của gia đình thành không gian thoáng đãng

Bạn có thể biến tấu hay cải tạo tầng tum của gia đình thành không gian thoáng đãng

Dùng làm phòng thờ

Tầng tum chính là nơi cao nhất trong căn nhà và rất yên tĩnh nên thường được tận dụng để làm phòng thờ. Đặc biệt, không gian thờ cúng cũng không đòi hỏi cao về độ cao trần hay diện tích quá lớn. Vậy nên, thích hợp cả với những căn nhà có diện tích tum không quá lớn. 

Dùng làm phòng ngủ

Sử dụng tum để làm phòng ngủ cũng là một trong những ý tưởng mà bạn không nên bỏ qua trong thời buổi giá đất ngày càng leo thang như hiện nay. Đặc biệt, không gian phòng ngủ này còn rất thích hợp với những bạn trẻ năng động, sáng tạo. Theo đó, để biến tum thành không gian riêng tư lý tưởng thì bạn có thể sử dụng rèm che trang trí hoặc thiết kế thêm tường thạch cao

Một số điều cần lưu ý khi thiết kế tầng tum

Tầng tum thường được ứng dụng trong thiết kế của những căn nhà ống, nhà phố hai tầng

Tầng tum thường được ứng dụng trong thiết kế của những căn nhà ống, nhà phố hai tầng

Hiện nay, tầng tum thường được ứng dụng trong thiết kế của những căn nhà ống, nhà phố hai tầng. Bởi nó giúp cho gia chủ có thêm không gian sử dụng để đáp ứng được những nhu cầu, mục đích sử dụng của gia chủ. Sau đây là một số điều mà bạn cần phải lưu ý khi thiết kế tầng tum: 

  • Ưu tiên lựa chọn vật dụng, đồ dùng và trang trí thích hợp để hướng đến công năng sử dụng chính. 
  • Để không gian có được vẻ đẹp riêng thì cần phải tạo được điểm nhấn. 
  • Không trang trí tầng tum với nhiều tranh ảnh để tránh gây nên tình trạng rối mắt cho người nhìn. 
  • Hạn chế sử dụng rèm để trang trí bởi nó sẽ khiến cho nguồn ánh sáng tự nhiên bị hạn chế. 
  • Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà gia chủ sẽ lựa chọn màu sắc sơn sao cho phù hợp. 

Lời kết

Chắc hẳn qua những chia sẻ bên trên, bạn đọc đã biết được tầng tum là gì cũng như những điều cần lưu ý khi thiết kế tầng tum. Hy vọng qua đó bạn sẽ bỏ túi cho bản thân nhiều ý tưởng hay ho khi thiết kế không gian tầng tum phù hợp với nhu cầu sử dụng của bản thân. 

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *