Giao thừa là gì? Các việc nên làm trong thời gian giao thừa

Lại sắp chuẩn bị đón một năm mới xuân sang, năm cũ đã qua chúng ta hãy tạm thời gác lại những chuyện không vui, không may mắn để cùng nhau đón khoảnh khắc giao nhau giữa năm mới và năm cũ đầy hạnh phúc. Trong phong tục của Việt Nam đêm giao thừa là gì và các việc nào nên làm trong thời gian giao thừa? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho các bạn hết tất cả, đừng bỏ lỡ nhé.

Đêm giao thừa là gì?

Giao thừa trong tiếng Anh có nghĩa là “Eve” và  ngay tại thời khắc giao nhau giữa năm mới và năm cũ là New year’s eve. Đối với những quốc gia bên phương Tây và bên phương Đông, khoảnh khắc giao thừa diễn ra đúng vào đêm ngày 31 tháng 12 dương lịch.

Vào dịp giao thừa này, họ thường sẽ tổ chức lễ hội được gọi là Countdown – mang ý nghĩa đếm ngược tới thời khắc chuyển giao năm mới và bắn pháo hoa đúng vào ngay thời điểm 0 giờ 0 phút ngày 1 tháng 1.

Giao thừa là khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới

Giao thừa là khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới

Vậy giao thừa là gì? Giao thừa được bắt đầu từ thời khắc đúng 0 giờ và 0 Phút và 0 giây, thời khắc chuyển giao giữa năm cũ với năm mới, vào ngay lúc đồng hồ điểm 12 giờ cũng chính thức bước sang ngày đầu tiên của năm mới, ngoài ra đánh dấu cột mốc, kết thúc mọi thứ trong năm cũ theo âm lịch. 

Đêm giao thừa còn có được gọi với cái tên khác là đêm Trừ Tịch, bắt đầu từ 11h đêm vào ngày 30 tháng 12 đến 1h sáng đúng mùng 1 Tết chính là đêm linh thiêng nhất ở trong phong tục của mọi gia đình Việt. 

Tham khảo thêm :

Thời điểm chuyển giao này cũng là thời khắc mà mọi gia đình người Việt Nam cùng nhau làm lễ thắp hương cúng bái tổ tiên và cùng nhau quây quần bên gia đình, trao đi những yêu thương. Tiễn mọi thứ trong năm cũ qua đi để đón một năm mới, cầu cho sức khỏe, đem đến may mắn tài lộc, gia đình an khang thịnh vượng phù hộ tất cả thành viên trong gia đình.

Nguồn gốc và ý nghĩa cúng đêm giao thừa là gì?

Nguồn gốc xuất phát của cúng giao thừa là gì?

Nguồn gốc cúng giao thừa là gì? Trong dân gian quan niệm rằng, sẽ có 12 vị thần thánh là Hành khiển và Phán quan nhà trời, họ được tượng trưng cho 12 con giáp bắt đầu từ con giáp Tí đến con giáp Hợi, thay phiên nhau lên xuống để cai quản trông coi công việc ở dưới hạ giới.

Và cứ đúng sau mỗi hạn chu kỳ 12 năm, nhiệm vụ cai quản hạ giới lại quay ngược trở về cho vị Hành khiển đầu tiên cai trị

Các quan nhà Trời bao gồm có ông Thiện và ông Ác. Ông Thiện với nhiệm vụ chuyên đi phù hộ, độ trì cho loài người, bạn cho họ mọi điều vô cùng tốt đẹp và may mắn, còn riêng ông Ác, ổng có nhiệm vụ gây ra lũ lụt, nạn hạn hán, mùa đói kém và mất mùa. 

Mỗi việc hai ông Thiện, ông Ác làm trong năm đó cho dù là việc lành hay việc dữ đều là được các quan Hành khiến sớ tấu rồi dâng lên Ngọc Hoàng.

Nguồn gốc cúng giao thừa bắt nguồn từ quan niệm dân gian

Nguồn gốc cúng giao thừa bắt nguồn từ quan niệm dân gian

Chính vì thế, vào đúng lúc nửa đêm tức giao thừa , 2 ông quan Hành khiển cũ và ông quan Hành khiển mới sẽ bàn giao công việc cho nhau, nhà nhà đều cúng nhau thực hiện lễ cúng để mong các vị Hành khiển cũ lẫn mới có thể dâng lên cho Ngọc Hoàng những điều tốt đẹp.

Ý nghĩa của việc cúng đêm giao thừa là gì?

Ý nghĩa của lễ cúng giao thừa là gì? Lễ cúng giao thừa diễn ra hàng năm được xem như một nghi lễ cúng để tống cựu nghinh tân, mang hàm ý tiễn các vị thần có mặt trong năm cũ và chào đón các vị thần trong năm mới xuống với hạ giới để cai quản công việc.

Lễ cúng giao thoa này còn có ý nghĩa cầu mong cho những vị Thần linh, các vị gia tiên phù hộ độ trì và chứng giám cho gia đình chào đón một năm mới thật sự bình an, luôn luôn hạnh phúc, đón nhận tất cả mọi điều tốt đẹp, may mắn.

Trong tâm niệm của mỗi con người Việt Nam, lễ cúng giao thừa được thực hiện với thái độ vô cùng cẩn trọng bởi vì người ta luôn tin rằng những điềm hay hoặc điềm dở sẽ xảy ra vào khoảnh khắc trong giây phút này đều có liên quan tới mọi điều hay, điều dở của những thành viên của gia đình trong năm mới. 

Những việc nên làm trong đêm giao thừa là gì?

Giữ tiền ở trong túi :

Vào trong thời khắc mà chuyển giao giữa năm cũ với năm mới, phải luôn ghi nhớ rằng giữ một ít tiền lẻ ở bên trong túi nhé. Việc làm này còn được xem là một trong các cách giữ tiền mà chúng ta phải làm trước đêm giao thừa, bởi vì chúng sẽ giúp cho ta mang lại được tài vận trong cả năm. 

Mua vôi để trong nhà:

Việc mua vôi mang trong đêm giao thừa là gì? Mua vôi là hành động phải làm trong khoảnh khắc trước khi chào đón năm mới. Nhiều người dân Việt Nam quan niệm rằng vào hôm 30 Tết, gia chủ hãy đi mua vôi rồi rắc quanh 4 góc nhà, việc rắc vôi này sẽ giúp chúng ta xua đuổi tà ma và các vận xui xẻo của năm cũ. Từ đó, sẽ giúp cho ta chào đón năm mới có nhiều may mắn hơn. 

Giao thừa là thời điểm gia đình đoàn tụ

Giao thừa là thời điểm gia đình đoàn tụ

Quên hết chuyện buồn ở trong năm cũ: 

Người Việt chúng ta luôn quan niệm rằng, năm mới là một năm đón mọi điều mới, những điều may mắn, tốt đẹp. Và để đón được tất cả các điều này thì cách làm tốt nhất để thực hiện là quên hết những chuyện buồn, chuyện làm mình khó chịu trong năm cũ. Hãy sống thật lạc quan với tinh thần luôn tích cực, mang niềm vui đến mọi người.

Ăn 12 quả nho trong đêm giao thừa:

Theo phong thủy của người phương Đông, nho là loại hoa quả được tượng trưng cho những tháng ở trong năm với mong muốn mang lại những điều tốt lành nhất. Và khi ta ăn 12 quả nho thì có nghĩa là ta đang cầu mong cho một năm 12 tháng luôn thuận lợi, gặp nhiều may mắn và sẽ thành công trong mọi việc.

Dọn dẹp nhà cửa trước khi đón giao thừa:

Thông thường mỗi khi đến năm mới chúng ta đều phải dọn dẹp lại nhà cửa để chào đón năm mới thật sạch sẽ. Ý nghĩa việc dọn dẹp lại nhà cửa trước khi giao thừa là gì?

Dọn dẹp nhà cửa trước đêm giao thừa

Dọn dẹp nhà cửa trước đêm giao thừa

Dọn dẹp nhà cửa trước khi giao thừa cũng có lẽ đã là một cụm từ đã khá quen thuộc vào mỗi dịp lễ Tết. Hành động này được xem là xua đuổi những vận không may trong năm cũ và chào đón những điều tốt đẹp trong năm mới. Xuân về người người nhà nhà đều dọn nhà dọn cửa cho thật sạch sẽ để đón ông bà tổ tiên trở về quay quần với con cháu. 

Tắm nước mùi trước đêm giao thừa:

Tắm nước mùi cũng là một trong các phong tục xuất hiện từ rất lâu đời của con người Việt, nhưng cho đến hiện nay thì ở trong cuộc sống ngày càng hiện đại loại phong tục này đang bị mai một đi. Chúng vẫn chưa hoàn toàn biến mất, tắm nước mùi như tắm lá bưởi, vỏ bưởi,… với mục đích xua đuổi đi vận xui, tẩy sạch bụi bẩn của năm cũ, mùi hương thu hút điều may mắn cho năm mới.

Thanh toán tất cả nợ nần còn tồn đọng:

Dân gian có câu chuyện của năm cũ hãy giải quyết trong năm cũ đừng để tồn đọng qua năm mới. Đặc biệt là chuyện nợ nần, hãy trả hết nợ tại thời điểm cũ bởi vì day dưa qua năm mới sẽ đem đến nhiều điều không may.

Tổ chức ăn tất niên:

Một bữa ăn tất niên với mục đích đoàn tụ gia đình và bạn bè cũng được xem như là nghi lễ, phong tục vô cùng tốt đẹp của con người Việt Nam. Điều này khiến mọi thành viên yêu thương, khắng khít với nhau hơn, bạn bè càng thêm thân thiết mãi không xa rời.

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *