GPA là gì? CPA là gì? Sự khác biệt giữa CPA và GPA là gì?

GPA là gì? CPA là gì? Và sự khác nhau giữa hai loại điểm này như thế nào? Hầu hết ai trong chúng ta trải qua quá trình học tập đều biết đến các thang điểm này. Tuy nhiên thực tế thì không phải ai cũng nắm rõ được khái niệm này như thế nào? Họ chỉ thực sự quan tâm khi cần như có nhu cầu đi du học. Bài viết dưới đây sẽ là thông tin chi tiết các bạn có thể tham khảo. 

Điểm GPA là gì? 

Những ai đã và đang là học sinh, sinh viên đều đã quen thuộc với các cụm từ như điểm tích lũy, điểm trung bình. Tuy nhiên những cụm từ này dịch sang tiếng Anh là gì thì không nhiều người biết. Nó chính là GPA, từ viết tắt của cụm từ Grade Point Average.

Có nhiều người băn khoăn khi nghe đến thuật ngữ GPA hoặc Grade Point Average. Đừng quá ngạc nhiên vì nó chính là nói đến điểm trung bình tích lũy mà các bạn thường dùng trong tiếng Việt. Thông thường thuật ngữ tiếng Anh ít khi được sử dụng, chỉ những người có nhu cầu đi du học mới quan tâm đến. Nó được dùng để đánh giá, phản ánh kết quả học tập của học sinh, sinh viên trong suốt quá trình học tập. Điểm GPA có thể được tích lũy theo từng học kỳ, năm học hoặc toàn khóa. 

Điểm GPA là gì? 

Điểm GPA là gì

Khi đi du học ở nước ngoài, bạn cũng cần phải cung cấp điểm GPA của mình trong thời gian đã học tập ở Việt Nam. Đây là điều kiện bắt buộc vào quan trọng liên quan đến việc bạn có được tiếp nhận học tại đó hay không. Tùy theo từng khu vực quốc gia, trường đại học mà điểm GPA được yêu cầu khác nhau. Phần lớn tiêu chí tuyển sinh du học đều yêu cầu mức GPA từ 6.0 trở lên. 

CPA là gì?

Bên cạnh GPA thì CPA cũng là một dạng điểm được nhiều trường đại học sử dụng. Điều này khiến nhiều người phải thắc mắc. Tuy nhiên CPA thực chất cũng như GPA đã nhắc đến ở trên. Theo quy định của một số trường đại học thì CPA được hiểu là điểm trung bình tích lũy, còn CPA thì được hiểu là điểm trung bình của một học kỳ. Như vậy, những người có ý định đi du học ở nước ngoài có quy định điểm CPA thì có thể yên tâm lấy điểm trung bình tích lũy của khóa học để làm hồ sơ. 

Điểm CPA là gì?

Điểm CPA là gì?

Sự khác nhau giữa điểm GPA và CPA

Có nhiều người khi tìm hiểu thuật ngữ GPA và CPA nhưng không hiểu bản chất và sự khác nhau giữa chúng là gì. Cụ thể như sau: 

Xét về hình thức: 

  • GPA Là điểm trung bình của tất cả các môn trong 1 kỳ/1 khóa
  • CPA Là điểm trung bình của các môn đã học (điểm trung bình tích lũy)

Cách tính điểm

  • CPA Tính theo dựa trên tổng số tín chỉ của 1 kỳ/1 khóa học
  • CPA Tính theo dựa trên tổng số tín chỉ bạn đã học được

Sự khác nhau giữa điểm GPA và CPA

Sự khác nhau giữa điểm GPA và CPA

Thang điểm GPA

Thang điểm GPA được sử dụng thông dụng nhất là thang điểm 4.0 theo hệ thống giáo dục Mỹ. Ở mỗi quốc gia có thể sử dụng một thang điểm riêng để đánh giá và phân loại học sinh/sinh viên. Đồng thời có bảng quy đổi về thang điểm GPA. Ở một số quốc gia phương Tây sẽ sử dụng thang điểm chữ là (A, B, C, D, F) để đánh giá kết quả học tập. Trong đó ở mỗi nước lại có thể chia nhỏ thành từng mức điểm nhỏ hơn như A được chia thành A+, A, A-,…Hiện nay hệ thống giáo dục Việt Nam sử dụng 3 thang điểm GPA đó là thang điểm 10, thang điểm chữ và thang điểm 4. 

Thang điểm 10

Thang điểm 10 sẽ được dùng trong việc đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS, THPT và các trường trung cấp, cao đẳng, đại học áp dụng đào tạo theo niên chế. 

Phân loại học sinh

Đánh giá kết quả học lực theo học kì và cả năm học được tính như sau:

GPA đạt Giỏi nếu đáp ứng đủ 3 điều kiện sau:

  • Điểm trung bình GPA các môn học tối thiểu là 8,0
  • Học sinh trường chuyên có điểm trung bình môn chuyên tối thiểu là 8,0; học sinh trường không chuyên có điểm trung bình môn Toán hoặc Ngữ văn tối thiểu là 8,0
  • Điểm trung bình mỗi môn còn lại từ 6.5 trở lên

GPA đạt khá nếu đáp ứng đủ 3 điều kiện sau:

  • Điểm trung bình các môn học tối thiểu là 6,5
  • Học sinh trường chuyên có điểm trung bình môn chuyên tối thiểu là 6,5; học sinh trường không chuyên có điểm trung bình môn Toán hoặc Ngữ văn tối thiểu là 6,5
  • Điểm trung bình mỗi môn còn lại từ 5,0 trở lên

GPA đạt trung bình nếu đáp ứng đủ 3 điều kiện sau:

  • Điểm trung bình các môn học tối thiểu là 5,0
  • Học sinh trường chuyên có điểm trung bình môn chuyên tối thiểu là 5,0; học sinh trường không chuyên có điểm trung bình môn Toán hoặc Ngữ văn tối thiểu là 5,0
  • Điểm trung bình mỗi môn còn lại từ 3,5 trở lên

Yếu: Điểm GPA các môn học tối thiểu là 3,5 và tất cả các môn học đều có điểm trung bình mỗi môn trên 2,0.

Kém: Các trường hợp còn lại.

Phân loại sinh viên

Đánh giá kết quả học tập của học kì, năm học và khóa học theo điểm trung bình chung các học phần:

  • Xuất sắc: 9 – 10
  • Giỏi: 8 – <9
  • Khá: 7 – <8
  • Trung bình khá: 6 – <7
  • Trung bình: 5 – <6
  • Yếu: 4 – <5 (không đạt)
  • Kém: Dưới 4 (không đạt)

Thang điểm chữ

Thang điểm chữ được sử dụng để đánh giá và phân loại kết quả học tập của từng học phần/ môn học của sinh viên bậc cao đẳng/đại học áp dụng hình thức đào tạo theo tín chỉ: 

  • Điểm A: loại Giỏi
  • Điểm B+: loại Khá giỏi
  • B: loại Khá
  • C+: loại Trung bình khá
  • C: loại Trung bình
  • D+: loại Trung bình yếu
  • D: loại Yếu
  • F: loại Kém (không đạt)

Thang điểm 4

Thang điểm 4 sẽ được dùng để tính điểm GPA cho học kỳ, cả năm và điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa. Thường áp dụng đối với sinh viên bậc cao đẳng, đại học đào tạo theo hệ thống tín chỉ. 

Thang điểm GPA được phân loại như thế nào? 

Thang điểm GPA được phân loại như thế nào? 

Xếp loại học lực theo học kỳ và năm học:

  • Xuất sắc: Điểm GPA từ 3.60 – 4.00
  • Giỏi: Điểm GPA từ 3.20 – 3.59
  • Khá: Điểm GPA từ 2.50 – 3.19
  • Trung bình: Điểm GPA từ 2.00 – 2.49
  • Yếu: Điểm GPA dưới 2.00

Xếp loại bằng tốt nghiệp:

  • Bằng Xuất sắc: Điểm GPA từ 3.60 – 4.00
  • Bằng Giỏi: Điểm GPA từ 3.20 – 3.59
  • Bằng Khá: Điểm GPA từ 2.50 – 3.19
  • Bằng Trung bình: Điểm GPA từ 2.00 – 2.49

Cách tính điểm GPA 

Để tính điểm GPA các bạn hãy tham khảo những công thức cụ thể sau đây.

Cách tính điểm GPA đại học

Cách tính điểm này chính là cách tính của hệ thống giáo dục Mỹ và cũng là cách tính điểm của những người đã và chuẩn bị tốt nghiệp đại học và có mong muốn đi du học nước ngoài. Công thức tính như sau: 

Cách tính điểm GPA: (tổng điểm trung bình môn * số tín chỉ)/ tổng số tín chỉ.

GPA bậc Trung học phổ thông (THPT)

Với bậc trung học phổ thông thì tính điểm GPA áp dụng theo công thức sau: 

GPA = Điểm trung bình cộng của cả năm/3 (3 là 3 năm học 10, 11, 12 bậc THPT ở Việt Nam)

Cách tính điểm GPA cho bậc đại học và trung học cơ sở 

Cách tính điểm GPA cho bậc đại học và trung học cơ sở 

Nắm được hai công thức tính GPA cơ bản này các bạn sẽ tự tính được GPA theo bậc học của mình. Từ đó có thể so sánh và đưa ra mục tiêu cho việc lựa chọn trường học ở nước ngoài khi đi du học. Điều này cũng giúp bạn biết liệu mình có đáp ứng được điều kiện du học hay không. 

Các câu hỏi thường gặp về điểm GPA khi đi du học

Với những người có nhu cầu đi du học chắc chắn sẽ quan tâm đến các vấn đề về GPA. Dưới đây là một số giải đáp các bạn có thể tham khảo cho quá trình chuẩn bị hồ sơ đi du học. 

Thi GPA là gì? Mang phải thi GPA để tính điểm không?

Như đã chia sẻ ở trên, GPA chính là điểm trung bình tích lũy của cả 1 khóa học. Vì vậy sẽ không có kỳ thi nào được tổ chức để bạn có được điểm số này. Thay vào đó bạn cần phải tham gia học tập và tích lũy điểm từ các bài kiểm tra, các kỳ thi cuối kỳ, cuối năm để có được điểm trung bình của mỗi khóa. Sau đó mới có cơ sở, dữ liệu để tính GPA của học kỳ, toàn khóa học. 

GPA thấp có xin được học bổng du học không?

Hầu hết các trường hợp điểm GPA sẽ là điều kiện quan trọng để xin học bổng du học. Bên cạnh đó, các bạn cũng cần phải lưu ý đến các điều kiện khác của chương trình học bổng mà mình định đăng ký. 

Các câu hỏi thường gặp về điểm GPA khi đi du học

Các câu hỏi thường gặp về điểm GPA khi đi du học

Ví dụ: Việc tham gia hoạt động ngoại khóa có thành tích ao hay giải thưởng trong các cuộc thi, kinh nghiệm, khả năng ngoại ngữ… Tùy thuộc vào từng học bổng mà mức độ quan trọng của mục tiêu GPA sẽ cao hay thấp. 

Lời kết

Như vậy bài viết trên đây chúng tôi đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về GPA là gì? CPA là gì? Đặc biệt là thông tin về sự khác nhau giữa hai thuật ngữ này. Đây là điều kiện quan trọng đến việc nộp hồ sơ xin du học nước ngoài. Vì vậy các bạn hãy nghiên cứu kỹ để có thông tin bổ ích. 

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *