Ý nghĩa 10 điều răn của Chúa cực kỳ ý nghĩa

Đối với những ai đi theo đạo thì không thể không thuộc lòng với 10 điều răn và ý nghĩa 10 điều răn của chúa, đây đều là những ý nghĩa chắt lọc trong cuộc sống của Chúa muốn gửi gắm lại cho các thế hệ sau với nhiều ý nghĩa có thể áp dụng trong thực tế kèm theo những bài học quý giá .
Ý nghĩa 10 điều răn của Chúa
Ý nghĩa 10 điều răn của Chúa

Đạo Đức Chúa Trời có 10 điều răn:

Thứ nhất, thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự,
Thứ hai, chớ kêu Tên Đức Chúa Trời vô cớ,
Thứ ba, giữ ngày Chúa nhật,
Thứ bốn, thảo kính cha mẹ,
Thứ năm, chớ giết người,
Thứ sáu, chớ làm sự dâm dục,
Thứ bảy, chớ lấy của người,
Thứ tám, chớ làm chứng dối,
Thứ chín, chớ muốn vợ chồng người,
Thứ mười, chớ tham của người,
Mười điều răn ấy tóm về hai này mà chớ: Trước kính mến một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự, sau lại yêu người như mình ta vậy. Amen
Tài liệu tham khảo : 
  • Tìm hiểu kinh 10 Điều răn theo sách Giáo lý Công giáo công bố năm 1992
    (số trong ngoặc là số theo sách Giáo lý)
  • (Mười Điều răn giải thoát ta khỏi nô lệ tội lỗi, cho ta con đường sống, cho ta được sống đời đời (Mt 19,16-19)

Ý nghĩa 10 điều răn từ Chúa

Điều Răn 1 : Thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự.

 Ý nghĩa của câu này là : 
– Điều răn nhất bao gồm đức Tin, Cậy, Mến, Tôn thờ một Đấng không thay đổi và rất công minh. (2086).
1- Đức Tin đòi ta giữ gìn đức tin cách thận trọng.
Tránh những cố ý nghi ngờ những điều Giáo hội dạy phải tin, chối bỏ điều phải tin, bỏ đạo Công giáo.
2- Đức Cậy đòi ta chờ đợi sự chúc lành của Chúa và được hưởng phúc đời đời.
Tránh tuyệt vọng về phần rỗi, hoặc tự cao tự đại nghĩ tự mình có thể đạt phần rỗi không cần ơn Chúa giúp. (2090-91)
3- Đức Mến đòi ta kính mến Thiên Chúa trên hết mọi sự, mọi loài.
Tránh thái độ lãnh đạm, vô ơn, biếng nhác, nguội lạnh, thù ghét Chúa (2093-94).
4- Đức Tôn thờ đòi ta:
– Tôn thờ Chúa với niềm cung kính và suy phục tuyệt đối. (2096-97).
– Cầu nguyện, hy sinh và giữ lời khấn hứa (cách riêng bậc tu trì) (2098-2103).
– Phải Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của mọi người (2104-09).
. Cấm không được thờ thần linh nào khác ngoài một Thiên Chúa (2110).
. Cấm tin kiêng dị đoan, thờ đa thần, ngẫu tượng, tin bói toán, ma thuật, phù thủy, cậy nhờ Satan ma quỉ, gọi hồn người chết, đoán định tương lai, lấy số tử vi, chiêm tinh, tướng số, giải điềm, bói bài, lên đồng cốt… vì nó đi ngược lòng tôn vinh, kính sợ dành cho Thiên Chúa (2111-17).
. Cấm lời nói việc làm thách thức Thiên Chúa, phạm Thánh (nhất là phạm đến phép Mình Thánh), và mua bán thần Thánh (2118-22).
5- Việc tôn kính ảnh tượng Chúa Kitô, Đức Mẹ, các thiên thần, các Thánh của đạo Công Giáo không đi ngược điều Thiên Chúa cấm “tạc tượng ảnh” trong Cựu Ước, vì ngày nay việc tôn kính ảnh tượng dựa trên hình ảnh Ngôi Lời đã nhập thể (2129-33).

Điều răn 2: Chớ kêu Tên Đức Chúa Trời vô cớ

Ý nghĩa :

Điều răn hai đòi tôn kính, tuyên xưng Danh Chúa, vì Danh Chúa là Thánh, con người chỉ nói đến Thánh Danh Chúa để chúc tụng, ngợi khen .
– Không được dùng Danh Chúa cách bất kính

1- Phải tuyên xưng Danh Chúa cách nào?
– Bằng cách tuyên xưng đức tin của mình không sợ gì hết. Khi rao giảng và dạy Giáo lý phải có tâm tình tôn kính Danh Chúa Giêsu Kitô
– Ta nên kêu Tên Chúa khi nào?
– Khi bắt đầu ngày sống, khi gặp cơn cám dỗ, gặp nguy khó, ta làm dấu Thánh giá kêu cầu Chúa Ba Ngôi .
– Mỗi người Công Giáo có tên Thánh Bổn mạng Rửa tội, là để thánh nhân cầu bầu cho, và là gương sống thánh thiện cho ta
2- Cấm bất kính Danh Chúa là thế nào?
– Là cấm sử dụng cách bất xứng Thánh Danh Chúa Kitô, Đức Mẹ và các Thánh.
– Không giữ lời hứa nhân Danh Chúa.
– Nói phạm thượng (nói trong lòng hay ngoài miệng những lời oán trách, thách thức, nói xấu Chúa) là trực tiếp phạm giới răn này. Nói phạm thượng, tự nó là tội trọng
– Cấm chửi thề nhắc tới Danh Chúa, và nêu Danh Ngài vào những lời phù phép
– Cấm thề gian (lấy Danh Chúa làm chứng lời thề dối trá của mình. Cấm phản lời thề (thề rồi bỏ không giữ)

3. Điều răn 3: Giữ ngày Chúa nhật

Ý nghĩa của điều răn này :

Dự lễ: Đòi người Công giáo dự lễ Chúa nhật (chính ngày hoặc chiều áp). Cũng phải dự Thánh lễ các ngày lễ buộc (tại Hoa kỳ có 6 lễ), trừ khi được miễn vì lý do nghiêm trọng (bị bệnh, săn sóc trẻ sơ sinh) hay được vị chủ chăn mình miễn chuẩn. Ai lỗi phạm nghĩa vụ này một cách có suy nghĩ thì phạm tội trọng (2181).
Kiêng việc xác: Ngày Chúa nhật (Ngày của Chúa) được đặt ra để mọi người được nghỉ ngơi và rảnh rỗi để vun trồng đời sống văn hoá, nội tâm cá nhân, gia đình, từ thiện xã hội và tôn Giáo (2184-86).
– Những truyện khẩn cấp của gia đình, hoặc lợi ích của xã hội là những lý do chính đáng để miễn chuẩn việc buộc nghỉ ngơi ngày Chúa nhật. Nhưng đừng để sự miễn chuẩn thành tập quán có hại cho tôn Giáo, đời sống gia đình, cho sức khỏe (2185).
– Người có quyền, phải tránh đòi hỏi người khác làm những điều có thể ngăn cản họ giữ ngày của Chúa.

4. Điều răn bốn: Thảo kính cha mẹ

 Ý nghĩa của điều răn này :

– Điều răn này dạy phải tôn kính, yêu mến, biết ơn cha mẹ, Ông bà, Tổ tiên; học trò với thầy; công nhân với chủ nhân; cấp dưới với cấp trên; công dân với chính quyền, với quê hương, và ngược lại .
– Gia đình Công Giáo phải tôn trọng vấn đề : sinh sản, giáo dục con cái, cầu nguyện, đọc Lời Chúa hằng ngày củng cố đức ái trong gia đình, loan báo Tin mừng của Chúa.
– Con cái phải yêu mến, tôn kính, biết ơn, vâng lời, giúp đỡ cha mẹ khi các ngài còn sống, và cầu nguyện khi đã qua đời.
– Anh chị em trong gia đình, hãy chịu đựng lẫn nhau  .
– Các Kitô hữu phải biết ơn những ai đã đưa mình vào Giáo hội (bà con, ông bà, đỡ đầu, chủ chăn, Giáo lý viên, thầy dạy, bạn bè).
– Gia đình công Giáo với xã hội: Gia đình phải biết chăm sóc các em nhỏ, người lớn, người đau yếu, tật nguyền, nghèo khó .
– Bổn phận cha mẹ (người Giám hộ): Sinh, dưỡng, Giáo dục luân lý, đào tạo tinh thần. Tôn trọng con cái như những “con người” và “con Chúa”, làm gương sáng cho con . Cha mẹ chọn trường cho con học, hướng dẫn con chọn nghề nghiệp và bậc sống .
– Bổn phận các nhà cầm quyền: Phải dùng quyền bính để phục vụ, không được truyền dạy những điều trái phẩm giá con người và trái luật tự nhiên . Thượng cấp phải xử sự công bằng phân phối đồng đều, khôn ngoan nhắm lợi ích công cộng .

5. Điều răn 5 : Chớ giết người

a/ Điều răn này cấm cố ý giết người trực tiếp. Giết trẻ thơ (phá thai), giết anh em, cha mẹ, vợ chồng, làm chết sớm… đều là những tội thật nặng nề. – Cũng không được cố ý gián tiếp gây nên cái chết của một người. Không được để chết đói, buôn bán trục lợi gây nên chết đói (2268-69)
b/ Cấm tự tử (2280), làm hại sức khoẻ: như ăn uống quá độ, hút thuốc quá đáng, say rượu, lái xe, lái tầu quá lẹ gây nguy hiểm chết người (2290), xài ma túy, buôn bán ma túy là lỗi nặng (2291).
c/ Cấm gây gương xấu. Gương xấu có thể sinh ra từ thời trang hoặc dư luận (2286).
d/ Cấm giận ghét tha nhân. Giận ghét tới mức muốn giết hoặc đả thương cách có suy nghĩ, thì phạm đức ái cách nặng (2302). Chúa dạy tha thứ, yêu thương cả kẻ thù.

6. Điều răn 6 : Chớ làm sự dâm dục

Điều răn này đòi tránh những lỗi phạm đức Khiết tịnh theo bâc sống .

a/ Những lỗi phạm đức Khiết tịnh:
– Thủ dâm (masturbation) là tự ý kích thích bộ sinh dục mình để tìm khoái cảm xác thịt),
– Thông dâm (fornication) là quan hệ xác thịt giữa người nam và người nữ ngoài hôn nhân.
– Khiêu dâm (Pornography) qua Sách báo và tranh ảnh: chủ ý phô bày cho người khác những tác động tính dục, thực hiện qua tưởng tượng hoặc từ thân mật nam nữ,
– Mãi dâm (Prostitution): Tự hiến những lạc thú tình dục cho người khác,
– Cưỡng hiếp (Rape): Dùng bạo lực cưỡng bức người ta ân ái với mình,
– Đồng tính Luyến ái (Homosexuality): Hai nam hoặc hai nữ có những hành vi phái tính với nhau.

b/ Những vi phạm trong đời sống vợ chồng:
– Ngoại tình (Adultery): Người đã có vợ chồng ân ái với người khác ,
– Li dị (divorce): Vợ chồng muốn đứt đoạn cam kết tự do chung sống trọn đời .
– Đa thê (Polygamy): Một chồng nhiều vợ, điều này không hợp kế hoạch của Thiên Chúa,
– Loạn luân (Incest): Quan hệ ái ân giữa bà con ruột thịt, bà con thông gia, ở cấp bậc họ hàng cấm không được kết hôn với nhau .
– Sống chung không hôn thú (Free union): Quan hệ ân ái như vợ chồng, nhưng không chấp nhận hình thức pháp lý công khai, – Hôn nhân thử (Trial marriage): Giao hợp trước hôn phối với ý hướng lấy nhau.
Tất cả những hình thức này đều nghịch luân lý và không được rước lễ .

7. Điều Răn 7 : Chớ lấy của người

a/ Điều răn 7 cấm trộm cắp (nghĩa là chiếm tài sản tha nhân trái ý họ).
b/ Cấm chiếm đoạt hoặc giữ của cải của người khác cách bất công (giữ của cho mượn, giữ của đánh mất, gian lận trong việc mua bán, trả công thiếu công bằng, nâng giá cả lừa người quẫn bách).
c/ Đầu cơ để thay đổi giá cả, hối lộ làm sai lệch quyết đoán của người thi hành pháp luật, tự chiếm cho mình tài sản công, làm ăn cẩu thả gây hại cho chủ, gian thuế, giả mạo hóa đơn, chi tiêu lãng phí, cố ý gây hại của tư, của công .
d/ Không giữ lời hứa, không giữ hợp đồng đã ký kết .
đ/ Cờ bạc hay cá độ, nếu người chơi bị tước hết những gì cần thiết để lo cho bản thân và gia đình. Cá độ bất công hay gian lận cờ bạc là tội nặng, trừ khi thiệt hại nhẹ hay người bị hại coi là nhẹ .
e/ Thú vật: không xứng, khi tiêu xài những món tiền lớn cho chúng hơn dành cho anh em nghèo khổ. Cũng không xứng khi dành cho loài vật những trìu mến chỉ dành cho con người .

8. Điều Răn 8 : Chớ làm chứng dối

a/ Điều răn tám cấm điều gì?

Cấm dối trá trong mọi giao tiếp với tha nhân:
– Nói dối, nói xấu, nói hành, nói oan, nói hay làm…hạ danh giá người ta, làm chứng gian , thề gian, lỗi lời thề.
Nói dối có thể thành nặng khi phạm công bình, bác ái cách nghiêm trọng. (2482- 86).

b/ Bồi thường thế nào cho đúng phép?
– Bất cứ tội nào phạm đến đức công bằng và chống lại sự thật đều buộc phải bồi thường, dù kẻ phạm tội đã nhận được ơn tha thứ qua bí tích giải tội. Khi không thể sửa lại thiệt hại cách công khai, thì phải làm cách kín đáo. Nếu không thể trực tiếp đền bù cho kẻ bị thiệt, thì phải đền bù theo tinh thần. Đền bù thanh danh thường có tính cách tinh thần, nhưng cũng có khi bằng vật chất, tùy thiệt hại gây cho tha nhân. Đây là nghĩa vụ buộc lương tâm.
c/ Cũng phải giữ bí mật toà giải tội và bí mật nghề nghiệp, bí mật quốc gia, trừ trường hợp ngoại lệ khi sự giữ sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho người giữ hoặc nhận bí mật, cho đệ tam nhân, mà chỉ có thể tránh hại bằng sự tiết lộ bí mật đã nghe.
d/ Cả những truyện riêng tư mà không có lời thề giữ bí mật cũng không được tiết lộ, nếu có hại cho tha nhân, trừ khi có lý do nghiêm trọng tương xứng .

9. Điều răn 9 : Chớ muốn vợ chồng người

Điều răn chín cấm điều gì?
a/ Cấm sự thèm muốn xác thịt .
b/ Sự trong sạch đòi phải có sự nết na.
Nết na từ chối phơi bày ra những gì cần phải giấu kín, nết na hướng dẫn cái nhìn và cử chỉ cho phù hợp với nhân phẩm, tránh tò mò không lành mạnh. . Sự nết na của thân xác chống lại những khai thác của tính khoái nhìn thân thể con người, nơi một số tranh quảng cáo, cũng chống lại một số phương tiện truyền thông đại chúng đa đi quá trớn trong việc phô bày những chuyện thầm kín. Sự nết na khuyên người ta chống lại những quyến dũ của thời trang.
Dạy sự nết na cho trẻ em và cho các thiếu niên là gợi cho chúng ý thức về sự tôn trọng nhân vị con người .

10. Điều Răn 10 : Chớ tham của người

Điều răn mười cấm không được ước muốn và tìm cách chiếm đoạt của cải tha nhân.
a/ Cũng cấm để lòng phạm những điều bất công, làm thiệt hại tài sản tha nhân .
b/ Những con buôn ước ao thấy sự đói kém để họ bán hàng đắt lên, những kẻ mong ước thấy đồng bào sống cơ cực để họ kiếm lời, những y sĩ mong có nhiều bệnh nhân, những người thuộc giới luật pháp mong có nhiều vụ kiện quan trọng .
c/ Cấm ghen tương tha nhân, buồn phiền khi thấy người khác có của cải, và rất ước ao chiếm cho mình dù bằng cách bất chính. Khi muốn làm thiệt hại nặng cho tha nhân, thì là tội trọng

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *