Tử cấm thành được xây dựng vào năm nào?

Là một trong những niềm tự hào của đất nước Trung Quốc, Tử Cấm Thành là nhân chứng của biết bao biến động lịch sử nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp oai nghiêm,bề thế, cùng với nhiều câu chuyện vô cùng kì bí. Tử Cấm Thành được xây dựng vào năm nào là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Có thể là khách du lịch, cũng có thể là những người đam mê lịch sử, kiến trúc. Hãy cùng chúng tôi giải đáp câu hỏi trên và tìm hiểu kỹ thêm những câu chuyện đặc sắc xung quanh kỳ quan này qua bài viết dưới đây.

Tử Cấm Thành được xây dựng vào năm nào

Mỗi lần nhắc đến Tử Cấm Thành, thì hàng loạt những câu hỏi sẽ xuất hiện đó là: sơ đồ Tử Cấm Thành, Tử Cấm Thành ở đâu, Tử Cấm Thành được xây dựng vào năm nào, những bí ẩn ở Tử Cấm Thành, Tử Cấm Thành có ý nghĩa gì,…

Tử Cấm Thành được xây dựng vào năm nào là câu hỏi của nhiều người

Tử Cấm Thành được xây dựng vào năm nào là câu hỏi của nhiều người

Được xây dựng từ năm 1406 đến năm 1420, tính đến ngày nay, Tử Cấm Thành đã có mặt sừng sững hiên ngang được hơn 600 năm tuổi, chứng kiến biết bao biến động lịch sử, thay đổi, đổi mới của từng thời đại. Và ý nghĩa Tử Cấm Thành cũng có nhiều thay đổi theo thời gian, đây không chỉ đơn thuần là một kinh thành màu tím theo truyền thuyết ban đầu. Ở Tử Cấm Thành không chỉ là địa điểm tổ chức các sự kiện triều chính, những cuộc họp trọng đại của đất nước mà đây còn là nơi sinh sống của vua và các phi tần và cũng là nơi cố thủ của hoàng tộc khi có biến cố xảy ra,… Ngày nay, Tử Cấm Thành được biết là nơi lưu giữ các bảo vật quý giá của các triều đại Minh – Thanh với tên gọi viện bảo tàng lớn nhất thế giới.

Là một tổ hợp công trình được xây dựng bằng gỗ lớn nhất thế giới, Tử Cấm Thành được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1987. Tử Cấm Thành là niềm tự hào và hãnh diện của toàn bộ nhân dân Trung Quốc.

Tử Cấm Thành tọa lạc ở đâu?

Tử Cấm Thành được xây dựng vào năm nào? Tử Cấm Thành tọa lạc ở đâu là câu hỏi của biết bao nhiêu người. Tử Cấm Thành được biết đến là một trong những cung điện lớn nhất thế giới, tọa lạc ngay ở khu vực trung tâm thành phố Bắc Kinh. Vị hoàng đế thứ ba của triều Minh, Minh Thành Tổ, đã ra lệnh xây dựng cung điện từ năm 1406. Công trình được xây dựng trong vòng 14 năm với nhân lực khoảng 1 triệu nhân công, trong đó gồm cả 100.000 thợ thủ công. Đến năm 1420 thì công trình Tử Cấm Thành được hoàn thành. Trong suốt gần 500 năm, cung điện đồ sộ này là nơi sinh sống của 24 đời vua cùng hoàng thân quốc thích và quần thần trong nhiều triều đại phong kiến Trung Quốc. Theo ghi chép, cung điện có khoảng 9.000 người sinh sống vào cuối thế kỷ 18. Đến năm 1912, hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc là vua Phổ Nghi thoái vị thì Tử Cấm Thành cũng không còn là trung tâm chính trị của Trung Quốc.

Tử Cấm thành lung linh khi đêm về 

Tử Cấm thành lung linh khi đêm về 

Thiết kế của Tử Cấm Thành có nhiều điểm khác biệt nhưng điều thú vị là hầu hết các cung trong Tử Cấm Thành đều được xây dựng quay mặt về hướng Nam. Mục đích của việc xây dựng này mang nhiều ý nghĩa. Về địa lý là để tránh gió Bắc lạnh lẽo. Về lịch sử, tâm linh thì hướng Bắc được xem là hướng xui xẻo vì các cuộc xâm lăng, chiến tranh xảy ra trước đây đều từ phương Bắc đến. Cũng chính vì thế, các lãnh cung được xây hướng về phía Bắc, đây là nơi các phi tần bị thất sủng sinh sống bởi được xem như là một hình phạt. 

Không hổ danh là bảo tàng lớn nhất thế giới bởi cổ vật của Tử Cấm Thành đang được trưng bày lên đến hơn 1000 hiện vật dù cho chính phủ đã đưa một số lượng lớn sang Đài Loan.

Tử Cấm Thành có tổng diện tích là bao nhiêu?

Là một cung điện đồ sộ bậc nhất thế giới, chính vì vậy, danh hiệu cung điện có diện tích lớn nhất thế giới cũng thuộc về Tử Cấm Thành của Trung Quốc. Tổng diện tích hoàng cung lên đến 720.000 mét vuông,gồm có 800 cung điện lớn nhỏ và 9999 phòng.

Điện Vatican với diện tích 440.000 mét vuông, Điện Kremlin với diện tích 275.000 mét vuông,… càng chứng tỏ được độ hoành tráng, rộng lớn, bề thế của cung điện Trung Quốc này.  Cung điện rộng đến mức người đến tham quan cần có các phương tiện di chuyển hỗ trợ bởi nếu đi bộ thì không thể tham quan hết trong ngày.

Sơ đồ của Tử Cấm Thành

Nếu bạn là một trong những người tò mò về lịch sử hay đơn giản chỉ là fan của những bộ phim về hậu cung Trung Hoa thì sơ đồ của Tử Cấm Thành là điều khiến bạn tò mò vô cùng. Theo ghi chép của nhiều tài liệu Tử Cấm Thành được chia thành hai phần chính đó là Tiền triều và Hậu cung. Đây không chỉ là một nơi tráng lệ, xa hoa mà còn là nơi quy rõ nét văn hóa phương Đông: Âm Dương hòa hợp, Thiên Nhân hợp nhất, trọng Đạo, kính Trời…

Tử Cấm Thành là công trình kiến trúc thể hiện rõ văn hóa Phương Đông 

Tử Cấm Thành là công trình kiến trúc thể hiện rõ văn hóa Phương Đông 

Tiền Triều

Tiền Triều là địa điểm bàn bạc, xử lý những công việc quan trọng của quốc gia, là nơi Hoàng Đế và triều thần thực hiện các nghi lễ hoàng gia. Ba điện lớn nhất của Tiền triều là: Thái Hòa Điện, Trung Hòa Điện và Bảo Hòa Điện. Trong đó, Thái Hòa Điện là quan trọng bậc nhất, ở vị trí trung tâm. Xung quanh còn có Văn Hoa Điện, Vũ Anh Điện và gồm nhiều lầu các, hành lang chạy dọc vô cùng phức tạp. 

Một góc Điện Thái Hòa

Một góc Điện Thái Hòa

Hậu Cung

Tiền Triều là nơi xử lý chính sự còn Hậu Cung là nơi nghỉ ngơi, sinh hoạt của vua, hoàng hậu, các phi tần và con cái của họ. Không chỉ đảm bảo lối kiến trúc hoàng thất sang trọng, uy nghiêm phối hợp với tổng thể cung điện mà Hậu Cung còn được đảm bảo an toàn vô cùng khắc khe. Mục đích của Hậu Cung là nơi sinh hoạt nên được xây dựng phù hợp cho nhu cầu giải trí và tạo tính thoải mái. Hậu Cung gồm có Càn Thanh Cung, Giao Thái Điện, Khôn Ninh Cung. 

Càn Thanh Cung

Tùy mỗi thời đại mà Càn Thanh Cung đảm nhiệm các chức năng khác nhau. Ở thời nhà Minh, Vua sẽ nghỉ ngơi và phê duyệt tấu chương tại Cung Càn Thanh Cung. Còn ở thời nhà Thanh, Cung Càn Thanh là địa điểm diễn ra các cuộc họp quan trọng và đây cũng là nơi tổ chức các yến tiệc, lễ nghi theo nghi thức hoàng gia.

Càn Thanh Cung vô cùng tráng lệ 

Càn Thanh Cung vô cùng tráng lệ 

Giao Thái Điện

Giao Thái Điện được thiết kế tọa lạc ngay giữa Càn Thanh Cung (tính Dương) và Khôn Ninh Cung (tính âm), theo thuyết âm dương, Giao Thái Điện tượng trưng cho sự hòa hợp âm dương sâu sắc. KHông chỉ đặc biệt về vị trí xây dựng mà đây còn là nơi cất giữ 25 con dấu dưới thời vua Càn Long.

Giao Thái Điện là kiến trúc thể hiện sự hòa hợp âm dương 

Giao Thái Điện là kiến trúc thể hiện sự hòa hợp âm dương 

Khôn Ninh Cung

Tùy thuộc vào từng thời đại mà công dụng của Khôn Ninh Cung cũng có sự thay đổi theo. Ở thời nhà Minh, Hoàng Hậu được ở Khôn Ninh Cung. Nhưng đến thời nhà Thanh, Khôn Ninh Cung lại được chia làm hai khu vực riêng biệt, một khu vực được bố trí để làm nơi thờ cúng, một khu vực còn lại được bố trí là nơi ở của Hoàng đế và Hoàng hậu. Còn ở thời vua Ung Chính, Khôn Ninh Cung không phải nơi ở của Hoàng hậu nữa. Hoàng hậu chuyển sang ở tại Cảnh Nhân Cung.

Khôn Ninh Cung tùy vào thời Vua mà mang chức năng khác nhau

Khôn Ninh Cung tùy vào thời Vua mà mang chức năng khác nhau

Các khu vực khác trong Hậu Cung

Ngoài 3 khu vực chính là Càn Thanh Cung, Giao Thái Điện, Khôn Ninh Cung thi Hậu Cung trong Tử Cấm Thành còn bao gồm nhiều kiến trúc như: 

  • Tử Ninh Cung được xây dựng ở phía Tây Nam Dưỡng Tâm Điện 
  • Thọ Khang Cung được xây dựng ở phía Tây Từ Ninh Cung.
  • Ninh Thọ Cung được xây dựng nằm ở Đông Nam Hậu Cung, đây cũng chính là nơi ở của vua Càn Long sau khi thoái vị. 
  • Trường Xuân Cung, tùy vào thời vua mà đây sẽ là nơi ở của Hoàng Thái hậu và một số Hoàng hậu.
  • Ngự Hoa Viên, là vườn cây, vườn hoa của Tử Cấm Thành, thể hiện sự hưởng thụ của hoàng gia. 
  • Khâm An Điện là nơi thờ cúng thần linh trong Tử Cấm Thành.

Lời kết

Tử Cấm Thành có ý nghĩa giá trị lịch sử vô cùng lớn không chỉ với Trung Quốc nói riêng mà với cả thế giới nói chung. Mong rằng qua bài viết này, chúng tôi đã giải đáp câu hỏi Tử Cấm Thành được xây dựng vào năm nào cũng như bật mí đến bạn phần nào những điều ấn tượng liên quan đến công trình vô cùng hoành tráng này. Mong các bạn sẽ có thêm được nhiều kiến thức thú vị liên quan đến cung điện lớn nhất thế giới này. 

 

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *