4m là gì? Vai trò của 4m trong sản xuất là như thế nào?

Xã hội phát triển đi cùng với đó là sản xuất phát triển. Con người cũng phải linh hoạt hơn trong cách quản lý, cũng như sử dụng nhân lực. Trong giới kinh doanh sản xuất, mọi người hay nói đến 4M. Vậy 4M là gì? 4M gồm các yếu tố nào? 4M giữ vai trò gì trong sản xuất thì không phải ai cũng nắm được và hiểu được. Hãy bớt chút thời gian để cùng chúng tôi tìm hiểu 4M là gì cũng như vai trò của 4M trong sản xuất hiện nay qua bài viết dưới đây.

4M là gì?

Không hiểu cặn kẽ, chi tiết nhưng đại đa số vẫn biết rằng 4M chính là 4 yếu tố cơ bản, tối thiểu quan trọng của một vấn đề, một sự việc nào đó. 4M trong định nghĩa sản xuất chính là kỹ thuật quản trị sản xuất, bao gồm 4 yếu tố đó là: các trang thiết bị, nguồn nhân lực, nguyên vật liệu, các phương pháp.

4M là gì? 4M gồm các yếu tố cơ bản gì?

 

4M là gì? 4M gồm các yếu tố cơ bản gì?

Những yếu tố được trình bày cụ thể như sau:

MAN (Lực lượng lao động được doanh nghiệp sở hữu)

Nhân tố trực tiếp tạo ra và có quyết định lớn đến chất lượng sản phẩm không phải ai khác mà chính là con người. Song hành cùng với công nghệ hiện đại, con người là nhân tố giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo tạo ra sản phẩm đạt chất lượng cao. Tiêu chí đánh giá lực lượng lao động chính là tay nghề, trình độ chuyên môn, khả năng phối hợp và ý thức trách nhiệm trong công việc.  

MACHINES (Trang bị thiết bị, công nghệ được doanh nghiệp sở hữu) 

Công nghệ ngày càng phát triển, có thể nói rằng công nghệ có vai trò quan trọng quyết định tới chất lượng của sản phẩm. Đặc biệt là những doanh nghiệp có những dây chuyền tự động hóa sản xuất hàng loạt thì thiết bị và quy trình công nghệ càng quan trọng hơn. Bởi rất khó có thể tạo ra được sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo hài lòng khách hàng về cả chất lượng và giá thành nếu sở hữu công nghệ lạc hậu. Chính vì thế, đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất cũng là một phương thức hoạt động được các doanh nghiệp vô cùng chú trọng. 

MATERIALS (Hệ thống cung ứng nguyên vật liệu và nguyên vật liệu của doanh nghiệp)

Nguyên vật liệu cũng là một yếu tố không thể thiếu không thể thiếu trong việc tham gia cấu thành sản phẩm cũng như hình thành nên các thuộc tính chất lượng. Có thể nói, sản phẩm muốn tốt, nguyên vật liệu phải tốt. Nguyên vật liệu khác nhau sẽ mang tới những đặc tính chất lượng khác nhau trên mỗi sản phẩm Muốn sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn thì nguyên vật liệu phải sở hữu tính đồng nhất. 

Nến muốn đảm bảo chất lượng sản phẩm theo đúng quy định đề ra thì cần phải sở hữu một hệ thống cung ứng có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ bên cung ứng và doanh nghiệp sản xuất, nhằm đảm bảo nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp. 

METHODS (Khả năng tổ chức quản lý của doanh nghiệp)

Rất dễ nhận thấy, chất lượng hoạt động của doanh nghiệp là tấm gương phản ánh hoạt động quản lý. Chính vì vậy, hoàn thiện quản lý chính là tạo ra cơ hội tốt cho việc góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, thỏa mãn những nhu cầu của khách hàng về chất lượng và giá thành.

Trong 4 yếu tố được phân tích thì có thể dễ dàng nhận ra yếu tố con người mang tính quyết định. Ngoài 4 yếu tố cơ bản trên, thì chất lượng của sản phẩm còn chịu tác động của nhiều yếu tố khác như thông tin (information), đo lường (measure), hệ thống (system),  môi trường (environment),…

Hoạch định đầu vào của quá trình sản xuất 

Hoạch định đầu vào quá trình sản xuất là khâu quan trọng

Hoạch định đầu vào quá trình sản xuất là khâu quan trọng

Khi đã định nghĩa được 4M là gì? Những yếu tố nào cấu thành nên 4M thì ta đưa ra những hoạch định, tức là những câu hỏi quan trọng cho mỗi vấn đề như sau: 

M – MATERIALS (NGUYÊN VẬT LIỆU):

  • Quá trình sản xuất cần loại nguyên liệu nào?
  • Doanh nghiệp cần cụ thể số lượng nguyên liệu bao nhiêu? Thời gian cần có nguyên liệu là khi nào?
  • Để đạt hiệu quả cao nhất thì các yếu tố chất lượng, tiến độ cung cấp, khả năng sử dụng, vật liệu tồn kho cụ thể như thế nào? 

M – MACHINES (THIẾT BỊ):

  • Doanh nghiệp cần có và phù hợp với thiết bị nào?
  • Để phát huy được tối đa công suất thì thiết bị cần phải bố trí và sử dụng thế nào?
  • Thực hiện công tác bảo trì định kỳ như thế nào?

M – MAN (NGUỒN NHÂN LỰC):

  • Nhân viên cần có những tiêu chí tuyển dụng gì?
  • Cách thu hút và giữ chân nhân viên phù hợp?
  • Cần có yếu tố nào để nhân viên làm việc hiệu quả nhất?

M – METHOD (PHƯƠNG PHÁP):

  • Hệ thống quy trình sản xuất
  • Bảng biểu những tiêu chuẩn chất lượng cần đạt được
  • Những phương pháp định mức, gia công sản phẩm
  • Phương pháp đánh giá 

Các tiêu chí kiểm soát sản xuất với 4M

Để giúp doanh nghiệp kiểm tra nhà máy, giảm thiểu sản phẩm không đạt chất lượng, nâng cao năng suất lao động thì việc giám sát, cũng như kiểm soát sản xuất và phân tích 4M là vô cùng cần thiết, cụ thể như:

Nguyên vật liệu

Là một yếu tố không thể vắng mặt nếu muốn sản xuất sản phẩm. Doanh nghiệp cần kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào trước khi đưa vào sản xuất bằng việc đánh giá lại các bước. ví dụ như: 

  • Phương tiện sử dụng
  • Tính toán thời gian vận chuyển, bốc dỡ có đảm bảo hợp lý không?
  • Xử lý nguyên vật liệu đã hợp lý chưa?
  • Hàng tồn kho có số lượng là bao nhiêu? 
  • Cách bố trí, sắp xếp nguyên vật liệu trong kho…

Giám sát và kiểm soát chặt chẽ các quá trình

Những quá trình cần quan tâm hơn đó là:

  • Giao nhận – Bốc xếp 
  • Vận chuyển – Gia công chế biến – Tồn trữ

Máy móc, trang thiết bị

Muốn quá trình sản xuất trơn tru thì máy móc đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Khau kiểm tra máy móc, trang thiết bị chính vì thế cũng ở một vai trò không thể lơ là. Vậy muốn kiểm tra máy móc, chúng ta cũng cần trả lời các câu hỏi như:

  • Cách vận hành của máy móc, trang thiết bị như thế nào? Nhân viên có thể vận hành tốt máy móc không?
  • Máy móc, trang thiết bị có phù hợp với quy trình sản xuất của doanh nghiệp đề ra không? 
  • Định mức tiêu hao năng lượng như thế nào? 
  • Chất lượng máy móc, trang thiết bị đã được kiểm chứng chưa? 
  • Khu vực bố trí thiết bị, dụng cụ sản xuất đã hợp lý, thuận tiện chưa?

Nguồn nhân lực doanh nghiệp

 Các tiêu chí sản xuất với quy tắc 4M

 Các tiêu chí sản xuất với quy tắc 4M

Là yếu tố quan trọng nhất, quyết định thành bại, phát triển hay sụp đổ của một doanh nghiệp. Chính vì thế, doanh nghiệp cần quan tâm kỹ lưỡng tới yếu tố con người bằng cách trả lời những câu hỏi:

  • Nhân viên cần những điều kiện gì để đảm bảo tiêu chuẩn công việc, những điều được phép và không được phép làm. 
  • Nhân viên có kỹ năng chuyên môn như thế nào? Tinh thần trách nhiệm với công việc được gia ra sao? Năng suất lao động trung bình là bao nhiêu? Cao nhất là bao nhiêu? Thấp nhất là bao nhiêu? Lý do của việc tăng giảm năng suất lao động. 
  • Môi trường làm việc trong doanh nghiệp thế nào? Có thúc đẩy phát triển con người hông hay còn tồn tại mâu thuẫn nội bộ?…
  • Trình độ, khả năng cầu tiến của nhân viên như thế nào qua các vấn đề: chuyên cần, tiết kiệm, sức khỏe, các yếu tố khác,…

 

Các phương pháp được đưa ra để sử dụng hiệu quả 4M

Có nhiều phương pháp giúp 4M đạt hiệu quả tốt nhất

Có nhiều phương pháp giúp 4M đạt hiệu quả tốt nhất 

Ta dễ dàng nhận thấy, chất lượng của hoạt động quản lý chính là sự phản ánh chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì thế mà một số phương pháp được đưa ra để sử dụng hiệu quả 4M, cụ thể như: 

  • Một trong những nhân tố cơ bản góp phần thúc đẩy tốc độ cải tiến, cũng như góp phần hoàn thiện chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp chính là trình độ quản trị nói chung và trình độ quản trị chất lượng nói riêng của mỗi doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp sẽ có mình đường lối, chiến lược kinh doanh đúng đắn nếu như doanh nghiệp nhận thức được rõ vai trò, tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm. 
  • Phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu sản xuất. 
  • Trình độ của cán bộ quản lý chính là một trong những yếu tố quyết định tới việc thực hiện các chương trình kế hoạch.
  • Có năng lực quản lý chính là đánh thức được tinh thần trách nhiệm trong mỗi nhân viên.  
  • Phát triển môi trường doanh nghiệp, khen chê, phê bình, thưởng phạt đúng lúc, đúng chỗ, đúng thời điểm góp phần nâng cao giá trị con người cũng như cổ vũ  tinh thần nhân viên cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

 

Lời kết

Mong rằng qua những chia sẻ ngắn gọn của chúng tôi thì các bạn đã hiểu được 4M là gì? Cũng như vai trò của 4M trong sản xuất, bên cạnh đó là các tiêu chí và phương pháp sử dụng hiệu quả 4M. Muốn cho doanh nghiệp đi lên, người đứng đầu doanh nghiệp cần có một phương pháp quản lý tốt cũng như sở hữu mục tiêu, đường lối, chiến lược phát triển rõ ràng. Qua bài viết này, rất hy vọng bạn đã có cho mình thêm những kiến thức phục vụ cho công việc của mình.

 

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *