Đất là gì? Bảng ký hiệu các loại đất

Đất là một yếu tố của tự nhiên và không còn xa lạ với con người. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ đất là gì cũng như đất được phân chia thành mấy loại theo mục đích sử dụng và ký hiệu của từng loại đất. Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Cùng tham khảo nhé!

Đất là gì?

Mặc dù là thành phần chủ yếu có mặt trên trái đất nhưng cụ thể đất là gì thì không phải ai cũng biết. Theo giải thích của các tài liệu khoa học thì đất hay còn được gọi là thổ nhưỡng – đây chính là thành phần ở ngoài cùng của thạch quyển và chịu sự tác động của sinh vật, không khí, nước nên bị biến đổi. 

Mặc dù là thành phần chủ yếu có mặt trên trái đất nhưng cụ thể đất là gì thì không phải ai cũng biết

Mặc dù là thành phần chủ yếu có mặt trên trái đất nhưng cụ thể đất là gì thì không phải ai cũng biết

Đất được tạo nên từ những thành phần chính là: Chân đốt, các loại côn trùng và sinh vật, mùn, không khí, nước, khoáng,… Để có thể hình thành đất thì phải trải qua rất nhiều quá trình phức tạp và lâu dài như: Quá trình tích lũy, quá trình phong hóa, quá trình biến đổi chất hữu cơ và quá trình di chuyển vật liệu hữu cơ, khoáng chất trong đất. Mỗi loại đất sẽ được hình thành ở mỗi loại đá khác nhau những có chung điều kiện khí hậu và thời tiết thì đều sẽ có cùng độ dày và chung một kiểu cấu trúc phẫn diễn. 

Phân loại đất đai

Theo Điều 10 Luật Đất đai 2013 xác định đất đai sẽ được phân loại theo mục đích sử dụng gồm có những loại sau: 

Nhóm đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp hay còn được gọi với tên khác là đất canh tác. Đây là loại đất thích hợp với những hoạt động trồng trọt, chăn nuôi. Hiện nay, đất nông nghiệp được phân thành 8 nhóm chính là: 

  • Đất trồng cây hàng năm: Đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác
  • Đất nông nghiệp khác
  • Đất rừng sản xuất
  • Đất trồng cây lâu năm
  • Đất rừng phòng hộ
  • Đất nuôi trồng thuỷ sản
  • Đất rừng đặc dụng
  • Đất làm muối

Đất nông nghiệp hay còn được gọi với tên khác là đất canh tác

Đất nông nghiệp hay còn được gọi với tên khác là đất canh tác

Nhóm đất phi nông nghiệp

Theo khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai 2013 quy định thì đất phi nông nghiệp được chia thành 10 nhóm chính là:

  • Đất ở tại đô thị, đất tại nông thôn để ở
  • Đất xây dựng công trình, xây dựng trụ sở cơ quan. 
  • Đất sử dụng cho mục đích quốc phòng
  • Đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở kinh doanh, sản xuất; đất xây dựng khu công nghiệp; đất làm đồ gốm, sản xuất vật liệu xây dựng; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản;
  • Đất xây dựng các công trình đào tạo giáo dục, y tế, văn hóa; đất giao thông, thuỷ lợi; đất có danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử – văn hoá; đất thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng; đất xây dựng các công trình công cộng khác theo quy định của Nhà nước.
  • Đất sử dụng cho những mục đích tôn giáo
  • Đất có công trình là từ đường, am, miếu, đền,  đình, nhà thờ họ.
  • Đất làm nghĩa địa, nghĩa trang.
  • Đất suối, rạch, kênh, ngòi, sông và mặt nước chuyên dùng.
  • Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của Nhà nước.

Theo khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai 2013 quy định thì đất phi nông nghiệp được chia thành 10 nhóm chính

Theo khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai 2013 quy định thì đất phi nông nghiệp được chia thành 10 nhóm chính

Nhóm đất chưa sử dụng

Đây là nhóm đất không thuộc vào đất phi nông nghiệp và đất nông nghiệp. Loại đất này được xác định dựa vào những loại giấy tờ sau: 

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở đã được cấp trước ngày 10 tháng 12 năm 2009; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất;
  • Giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 ở các khoản 1, 2 và 3 đối với những trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 1 Điều 100 của Luật Đất đai. 
  • Với những trường hợp đất không có giấy tờ theo quy định của Nhà nước tại Điều 100, khoản 1,2 và 3 của Luật Đất đai thì sẽ được xác định loại đất theo quy định của Nhà nước. 

Bảng ký hiệu các loại đất mới nhất năm 2021

Bảng ký hiệu các loại đất mới nhất năm 2021

Bảng ký hiệu các loại đất mới nhất năm 2021

Căn cứ vào Luật đất đai 2013 thì ký hiệu các loại đất sẽ được dựa theo mục đích sử dụng hướng dẫn cụ thể tại Phụ lục 01 TT 55/2013/TT-BTNMT. Cụ thể như sau: 

STT

Mục đích sử dụng đất ghi trên BĐĐC

Mục đích sử dụng đất
I ĐẤT NÔNG NGHIỆP
I.1 Đất sản xuất nông nghiệp
I.1.1 Đất trồng cây hàng năm
I.1.1.1 Đất trồng lúa
Đất chuyên trồng lúa nước LUC
Đất trồng lúa nước còn lại LUK
Đất trồng lúa nương LUN
I.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC
I.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác
Đất bằng trồng cây hàng năm khác BHK
Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác NHK
I.1.2 Đất trồng cây lâu năm
I.1.2.1 Đất trồng cây công nghiệp lâu năm LNC
I.1.2.2 Đất trồng cây ăn quả lâu năm LNQ
I.1.2.3 Đất trồng cây lâu năm khác LNK
I.2 Đất lâm nghiệp
I.2.1 Đất rừng sản xuất
I.2.1.1 Đất có rừng tự nhiên sản xuất RSN
I.2.1.2 Đất có rừng trồng sản xuất RST
I.2.1.3 Đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất RSK
I.2.1.4 Đất trồng rừng sản xuất RSM
I.2.2 Đất rừng phòng hộ
I.2.2.1 Đất có rừng tự nhiên phòng hộ RPN
I.2.2.2 Đất có rừng trồng phòng hộ RPT
I.2.2.3 Đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ RPK
I.2.2.4 Đất trồng rừng phòng hộ RPM
I.2.3 Đất rừng đặc dụng
I.2.3.1 Đất có rừng tự nhiên đặc dụng RDN
I.2.3.2 Đất có rừng trồng đặc dụng RDT
I.2.3.3 Đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc dụng RDK
I.2.3.4 Đất trồng rừng đặc dụng RDM
I.3 Đất nuôi trồng thủy sản
I.3.1 Đất nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn TSL
I.3.2 Đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt TSN
I.4 Đất làm muối LMU
I.5 Đất nông nghiệp khác NKH
II ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP
II.1 Đất ở
II.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT
II.1.2 Đất ở tại đô thị ODT
II.2 Đất chuyên dùng
II.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
II.2.1.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp nhà nước TSC
II.2.1.2 Đất trụ sở khác TSK
II.2.1.3 Đất quốc phòng CQP
II.2.1.4 Đất an ninh CAN
II.2.2 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
II.2.2.1 Đất khu công nghiệp SKK
II.2.2.2 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh SKC
II.2.2.3 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS
II.2.2.4 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ SKX
II.2.3 Đất có mục đích công cộng
II.2.3.1 Đất giao thông DGT
II.2.3.2 Đất thủy lợi DTL
II.2.3.3 Đất công trình năng lượng DNL
II.2.3.4 Đất công trình bưu chính viễn thông DBV
II.2.3.5 Đất cơ sở văn hóa DVH
II.2.3.6 Đất cơ sở y tế DYT
II.2.3.7 Đất cơ sở giáo dục – đào tạo DGD
II.2.3.8 Đất cơ sở thể dục – thể thao DTT
II.2.3.9 Đất cơ sở nghiên cứu khoa học DKH
II.2.3.10 Đất cơ sở dịch vụ về xã hội DXH
II.2.3.11 Đất chợ DCH
II.2.3.12 Đất có di tích, danh thắng DDT
II.2.3.13 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA
II.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng
II.3.1 Đất tôn giáo TON
II.3.2 Đất tín ngưỡng TIN
II.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD
II.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
II.5.1 Đất sông ngòi, kênh, rạch, suối SON
II.5.2 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC
II.5 Đất phi nông nghiệp khác PNK
III ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG
III.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS
III.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS
III.3 Núi đá không có rừng cây NCS
IV ĐẤT CÓ MẶT NƯỚC VEN BIỂN
IV.1 Đất mặt nước ven biển nuôi trồng thủy sản MVT
IV.2 Đất mặt nước ven biển có rừng MVR
IV.3 Đất mặt nước ven biển có mục đích khác MVK

 

Lời kết

Mong rằng với những thông tin bên trên, bạn đọc đã hiểu rõ hơn được đất là gì cũng như đất được phân thành mấy loại theo mục đích sử dụng. Đồng thời, biết thêm về những ký hiệu của các loại đất theo quy định mới nhất năm 2021. Chúc bạn thành công!

 

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *