Logia là gì? Các quy định về Logia mới nhất

Logia hay lô gia là cụm từ đã không còn quá xa lạ với nhiều người hiện nay. Đặc biệt là trong lĩnh vực thiết kế, xây dựng các công trình kiến trúc. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ logia là gì cũng như các quy định về logia mới nhất như thế nào. 

Logia là gì?

Với những căn hộ chung cư cao cấp hay các công trình xây dựng hiện đại có quy mô quốc gia thì việc thiết kế lo gia sẽ giúp tạo nên được nhiều sự cuốn hút cũng như tạo nên cảm giác gần gũi với thiên nhiên hơn cho người sử dụng. Bên cạnh đó, những công trình này cũng thường sử dụng ban công trong thiết kế để tạo nên sự sáng tạo, thu hút và xanh mát hơn. 

Vậy logia là gì? Theo các chuyên gia chia sẻ thì logia là phần công trình được xây âm vào trong mặt bằng nhà. Hiểu một cách đơn giản hơn thì lo gia chính là chiếc ngăn kéo. Khi đẩy vào trong thì sẽ là logia còn khi kéo ra ngoài thì sẽ là ban công. Không giống như ban công, logia thường được che chắn một cách rất cẩn thận, bởi được xây thụt vào bên trong. 

Logia được chia thành hai loại chính là logia dùng để phục vụ và logia dùng để nghỉ

Logia được chia thành hai loại chính là logia dùng để phục vụ và logia dùng để nghỉ

Logia được chia thành hai loại chính là lo gia dùng để phục vụ và logia dùng để nghỉ. Trong đó, logia dùng để nghỉ thường sẽ được thiết kế gắn liền với phòng sinh hoạt chung hoặc phòng ngủ. Còn đối với những loại lo gia sử dụng để phục vụ thì sẽ gắn liền với công trình nhà vệ sinh hoặc nhà bếp. 

Hiện nay, các công trình kiến trúc mang hơi hướng hiện đại thì logia được sử dụng rất phổ biến. Tuy nhiên, mục đích chính vẫn là dùng để phơi quần áo. Ngoài ra, với những chung cư hay tòa nhà cao tầng thì để đảm bảo an toàn nên thay vì sử dụng ban công thì buộc phải sử dụng logia. 

Các quy định về Logia mới nhất

Sau khi đã hiểu rõ logia là gì thì bạn cần phải tìm hiểu về những quy định mới nhất của logia. Bởi đây chính là một trong những yếu tố giúp cho những thành viên trong gia đình được đảm bảo tính mạng và sức khỏe. Tùy thuộc vào mỗi quốc gia mà logia sẽ có những quy định khác nhau. Cụ thể như sau: 

Lan can lo gia từ tầng 3 trở lên cần phải được tạo nên từ chất liệu chống cháy nổ, không cháy nếu nhà ở, chung cư cao tầng. Hiện nay, hầu hết lan can logia thường được tạo nên từ bê tông cốt thép, thép không gỉ cao cấp, nhôm. Bởi đây đều là những vật liệu không chỉ giúp đảm bảo an toàn cho con người mà còn có khả năng chịu nhiệt, chịu lực và độ bền cao. 

Trong thiết kế logia dù sử dụng với mục đích là gì thì cũng cần hạn chế dùng chất liệu kính

Trong thiết kế lo gia dù sử dụng với mục đích là gì thì cũng cần hạn chế dùng chất liệu kính

Trong thiết kế logia dù sử dụng với mục đích là gì thì cũng cần hạn chế dùng chất liệu kính. Bởi đây là chất liệu có độ bền không cao, dễ vỡ hơn rất nhiều so với những loại chất liệu khác. Ngoài ra, kính còn có thể gây ảnh hưởng tới những khu vực xung quanh nếu chẳng may đổ vỡ, không đảm bảo an toàn. 

Với những căn hộ chung cư không thiết kế logia thì yêu cầu bắt buộc là phải có ít nhất một cửa sổ với kích thước nhỏ nhất là 60 x 60 cm. Bởi nó sẽ giúp căn nhà được đảm bảo độ thông thoáng. Đồng thời nếu có sự cố xảy ra thì ô cửa sổ này cũng sẽ có khả năng phục vụ quá trình cứu nạn, cứu hộ. 

Một số ưu và nhược điểm của logia

So với ban công thì logia sẽ mang tới nhiều ưu điểm nổi bật hơn. Sau đây là một số những ưu và nhược điểm của logia mà bạn có thể tham khảo:

Ưu điểm

  • Xung quanh được bao bọc nên bởi tường nhà nên có thể giúp các thành viên trong gia đình được đảm bảo an toàn.
  • Không khiến cho những công trình kế bên bị ảnh hưởng bởi nó chỉ gói gọn, độc lập, và có khả năng riêng tư. 
  • Sàn được thiết kế kế và có kết cấu như một căn nhà nhỏ nên mang tới khả năng chịu được tác động lực tốt. 
  • Ít bị ảnh hưởng, tác động bởi những yếu tố từ môi trường và thời tiết nên mang đến tuổi thọ cao. 
  • Đa năng về công dụng khi có khả năng vừa sử dụng để phơi quần áo lại vừa có thể dùng làm không gian trồng cây xanh hoặc làm phòng nghỉ vào mùa hè. 

Logia ít bị ảnh hưởng, tác động bởi những yếu tố từ môi trường và thời tiết nên mang đến tuổi thọ cao

Lo gia ít bị ảnh hưởng, tác động bởi những yếu tố từ môi trường và thời tiết nên mang đến tuổi thọ cao

Nhược điểm

  • Góc nhìn toàn cảnh ra bên ngoài bị hạn chế bởi xung quanh được che chắn để đảm bảo an toàn. 
  • Tốn diện tích không gian trong nhà hơn so với ban công. 

Logia tốn diện tích không gian trong nhà hơn so với ban công

Logia tốn diện tích không gian trong nhà hơn so với ban công

So sánh ban công và logia

Logia và ban công trên thực tế có rất nhiều điểm tương đồng. Thế nên, đã có không ít người dùng bị nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ này. Sau đây là một số những điểm giống và khác nhau giữa ban công và lô gia mà bạn nên tham khảo: 

Giống nhau

Cả ban công và lo gia đều có điểm chung là đều được ứng dụng phổ biến ở các tòa nhà chung cư, kiến trúc nội thất nhà ở,… để làm tăng tính thẩm mỹ và phục vụ nhu cầu sử dụng cũng như sở thích của người dùng. Bởi đây chính là không gian mang đến sự thoải mái, thư giãn khi ngắm nhìn khung cảnh xung quanh và tạo cảm giác gần gũi hơn với thiên nhiên.

Cả logia và ban công đều được tạo nên từ chất liệu có khả năng chịu nhiệt, chịu lực tốt

Cả lo gia và ban công đều được tạo nên từ chất liệu có khả năng chịu nhiệt, chịu lực tốt

Bên cạnh đó, cả logia và ban công đều được tạo nên từ chất liệu có khả năng chịu nhiệt, chịu lực tốt như: Bê tông, thép, gỗ,… Ngoài ra, cốt thép bê tông cũng là vật liệu chủ yếu để tạo nên ban công hay lo gia để mang đến sự an toàn, chắc chắn. Không chỉ vậy, cả ban công và logia cũng đều có điểm chung là chiều cao tiêu chuẩn từ 1 – 1.4m. Đối với nhà ở cao trên 9m và chung cư thì lan can phải chiều cao tối thiểu là 1.5m

Khác nhau

Sau đây là một số điểm khác biệt giữa logia và ban công mà bạn nên tham khảo:

Kết cấu

Logia là bộ phận âm ở tường nhà và có thiết kế khoét sâu. Thế nên, lo gia sẽ tạo với tổng thể căn nhà một khối thống nhất. Còn ban công là phần công trình được thiết kế nhô hẳn ra bên ngoài so với bề mặt ngôi nhà. Từ đó giúp cho gia chủ có thể dễ dàng nhìn ngắm mọi khung cảnh xung quanh một cách trọn vẹn nhất. 

Logia là bộ phận âm ở tường nhà và có thiết kế khoét sâu nên sẽ tạo với tổng thể căn nhà một khối thống nhất

Logia là bộ phận âm ở tường nhà và có thiết kế khoét sâu nên sẽ tạo với tổng thể căn nhà một khối thống nhất

Hướng nhìn

Bởi lo gia có đặc điểm là che chắn xung quanh nên tầm nhìn từ trong ra sẽ hạn chế, hầu như chỉ thấy được đằng trước. Tuy nhiên, thiết kế này lại đảm bảo an toàn hơn so với ban công. 

Còn khi nhìn từ trong ra thì ban công sẽ mang tới một khung cảnh rộng rãi, thoáng đãng hơn. Bởi xung quanh không có sự che chắn. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thì vật liệu tạo nên ban công đòi hỏi rất cao. Đồng thời phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn cho cả trẻ nhỏ và người cao tuổi. 

Kích thước

Tùy thuộc vào diện tích của căn nhà và sở thích của gia chủ mà kích thước của ban công hay logia sẽ là to hay nhỏ khác nhau. Tuy nhiên, thông thường, kích thước của logia sẽ là từ 2 – 2.5m chiều rộng còn ban công sẽ có chiều rộng khoảng từ 1 – 1.5m. 

Thông thường, kích thước của logia sẽ là từ 2 - 2.5m chiều rộng còn ban công sẽ có chiều rộng khoảng từ 1 - 1.5m

Thông thường, kích thước của lo gia sẽ là từ 2 – 2.5m chiều rộng còn ban công sẽ có chiều rộng khoảng từ 1 – 1.5m

Mái che

Khi điều kiện thời tiết mưa thì bạn sẽ không cần phải lo lắng tới vấn đề mưa nắng nếu sử dụng logia. Bởi tường nhà và trần nhà đã giúp che chắn cho lo gia khỏi bị ảnh hưởng bởi tác động của thời tiết, đồng thời đảm bảo tuổi thọ của logia hơn. 

Còn với ban công thì tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của gia chủ mà có thể sẽ có hoặc không có mái che. Tuy nhiên, khi thiết kế mái che thì tầm nhìn sẽ bị ảnh hưởng và vi phạm tiêu chuẩn, quy định trong xây dựng. Thế nên, hiện nay, nhiều người thường ưu tiên lựa chọn logia hơn. 

Kết luận

Trên đây là những thông tin chia sẻ giúp bạn đọc hiểu rõ logia là gì cũng như những ưu và nhược điểm của nó. Đồng thời, biết thêm về các quy định về Logia mới nhất hiện nay. Nhìn chung, đây là một trong những thiết kế mang đến nhiều tối ưu và sẽ giúp cho gia chủ có thể tận hưởng được nhiều tiện ích trong quá trình sử dụng. Vậy nên, trong thiết kế căn nhà cho bản thân thì bạn đừng bỏ qua yếu tố này nhé!

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *