Platform là gì? Data management platform là gì?

Công nghệ thông tin ngày một phát triển ở cả trên thế giới lẫn trong nước. Kinh doanh cũng ngày càng dựa vào công nghệ. Và ta không thể không nhắc đến Platform vì nó đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển phần mềm cũng như đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Vậy Platform là gì? Cross Platform là gì? Data management Platform là gì? Những nền tảng này đóng vai trò như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây nhé. 

Platform là gì?

Định nghĩa Platform

Platform là nền tảng cơ sở có các kết nối với mục đích kiến tạo nên môi trường là nơi các phần mềm được thực thi. Trong thực tế thì Platform có thể là giao diện lập trình của các ứng dụng liên quan, có thể là hệ điều hành hoặc Platform đảm nhận là phần cứng, trình duyệt web.

Platform là gì vẫn là câu hỏi của nhiều người

Platform là gì vẫn là câu hỏi của nhiều người

Vì Platform là thành phần bắt buộc phải có, mỗi Platform chứa những chức năng khác nhau, nhằm cung cấp dữ liệu cho việc xây dựng, phát triển phần mềm nên có thể nói Platform đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình phát triển phần mềm. Nhưng thực tế thấy rằng Platform vẫn còn tồn tại một số hạn chế tuy đóng vai trò là yếu tố then chốt.

Mô hình kinh doanh Trading Platform 

Với mô hình kinh doanh Platform thì giá cả của hàng hóa được người bán và bên mua xác định trước, chính vì thế mà mô hình kinh doanh Platform dần dần trở thành nền tảng có nhiều kết nối, người mua có thể chủ động liên hệ người bán cũng như hai bên dễ dàng thực hiện các giao dịch trực tiếp. Với mục tiêu xây dựng nên nền tảng, môi trường kinh doanh toàn diện cho người dùng thì các tổ chức sở hữu các mối liên hệ tương quan sẽ tạo ra một hệ sinh thái có cùng quyền sở hữu. Hay còn gọi là  hệ sinh thái Platform. 

Ưu điểm của Platform là gì?

Từ những đặc tính trên, Platform thể hiện những ưu điểm nổi bật của mình như:

  • Tạo ra các giải pháp tối ưu cho khách hàng.
  • Tạo ra mối liên kết giữa khách hàng và người bán.
  • Có tiềm năng phát triển với quy mô lớn.
  • Khắc phục được sự phức tạp của thị trường.

Nhược điểm của Platform là gì?

Platform mang nhiều điểm mạnh nhưng vẫn tồn tại một số hạn chế: 

  • Platform chưa đánh giá được trải  nghiệm của khách hàng. 
  • Chưa quản lý hiệu quả trong việc xử lý yêu cầu của các nhóm khách hàng riêng.

Cross Platform là gì?

Cross Platform chính là ứng dụng đa nền tảng hay còn được mọi người biết đến với tên gọi khác là Multi Platform. Để giải quyết triệt để các vấn đề như  thời gian, chi phí đầu tư trọn bộ ứng dụng trên nhiều nền tảng thì ứng dụng mang tên Cross Platform ra đời. 

Cross Platform là một gợi ý tiềm năng 

Cross Platform là một gợi ý tiềm năng 

Sử dụng công cụ Framework đa nền tảng, khi chạy Cross Platform, lập trình viên chỉ lập trình một lần, sau đó tiến hành biên dịch thành đa dạng các phiên bản Native App tương ứng với các nền tảng khác nhau. Vì mỗi Framework đều có mặt mạnh và mặt hạn chế nên lập trình viên cũng có đa dạng lựa chọn về Framework Chính vì thế, người dùng cần cân nhắc nhu cầu của bản thân để chọn được cho mình Framework phù hợp.

Cross Platform thể hiện ưu điểm, lớn nhất đó là tiết kiệm tối đa nguồn lực nhưng điểm hạn chế lớn chưa khắc phục được đó là không thể tận dụng được tài nguyên của tất cả các thư viện mở. Chính vì thế Cross Platform vẫn chưa thể “soán ngôi” của Native App trên thị trường.  

Data Management Platform là gì (DMP)?

Khái niệm về Data Management Platform

Các mô hình kinh doanh sẽ hay bắt gặp cụm từ Data Management Platform hay DMP. Vậy Data Management Platform là gì? Hay DMP là gì? Data Management Platform viết tắt là DMP chính là một nền tảng quản lý dữ liệu tập trung. DMP thực hiện 3 tác vụ chính sau:

  • Tiến hành thu thập dữ liệu người dùng và tập trung  từ nhiều nguồn khác nhau và tập trung về một chỗ. 
  • Tiến hành phân tích và phân loại nguồn dữ liệu thu thập được và gửi đến hệ thống tương thích. 
  • Xác định chính xác mục tiêu trong truyền thông để tinh chỉnh tạo nên giá trị hợp lý nhất.

Đối tượng sử dụng Data Management Platform (DMP)?

Khi đã hiểu được DMP là gì? Vậy đối tượng sử dụng DMP là ai? Có nhiêu đối tượng có thể sử dụng được DMP: Marketer, các nhà xuất bản (publishers), Agency,… 

Các Marketer, Agency tạo ra nhiều tập dữ liệu khổng lồ và đa dạng thông tin nhờ sử dụng công nghệ thu thập cũng như phân tích các dữ liệu của khách hàng hoặc hệ thống khách hàng. Các nhà xuất bản (Publisher) sử dụng DMP với mục đích hiểu rõ hơn, chi tiết hơn về thông tin đọc giả nhằm tăng hiệu quả của các chương trình quảng cáo.

DMP giúp người dùng thu thập dữ liệu của khách hàng

DMP giúp người dùng thu thập dữ liệu của khách hàng

Một số mô hình Platform khác

Không chỉ có Cross Platform, Data Management Platform, hệ sinh thái Platform còn gồm nhiều mô hình Platform khác như:

Google Cloud Platform là gì?

Một mô hình Platform cũng khá quen thuộc khác đó là Google Cloud Platform (GCP) được biết đến chính là nền tảng tổ chức theo hình thức  điện toán đám mây. Google Cloud Platform được xây dựng với mục đích chính là kiến tạo, xây dựng và tiến hành vận hành các ứng dụng một cách tối ưu và tiện ích trên hệ thống của Google. 

Các ứng dụng được sử dụng Google Cloud Platform với mức độ phổ biến có thể kể tên là:  Google Search, Chrome, Youtube, Google Maps, Google Apps,…Qua các ứng dụng có thể thấy mục đích chính của Google Cloud Platform chính là công cụ là hỗ trợ người dùng giải quyết những vấn đề về big data, networking, management, computer,…

 Google Cloud Platform hỗ trợ tối đa cho khách hàng 

 Google Cloud Platform hỗ trợ tối đa cho khách hàng 

Một dấu ấn mà Google Cloud Platform hoàn toàn khác biệt với các nền tảng Cloud khác đó là tất cả các dịch vụ mà mô hình cung cấp được đặt trực tiếp trên Google và đảm bảo tiêu chuẩn của hệ thống điện toán đám mây.

Các sản nổi bật mà Google Cloud Platform cung cấp:

  • Hạng mục Services: Prediction API, Translate API và Cloud Endpoints.
  • Hạng mục Big Data: Cloud Dataflow, Cloud Pub/Sub, BigQuery và Cloud Dataproc. 
  • Hạng mục Storage: Cloud SQL, Cloud Storage, Cloud Bigtable và  Cloud Datastore.
  • Hạng mục Compute: App Engine, Compute Engine và Container Engine.

Digital Platform là gì?

Cùng nằm trong hệ thống mô hình Platform nhưng Digital Platform mang một khía cạnh mới mẻ. Được biết đến là nền tảng bao gồm đa dạng hoạt động diễn ra liên tục, không ngừng nghỉ. Digital Platform cho phép thương hiệu sử dụng ứng dụng có thể tiến hành chạy một hoặc nhiều chương trình nhưng hoàn toàn không phải là banner, website hay mẫu quảng cáo 30s.

Digital Platform giúp tăng tương tác với khách hàng 

Digital Platform giúp tăng tương tác với khách hàng 

Digital Platform được xây dựng với mục đích tăng lượng tương tác với khách hàng ở nhiều mức độ khác nhau. Muốn đạt được mục đích này thì Digital Platform cũng phải liên kết sao được các đối tượng khách hàng có thương hiệu tạo ra những trải nghiệm ấn tượng, kết hợp cùng với những giải pháp phát triển thương hiệu hoặc giải pháp kinh doanh. Hay đơn giản là Digital Platform mang đến sự kết nối giữa các khách hàng với nhau và với doanh nghiệp,..

Có 7 loại Digital Platform phổ biến gồm có: 

  • website
  • social media
  • digital media
  • công cụ tìm kiếm
  • email marketing
  • mobile
  • game (gồm có Gamification và In Game Ads).

Social Platform là gì?

Social Platform chính là một nền tảng xã hội được các lập trình viên sáng tạo và được cấp phép phát triển, cũng như thực hiện quản lý các dịch vụ truyền thông. Không chỉ vậy, Social Platform còn mang đến cho người dùng những tính năng như thiết lập trang web và bổ sung đầy đủ các chức năng của một mạng xã hội hoàn chỉnh.

 Social Platform giúp kết nối khách hàng 

 Social Platform giúp kết nối khách hàng 

Nhìn về những điểm sáng của khía cạnh công nghệ thì Social Platform cung cấp tới người dùng ngôn ngữ đánh dấu, phục vụ hiệu quả cho quá trình phát triển:

  • Ứng dụng gốc.
  • Giao diện lập trình ứng dụng: API
  • Bảng điều khiển quản trị: hỗ trợ công tác quản lý cho mọi cơ sở người dùng.

Khi đánh giá Social Platform ở góc độ người dùng cuối (khách hàng) thì đây là ứng dụng thể hiện rõ khả năng cho phép thực hiện kết nối cộng đồng, thêm bạn bè, chia sẻ lượng lớn thông tin. Không chỉ vậy, nền tảng xã hội này còn thực hiện thêm cả chức năng để người dùng cuối (khách hàng) thiết lập cho mình quyền riêng tư, cũng như đảm nhiệm một số tính năng truyền thông khác. 

Lời kết

Khi bạn hiểu được định nghĩa Platform là gì, Cross Platform là gì, Data Management Platform là gì cũng như một số mô hình Platform khác thì bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về vai trò của nó trong thời đại số. Đặc biệt, khi công nghệ ngày càng phát triển, doanh nghiệp linh hoạt hơn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để kết nối hơn với khách hàng thì hệ sinh thái Platform càng thể hiện rõ được vai trò của mìn đó là “sức mạnh” của các nền tảng kết nối. Mong rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu thêm về Platform vào việc phát triển mô hình kinh doanh cũng như có thể chọn được cho mình mô hình ứng dụng phù hợp. 

 

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *