20 mẫu phòng khách phong cách Indochine đẹp và bắt mắt

Thoạt đầu khi thấy nhìn thấy chữ “Indochine” có vẻ khá Tây, nên nhiều người cứ nghĩ nó là một phong cách thẩm mỹ hay văn hoá của các nước thuộc Châu Âu hoặc Châu Mỹ. Nhưng sự thật không phải vậy. Indochine chính là từ để chỉ Đông Dương. Vậy thì phòng khách phong cách Indochine chỉ đơn giản là phòng khách mang thẩm mỹ của thời Đông Dương. Và ngoài tính chất sang trọng, cổ điển mà phong cách này mang lại cho nhà bạn thì nó còn mang lại những ưu điểm gì khác cho ngôi nhà của bạn hay không? Cùng theo dõi bài viết để tìm hiểu kỹ hơn về phong cách Indochine này nhé.

Thế nào là phong cách Indochine (phong cách Đông Dương)?

Tìm hiểu về thuật ngữ “Indochine”

Ngỡ lạ nhưng lại quen, Indochine thực chất chỉ là từ tiếng Pháp của cụm “Đông Dương”. Cho nên phong cách Indochine còn được biết đến với cái tên thân thuộc hơn đối với người Việt Nam là phong cách Đông Dương.

Sự hình thành của thuật ngữ “Indochine”Sự hình thành của thuật ngữ “Indochine”

Phong cách Indochine này không chỉ dừng lại trên phương diện thẩm mỹ, nghệ thuật ví dụ như áp dụng để trang trí phòng khách phong cách Indochine, bình hoa họa tiết Indochine hay gạch họa tiết Indochine,… mà nó còn mang cả ý nghĩa về văn hóa, lịch sử của một thời đại đã đi qua – thời Pháp thuộc trị vì 6 nước Đông Dương.

Nguồn gốc của từ “Indochine” này được hình thành sau khi Pháp chiếm đóng được một vùng bán đảo thuộc Đông Nam Á, Châu Á. Gồm có 6 quốc gia và trong đó có cả Việt Nam:

  • Thái Lan
  • Lào
  • Campuchia
  • Việt Nam
  • Myanmar
  • Một phần của quốc gia Malaysia

Từ năm 1887 cho đến 1954 thì 6 quốc gia và vùng lãnh thổ kể trên đều là thuộc địa của Pháp và chịu sự cai trị tàn độc, bóc lột dã man của đế quốc thực dân Pháp này. Và tên gọi chung để nói đến khu vực gồm 6 nước mà Pháp đang cai trị thời bấy giờ là “Indochine” hay còn được hiểu là “Đông Dương”.

Tham khảo thêm :

Khái quát về khái niệm “phong cách Indochine”?

Phong cách Indochine hay còn được biết đến với cái tên quen thuộc hơn với người Việt Nam là phong cách Đông Dương. Đây chính là phong cách mà ở nó sự kết hợp hài hòa giữa phong cách phương Tây và phương Đông đã đạt đến đỉnh điểm của thẩm mỹ, tạo nên một tầm cao mới. Chính vì thế mà người ta ưu ái đặt cho nó một cái tên – Indochine.

Như đã nói từ trước, phong cách này được ra đời từ khoảng những năm 90. Cho nên nó mang ảnh hưởng của phong cách, nghệ thuật Pháp đương thời là khá nhiều. Bởi chính Pháp là người đã đem những kiến trúc Tân Cổ điển có nó sang Việt Nam. 

Nhưng cũng không thể nào phủ nhận rằng, nhờ vậy mà Việt Nam có được những nét đặc trưng thẩm mỹ về nghệ thuật và kiến trúc trong một thời kỳ lịch sử để nhắc về nó như một sự hồi tưởng khoảng thời gian mà chiến tranh đã đi qua.

Khởi đầu của phong cách Indochine là phong cách tân cổ Pháp. Dần dần về sau này đã được “nhiệt đới hóa” để phù hợp với đặc trưng khí hậu tại các nước Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng.

Khái quát về phong cách Indochine (Đông Dương)Khái quát về phong cách Indochine (Đông Dương)

Sau này, phong cách Đông Dương tại Việt Nam còn có những sự thay đổi rõ rệt hơn nhờ việc sử dụng chất liệu thuần Việt và các họa tiết của dân tộc. Đã tạo nên những kiệt tác kiến trúc. Cho đến nay nó vẫn đã và đang được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Mà được vận dụng nhiều nhất phải nói đến lĩnh vực trang trí nhà cửa, thiết kế nội thất. Ví như áp dụng để trang trí phòng khách phong cách Indochine chẳng hạn.

Lịch sử phát triển qua 3 giai đoạn của phong cách Đông Dương

Trước khi trở thành kiến trúc được nhiều người ưa chuộng, sử dụng để trang phí nhà mình có khu vực phòng khách phong cách Indochine. Nó phải trải qua ba thời gì, giai đoạn phát triển sau đây để có vẻ đẹp hoàn thiện, phù hợp nhất với văn hóa Việt Nam thời đại bây giờ.

Thuận theo dòng chảy của thời gian và lịch sử. Sự du nhập của phong cách cổ điển Pháp tới Việt Nam để tạo nên phong cách Đông Dương như ngày nay mà ta biết đến được chia ra thành 3 giai đoạn phát triển khác nhau. 

Và các công trình được xây dựng trong từng giai đoạn khác nhau theo phong cách Indochine chính là minh chứng cho nét giao thoa văn hóa giữa các quốc gia và giữa các thời đại với nhau.

Giai đoạn thứ nhất của phong cách Indochine tại Việt Nam

Giai đoạn này diễn ra vào thời điểm thập niên thứ 80, 90 của cuối thế kỷ thứ XIX và đầu thế kỷ XX. Theo như các nhà nghiên cứu về nghệ thuật. Người ta nói rằng đây chính là giai đoạn “áp đặt” của phong cách Indochine.

Được gọi là giai đoạn áp đặt cũng bởi vì khoảng thời gian này Pháp đã đem nguyên bản phong cách kiến trúc của Pháp thời đó để áp dụng việc xây dựng các công trình tại Đông Dương.

Các công trình phong cách Đông Dương thời đó mang thiên hướng quân sự khá đậm nét. Thể hiện tính áp chế, phô trương quyền lực và sự giàu có của chế độ chủ nghĩa thực dân Pháp.

Nhưng không có nghĩa là đến nay giai đoạn “áp đặt” này của phong cách Đông Dương không được sử dụng. Đối với những người có xu hướng muốn thể hiện quyền lực thì phòng khách phong cách Indochine giai đoạn này là sự lựa chọn lý tưởng dành cho họ.

Giai đoạn thứ 2 của phong cách Indochine

Bắt đầu vào giai đoạn này, phong cách Indochine tại Việt Nam nói riêng và các nước thuộc khu vực Đông Dương nói chung đã có nhiều sự thay đổi. Thông qua việc chạy theo các trào lưu phong cách kiến trúc mới trên thế giới vào đầu thế kỷ XX như: Art Nouveau hay Art Deco,…

Nét đặc trưng ở giai đoạn thứ 2 của Indochine styleNét đặc trưng ở giai đoạn thứ 2 của Indochine style

Đến khoảng thời điểm này, ngoài việc áp dụng phong cách kiến trúc phương Tây ra thì còn phải chú trọng về vấn đề khí hậu. Làm sao để thay đổi một chút để phù hợp hơn với thời tiết tại Việt Nam nhưng vẫn giữ được những nét đặc trưng của kiến trúc Pháp cổ.

Bắt đầu từ đầu thế kỷ 20 cho đến thập niên 30, 40 thế kỷ 20. Nét kiến trúc của nước ta không còn mang nét cũ mà chạy theo các trào lưu mới như phong cách Art Nouveau, phong cách Art Deco,… Thiết kế chú trọng vào các giải pháp để thích hợp với khí hậu vùng miền và văn hóa thuộc địa. 

Nếu như bạn là một người yêu thích đường cong hay các họa tiết dân tộc Chăm, Khmer thì đây giai đoạn kiến trúc này xứng đáng được áp dụng vào phòng khách phong cách Indochine của bạn.

Giai đoạn 3 của phong cách Indochine

ìn chung xu hướng của phong cách Indochine giai đoạn cuối cùng này có sự chuyển mình đột phá và khá khác biệt với phong cách Đông Dương thuở mới hình thành. Giai đoạn 3 này nằm trong khoảng những năm 1930 cho nên cái mà người ta muốn chính là bắt kịp xu hướng nghệ thuật, thẩm mỹ trên thế giới.

Lúc này thì những đường cong mềm mại trong phong cách Indochine cũ dần dần được thay thế bởi các khối vuông đổ bê tông cốt thép nhưng chính điều đó lại khiến cho tổng thể trong phòng khách phong cách Indochine sẽ tính tế và hiện đại hơn.

Phong cách Indochine qua từng thời kỳ tại Việt NamPhong cách Indochine qua từng thời kỳ tại Việt Nam

Tuy nhiên, những gì còn là nét đặc trưng của tân cổ Pháp thì vẫn được giữ lại. Bởi nếu không còn ảnh hưởng thì kiến trúc Pháp thì sẽ không được gọi là phong cách Indochine nữa. 

Có thể nói cho đến thời điểm hiện nay, phong cách Indochine vẫn rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Không những bởi giá trị thẩm mỹ mà nó mang đến còn là cả giá trị về văn hóa, lịch sử bà bản sắc dân tộc Việt Nam.

Top 20 phòng khách phong cách Indochine đẹp và bắt mắt nhất hiện nay

Dưới đây là hình ảnh của 10 mẫu phòng khách phong cách Indochine thuộc top 20, phù hợp với tiêu chí thời hiện đại.

Style Indochine 1Style Indochine 1

Style Indochine 2Style Indochine 2

Style Indochine 3
Style Indochine 3

Style Indochine 4Style Indochine 4

Style Indochine 5Style Indochine 5

Style Indochine 6Style Indochine 6

Style Indochine 7Style Indochine 7

Style Indochine 8Style Indochine 8

Style Indochine 9Style Indochine 9
Style Indochine 10Style Indochine 10

 Với 20 mẫu phòng khách phong cách Indochine đẹp và bắt mắt được chúng tôi tổng hợp lại hi vọng sẽ giúp mọi người lựa chọn được 1 mẫu phù hợp với gia đình và thiết kế riêng của mình nhé.

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *