Công trình cấp 1 là gì? Các quy định về phân cấp các công trình xây dựng

Nhiều người hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và yêu thích xây dựng còn chưa nắm rõ về loại công trình cấp 1. Vậy thực hư công trình cấp 1 là gì? Quá trình làm hồ sơ thầu và cấp chứng chỉ năng lực xây dựng cho công ty liên quan tới loại công trình cấp 1 như thế nào? Hãy đọc bài viết dưới đây để nắm cơ bản về vấn đề này nhé!

Công trình dân dụng là gì?

Để biết loại công trình cấp 1 là gì, trước tiên bạn cần hiểu được cái tổng quát về công trình dân dụng. Các quy định chung về công trình này được nêu rất cụ thể trong luật. Có thể tóm một cách dễ hiểu, công trình dân dụng bao gồm những loại cơ bản như nhà ở kèm các công trình công cộng, cụ thể như sau:

  • Nhà ở có căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ.
  • Công trình công cộng gồm các loại công trình như: Nhà văn hóa, công trình liên quan đến giáo dục, công trình khách sạn, nhà phục vụ cho hoạt động giao thông, phương tiện liên lạc, các trạm thu sóng,phát sóng, đài phát thanh, đài truyền hình. Các phương tiện công cộng như nhà ga, trạm xe,…
  • Bên cạnh những công trình kể trên, các bạn cũng cần lưu ý tới chứng chỉ năng lực dành cho việc thi công công trình xây dựng. Đây là yếu tố rất quan trọng và cần phải có cho cá nhân tổ chức đang hoạt động xây dựng tại lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời là yếu tố bắt buộc phải có khi tham gia xây dựng.

Công trình dân dụng bao gồm các loại nhà ở, nhà cùng công trình công cộng

Công trình dân dụng bao gồm các loại nhà ở, nhà cùng công trình công cộng

Quy định về phân cấp các công trình xây dựng dân dụng

Điều kiện đầu tiên và tiên quyết của một nhà thầu khi muốn được khởi công xây dựng công trình của mình đó chính là phải làm hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng. Muốn xin cấp được loại chứng chỉ này không hề dễ dàng bởi giấy tờ liên quan khá phức tạp. 

Các công trình xây dựng khi muốn được khởi công thì các công ty cần làm hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

Các công trình xây dựng khi muốn được khởi công thì các công ty cần làm hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

Thậm chí bạn cần phải trình lên cả hợp đồng kinh tế. Các hợp đồng đó đáp ứng đủ điều kiện thuộc thứ hạng nào thì sẽ được cấp phép xây dựng cho công trình thuộc thứ hạng đó.Quy định về việc phân cấp công trình dân dụng như sau:

  • Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ban hành ngày 18 tháng 6 năm 2014;
  • Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ban hành ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây viết tắt là Nghị định 46/2015/NĐ-CP);
  • Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ban hành ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng (sau đây viết tắt là Nghị định 59/2015/NĐ-CP);
  • Nghị định số 62/2013/NĐ-CP ban hành ngày 25 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng.
  • Nguyên tắc chung được quy định tại QCVN-03-2012-BXD của Bộ Xây Dựng.

Công trình cấp 1 là gì?

Công trình cấp 1 là gì? Muốn biết công trình cấp 1, cấp 2, cấp 3 là gì bạn cần phải biết xuất phát từ đâu. Căn cứ vào điều 2 Thông tư 03/2016/TT-BXD, việc phân cấp công trình chính là một cách thức để phân nhóm công trình dựa vào 1 trong 2 hướng sau:

  • Quy mô công suất  và tầm quan trọng của công trình: Cả 2 khía cạnh này đều được dùng để áp dụng dành cho nhóm công trình trong Phụ lục 01 của Thông tư.
  • Loại và quy mô kết cấu: Yếu tố này sẽ được dành để áp dụng cho nhóm công trình được quy định trong Phụ lục 02 của Thông tư.

Ứng với từng loại công tình như dân dụng, giao thông, hạ tầng kỹ thuật, công nghiệp… Bạn cần phải nắm được các thông số cũng như các tiêu chuẩn cụ thể để có thể dễ dàng phân cấp tới từng công trình. Tuy nhiên, cơ bản có thể chia công trình thành 5 cấp: cấp đặc biệt, cấp 1, cấp 2, cấp 3 và cấp 4.

Tham khảo thêm :

Trong đó, công trình cấp 1 là thuộc dòng phân cấp tiệm cận với mức độ cao nhất ứng với quy mô công suất cùng kết cấu và tầm quan trọng của công trình. Khi sự cố xảy ra, công trình thuộc cấp 1 có thể dẫn tới những tác động kinh khủng liên quan đến tài sản, tính mạng của cộng đồng dân cư hoặc sự phát triển của nền kinh tế- xã hội trong phạm vi lãnh thổ.

  • Ví dụ 1: Với nhà ở dân dụng, loại công trình cấp 1 là những tòa nhà có chiều cao từ 75 đến 200m. Số tầng tương ứng là 21 đến 50 tầng, tổng diện tích sàn là trên 20.000m2.
  • Ví dụ 2: Với công trình luyện kim màu, công trình cấp 1 chính là những nhà máy mang đến sản lượng trên 0.5 triệu tấn thành phẩm/ năm.

 Công trình cấp 1 là thuộc dòng phân cấp tiệm cận với mức độ cao nhất ứng với quy mô công suất cùng kết cấu và tầm quan trọng của công trình

 Công trình cấp 1 là thuộc dòng phân cấp tiệm cận với mức độ cao nhất ứng với quy mô công suất cùng kết cấu và tầm quan trọng của công trình

Tiêu chuẩn điều kiện để được cấp chứng nhận công trình cấp 1 của nhà thầu

Khi đã biết công trình cấp 1 là gì? Những người quan tâm tới vấn đề xây dựng cần biết tiêu chuẩn và điều kiện để được cấp chứng nhận công trình cấp 1 của nhà thầu.

Điều kiện năng lực của nhà thầu

Căn cứ theo Điều 57 Nghị Định 59/2015/NĐ- CP, các nhà thầu khi muốn tham gia vào lĩnh vực xây dựng cần phải đáp ứng các điều kiện cơ bản về năng lực như sau:

  • Có đăng ký kinh doanh hay quyết định thành lập tổ chức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
  • Trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có nội dung phù hợp với giấy đăng ký kinh doanh, phù hợp với quyết định thành lập công ty.
  • Các cá nhân được chỉ định giữ chức danh chủ chốt trong công ty phải có giao kết hợp đồng với đơn vị đang đăng ký cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.
  • Đặc biệt lưu ý với những nhà máy trong lĩnh vực đặc thù như nhà máy hóa chất độc hại, nhà máy sản xuất vật liệu nổ, nhà máy điện hạt nhân… Các cá nhân nắm giữ các vị trí quan trọng phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp và phải được đào tạo chuyên môn phù hợp với lĩnh vực của công trình.
  • Lưu ý: Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng chỉ có hiệu lực trong vòng 5 năm. Trước 20 ngày chứng chỉ kết thúc hiệu lực nhà thầu phải nhanh chóng làm thủ tục xin cấp lại.

Xếp hạng chứng chỉ năng lực của nhà thầu

Căn cứ vào Điều 65 Nghị định 59/2015/NĐ-CP, chứng chỉ năng lực của nhà thầu sẽ được chia làm 3 cấp độ:

  • Hạng I: Phạm vi hoạt động dành cho các công trình cùng loại gồm công trình cấp 1 và công trình đặc biệt.

Yêu cầu đặt ra:

  • Nhà thầu cần có tối thiểu 3 cá nhân đủ năng lực làm chỉ huy trưởng của công trình và phải phù hợp với chuyên môn kỹ thuật.
  • Các cá nhân phụ trách thi công phải có tay nghề trình độ từ cao đẳng nghề trở lên ( thời gian công tác tối thiểu là 5 năm). Với bậc đại học thì tối thiểu phải công tác 3 năm.
  • Đội ngũ quản lý chất lượng tối thiểu 15 người. Đảm bảo an toàn, chất lượng lao động và có chuyên môn phù hợp.
  • Tối thiểu 30 công nhân có chứng chỉ đào tạo chuyên môn phù hợp với năng lực nhà thầu.
  • Có khả năng huy động thiết bị, máy móc để đáp ứng được hoạt động thi công.
  • Đã tham gia thi công vào các công trình mang hạng mục chính như công trình cấp 1.
  • Hạng II: Hạng 2 có phạm vi thi công dành cho các công trình cấp 2 trở xuống cùng loại.

Yêu cầu đặt ra cho nhà thầu khi thi công công trình loại này đó là:

  • Tối thiểu phải có 2 cá nhân có đủ năng lực, chứng chỉ, chuyên môn được giữ vị trí chỉ huy trưởng cho công trường hạng II.
  • Cá nhân phụ trách lĩnh vực thi công cần có chuyên môn và trình độ tương ứng. Với cao đẳng nghề (thời gian công tác ít nhất đạt được 3 năm) hoặc với trình độ đại học (thời gian công tác tối thiểu 1 năm) và phải đảm bảo phù hợp công việc;
  • Tối thiểu có 10 người trong bộ máy quản lý chất lượng và an toàn lao động đảm bảo đáp ứng chuyên môn phù hợp với loại công trình;
  • Đội ngũ có ít nhất 20 công nhân kỹ thuật có chứng chỉ đào tạo phù hợp với năng lực của nhà thầu;
  • Nhà thầu có khả năng huy động nhanh chóng đầy đủ thiết bị, máy móc đảm bảo cho hoạt động thi công;
  • Đã trực tiếp tham gia vào quá trình thi công cho hạng mục chính như công trình cấp 1, cấp 2.

Các nhà thầu khi muốn tham gia vào lĩnh vực xây dựng cần phải đáp ứng các điều kiện cơ bản về năng lựcCác nhà thầu khi muốn tham gia vào lĩnh vực xây dựng cần phải đáp ứng các điều kiện cơ bản về năng lực

Lời kết

Bài viết đã chia sẻ cho bạn đọc thông tin về loại công trình cấp 1. Đây là công trình mang tầm cỡ quan trọng và cần nhiều yếu tố cấu thành. Hãy nắm vững những khái niệm cũng như đạt đủ chuyên môn kỹ thuật để thực hiện công trình được thuận lợi.

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *