Thuồng luồng là con gì? Có thật trong đời thực không?

Chắc hẳn chúng ta đã được nghe qua cái tên thuồng luồng được truyền từ thời xưa cho đến tận ngày nay. Nhưng liệu chúng có thật sự tồn tại hay không là một điều chưa ai có thể lí giải. Những truyền thuyết xung quanh chúng rất nhiều, tuy vậy vẫn chưa thể hình dung chúng thực sự có hình dáng như thế nào. Hãy theo dõi hết bài viết này để biết được thuồng luồng là con gì nhé.

Thuồng luồng là con gì?

Thuồng luồng trong nhân gian có lẽ là một nỗi ám ảnh đến tột độ cho mọi người, đặc biệt là ở trẻ con. Chúng là con vật mà hay được các bà, các mẹ đem ra hù dọa lũ trẻ khi chúng hư hay không nghe lời. 

Trong dân gian lưu truyền những câu hù dọa đáng sợ về thuồng luồng như bà hù cháu đi chơi về muộn sẽ bị thuồng luồng rình rồi bắt ăn thịt, không học bài thì sẽ bị thuồng luồng tới bắt cóc,… Những đứa trẻ ngây thơ tin răm rấp vào các câu hù này, vì vậy bọn trẻ rất sợ và hoàn toàn nghe theo lời bố mẹ.

Thuồng luồng còn được gọi là Giao Long

Thuồng luồng còn được gọi là Giao Long

Thuồng luồng trong tên Hán Việt là Giao Long, trong nhân gian dùng để gọi một loài thủy quái có hình dạng con rồng trong ở huyền thoại của Á Đông. Là một loài sinh vật có trong truyền thuyết, chúng chỉ được mường tượng và mô phỏng theo sự suy đoán của con người. Liệu chúng có thực sự tồn tại hay không thì vẫn chưa được xác thực.

Tham khảo thêm :

Những sự tích con thuồng luồng 

Sự tích về thuồng luồng và phong tục xăm mình ở Việt Nam là gì?

Sự tích con thuồng luồng đó là người xưa lưu truyền từ thời các vua Hùng, người dân chỉ chủ yếu sinh sống bằng nghề chài lưới nhưng lại hay bị con thủy quái dưới sông liên tục chọc phá. Bỗng một hôm nọ, nhà vua nói người man ở phía bên núi khác với những loài thủy tộc, chính vì thế chúng mới ưa quấy phá những kẻ khác loài với chúng.

Vì vậy nhà vua đã nói với người dân là hãy vẽ hình con thuồng luồng lên mình để có cho chúng nhận thấy chúng ta không khác loài với chúng. Kể từ khi đó, con thủy quái không phá người dân chài lưới nữa. Và phong tục xăm mình này được cho là xuất phát từ con thuồng luồng. Nó đã kéo dài suốt 1000 năm, chấm dứt ở dưới đời vua Trần Anh Tông vào năm 1293 – 1314.

Sự tích thuồng luồng đầu thai lên thành hoàng tử nhà Lý như thế nào?

Tương truyền rằng từ thời vua Lê Thánh Tông trị vị năm 1054 tới năm 1072 mãi vẫn không có một mụn con. Cho nên vào một hôm nọ, Hoàng Hậu nương nương cùng với những nô tì ra Hồ Tây tắm. Bỗng dưng có một con thuồng luồng xông tới quấn chặt người bà rồi biến mất.

Có nhiều truyền thuyết về thuồng luồng

Có nhiều truyền thuyết về thuồng luồng

Đồng thời, tại thời điểm đó, nhà vua Lý đã được báo mộng rằng 3 năm sau sẽ có giặc xâm chiến nước ta. Thủy thần dưới vùng nước sâu thuận theo chỉ thị của trời ban lệnh đầu thai làm con của nhà vua để đi đánh giặc.

Sau khi mất tích, thì vợ nhà vua không lâu sau đó đã mang thai và 13 tháng hạ sinh ra hoàng tử. Vừa chào đời vị hoàng tử này đã có ngay vết hằn trên lưng, nhìn giống như vảy rồng nên được vua Lý đặt tên là Hoàng Lang.

Đúng theo giấc mộng, khoảng 3 năm sau giặc Vĩnh Trinh đã thực sự đến xâm chiếm vùng núi ở phía Bắc. Khi nghe tin giặc đến, hoàng tử Hoàng Lan đã trở mình thành một nam nhi vô cùng cường tráng. Chàng xin vua cha cầm quân đi đánh giặc, sau khi thắng trận trở về không thừa kế ngôi vua mà quay về thủy cung.

Sự tích thuồng luồng được gắn liền với hồ Ba Bể như thế nào?

Nhân gian từ xưa đã truyền tai nhau rằng ở hồ Ba Bể và sông Hồng có một con thuồng luồng khổng lồ. Nếu như nó bò lên mặt nước sẽ làm chấn động mặt bờ và ăn thịt hết con vật, con người ở đó. Người ta kể con thuồng luồng này có tiếng kêu lớn vô cùng, mà còn vang xa khiến cho tất cả mọi người đều rất hoảng sợ, không dám bước ra ngoài.

Sự tích học trò của cụ Chu Văn An hóa thành thuồng luồng là gì?

Ngày xửa, ngày xưa khi cụ Chu Văn An mở một lớp học tại quê nhà thì đã có nhiều học trò xin theo thầy học. Ở trong những số đó xuất hiện một người sáng nào cũng đến nghe thầy dạy thật sớm, không những vậy còn học giỏi, thông mình.

Tuy nhiên không một ai biết cậu đến từ đâu và là ai, cụ An thấy lạ bèn cho người đi theo dõi cậu ấy. Biết được rằng cậu học trò này của mình đi đến đầm Đại thì mất tích. Lúc này, chỉ có cụ mới có thể biết rằng mình đã dạy học cho thuồng luồng. Nhưng cậu học trò này không hại ai, còn học hành chăm chỉ nên thầy không vạch trần mà còn cho học tiếp.

Đến năm học, cả đất nước lầm vào hạn hán liên miên, khắp nơi đều khô cằn nên người dân chẳng thể nuôi nấng, trồng trọt cho nên khắp nơi đều đói khổ. Đứng trước tình cảnh như thế, cụ bèn mở lời nhờ cậu học trò hành tung bí ẩn kia.

Những câu chuyện xung quanh loại thủy quái này đều là giả sử

Những câu chuyện xung quanh loại thủy quái này đều là giả sử

Lúc này , cậu học trò ngần ngại trước sự nhờ vả của cụ, đáp lại: luật trời vốn dĩ rất nghiêm nhưng lời thầy lại rất trọng. Trái với ý trời không thể nào tránh khỏi họa hủy hoại thân mình, nhưng hủy thân để làm điều thuận điều nhân, lời dạy của thầy không thể bỏ, nay sao dám chối từ. Nay con vâng lời thầy làm trái mệnh thiên đình, nhưng giúp được được nhân dân. Mai kia nếu có chuyện gì thì mong thầy sắp xếp chu toàn.

Với năng lực trời ban của mình, cậu học trò đã hô mưa gọi gió đến gứu giúp người dân. Tuy nhiên, đến sáng hôm nay thì người dân lại thấy xác con thuồng luồng to chết trôi nổi lên ở giữa hồ.

Lúc này, cụ Chu mỡi nhận biết là học trò của mình đã đắc tội với trời cho nên vô cùng ân hận, thương tiếc cậu. Cụ cùng với người dân làm lễ mai táng long trọng cho cậu học trò và lập cho cậu một miếu thờ, chính là miếu Linh Đàm nằm ở Hà Nội hiện nay.

Hình ảnh về thuồng luồng ở trong nét văn hóa người Việt:

Trong văn hóa của người Việt Nam, đặc biệt là những vùng dân tộc ở miền núi phía Bắc. Hình ảnh về con rắn và những biến thể cùng loài như trăn hay thuồng luồng cũng góp phần vào nét văn hóa đặc sắc, tín ngưỡng của họ. Tín ngưỡng thờ thuồng luồng của người Thái vẫn luôn được lưu truyền tới nay.

Trong truyền thuyết kể rằng dân tộc Thái biến thể hình ảnh con rắn như là thần rồng hay thuồng luồng. Với vai trò làm chủ con sông hay một khúc sống, vùng đất, con suối nào đó.

Còn đối với người Tay thì tuồng luồng như một vị thần hay gần gũi giúp đỡ đời sống của nhân dân, dẫn nước đắp đê chắn mưa, chắn lũ khi có nơi cần giúp.

Thuồng luồng ở các dân tộc được xem là thần

Thuồng luồng ở các dân tộc được xem là thần

Trong niềm tin tín ngưỡng thì rắn được cho là thuồng luồng là một con vật rất thiêng liên, nắm giữ vai trò quan trọng đối với đời sống tinh thần con người. Điều này làm phản ánh tín ngưỡng thờ thần nước, cũng như quan niệm nguyên thủy sự tồn tại của thế giới thuộc về nước.

Đồng thời họ còn tổ chức ra lễ hội Phài Lừa hoặc lễ hội Vằng Khắc ở huyện Lộc Bình dành riêng cho thần nước này. Các nghi lễ, trò chơi hầu hết liên quan đến tất tần tất tới nước như đua thuyền, rước nước.

Đặc biệt là không thể thiếu các thủ thách, chặng đua lật thuyền 3 lần. Nghi thức nay mang ý nghĩa để tưởng nhớ tới thần thuồng luồng khi xưa hi sinh thân mình để đẩy lùi kẻ thù xâm lược.

Thông qua bài viết này chúng ta đã hiểu được con thuồng luồng là con gì. Trải qua từng giai đoạn lịch sử sẽ có những hình ảnh khác nhau về loại thủy quái này.

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *