Tam Sên là gì? Tất tần tật về Tam Sên trong mâm cúng người Việt

Trong các nghi thức cúng tế lễ thần thì không thể nào thiếu được bộ Tam Sên. Vậy Tam Sên là gì trong nghi thức cúng tế Thổ Thần của Việt Nam. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết tất tần tật về Tam Sên trong mâm cúng người Việt là như thế nào nhé.

Bộ Tam Sên là gì?

Một trong những lễ tế vật không thể nào thiếu được trong các lễ cúng quan trọng ở Việt Nam như cúng khai trương, cúng động thổ, cúng Ông địa, cúng ông Thần tài, đó cũng chính là bộ tam sên. 

Tuy nhiên, bộ lễ vật thờ cúng thần linh này thông thường sẽ bao gồm những gì và dược thể hiện ý nghĩa như thế nào trong việc thờ cúng là điều mà không phải ai hay gia chủ nào cũng biết làm và nắm rõ.

Tam Sên có 3 hành 

Tam Sên có 3 hành 

Bộ Tam Sên là gì? Bộ Tam Sên mang ý nghĩa là bộ lễ vật có ý nghĩa thật sự quan trọng ở trong quan niệm thờ cúng của con người Việt Nam. Theo đó, thì bộ tam sên thường có bắt nguồn là Tam sinh. 

Trong tam sinh sẽ được bao gồm những điều như sau: Noãn sinh; Thai sinh; Thấp sinh. 

Tham khảo thêm :

Tam Sên là gì ?

Tam sên được hiểu là tượng trưng cho ba loài vật khác nhau: một loài sống trên không trung, một loại thì sống trên cạn và một loại thì sống dưới nước.

Vậy Tam Sên là gì? Tam Sên còn hay được gọi là tam sanh hoặc tam sinh. Giống như phần mô tả bên trên thì Tam Sên sẽ bao gồm 3 loại sống ở 3 môi trường không giống nhau. Mỗi loại sẽ tượng trưng cho mỗi hành khác nhau:

  • Loài vật mà sống trên mặt đất thì tượng trưng cho hành Thổ
  • Loài vật mà sống dưới nước thì tượng trưng cho hành Thủy
  • Loài vật mà sống trên trời thì tượng trưng cho hành Thiên

Ngoài ra Đức Phật ngài đã cho rằng loài cá là sinh vật cư ngụ trong trời đất được chia thành 4 loại sanh sau:

  • Thai sanh
  • Thấp sanh
  • Noãn sanh
  • Hóa sanh

Thế nên chỉ có Tam Sinh là còn 3 loài chính trong thai sanh; noãn sanh; thấp sanh. Theo đó, “Thai sanh” mang hàm ý chỉ loài vật sinh ra từ việc thụ, mang thai như con heo, con bò, con trâu… “Thấp sanh” mang ý chỉ loài vật sinh ra từ nơi ẩm thấp, từ môi trường thiên nhiên như con tôm, con côn trùng,…. Cuối cùng “Noãn sanh” là loài vật sinh ra từ quả trứng như con gà, con vịt,…

Ý nghĩa của bộ đồ lễ Tam Sên trong nghi thức của người Việt là gì?

Vậy ý nghĩa của Tam Sên là gì trong phong tục cúng tế lễ thần của người Việt Nam?

Dưới đây sẽ là những ý nghĩa khá quan trọng của bộ Tam Sên khi được dâng lên thần linh:

  • Lễ vật này tượng trưng cho 3 hành Thổ; Thủy; Thiên.
  • Mang một ý nghĩa tươi đẹp, cao cả thiêng liêng của dân gian con người Việt.
  • Tạ lễ thần thể hiện sự tôn kính, thành tâm của chủ nhà muốn bày tỏ đối với thần linh.
  • Thể hiện nỗi niềm, sự am hiểu về nghi lễ cúng tế tâm linh.
  • Tạo nên được tinh thần phấn chấn, thoải mái, cực kì lạc quan trong công việc.

Bộ đồ tế lễ Tam Sên bao gồm những gì?

Câu hỏi bộ đồ lễ Tam Sên là gì cũng được nhiều người thắc mắc? Phải cần chuẩn bị những gì để cúng thần linh.

Khi chuẩn bị bộ tam sên để cúng thì mọi người cần phải chọn nguồn thực phẩm cực kỳ sạch sẽ và tươi ngon nhất để thể hiện hết tấm lòng cầu khẩn của bản thân gia chủ gia đình đối với các thần linh.

Lễ vật cúng cho Bộ Tam Sên sẽ bao gồm những thứ sau:

  • 1 miếng thịt heo ba chỉ đã được luộc , miếng thịt này tượng trưng cho hành Thổ.
  • 1 quả trứng đã được luộc, trứng này có thể là trứng gà hoặc trứng vịt , quả trứng tượng trưng cho Thiên.
  • 3 con tôm đã luộc hoặc có thể thay thế con tôm bằng 1 con cua luộc, hải sản tượng trưng cho hành Thủy.

Bộ lễ Tam Sên

Bộ lễ Tam Sên

Ngoài ra còn có các lễ vật khác đi kèm để cúng thần linh như sau:

  • Các loại trái cây có 5 quả, còn được gọi là mâm ngũ quả.
  • Hoa cúc kim cương phải tươi.
  • Nhang là dạng nhan rồng phụng.
  • Đèn cầy để đốt.
  • Gạo hũ trắng để cúng.
  • Muối hũ trắng để cúng.
  • Trà khô bắc để lên bàn cúng.
  • Rượu nếp trắng cũng để cúng.
  • Nước trắng để làm nước cúng.
  • Giấy tờ cúng động thổ.
  • Bánh kẹo ngọt.
  • Trầu cau tươi dùng để cúng.
  • Chè đậu trắng dùng để cúng.
  • Xôi gấc đậu xanh ngọt.
  • Cháo trắng không nêm nếm.
  • Bánh hỏi.

Các lưu ý khi dâng lễ Tam Sên cúng ông Thần Tài, ông Thổ Địa:

Khi cúng ông Thần Tài, ông Thổ Địa thì các bạn cần nên lưu ý dâng lễ Tam Sên là gì. Hãy ghi nhớ các vấn đề sau:

Bàn thờ cúng Thần Tài, Thổ Địa luôn đầy đủ lễ vật

Bàn thờ cúng Thần Tài, Thổ Địa luôn đầy đủ lễ vật

  • Tuyệt đối lưu ý không được thiếu đĩa của bộ Tam Sên.
  • Nên đặt bộ Tam Sên ở khu vực, vị trí thấp thấp dưới mặt đất và nên hướng bộ Tam Sên ra mặt cửa chính.
  • Mỗi ngày bạn bắt buộc phải thắp hương lên cho bàn thờ ông Thần Tài, ông Thổ Địa từ 6h sáng đến 7h sáng, buổi chiều từ 6h chiều đến 7h chiều, mỗi lần phải thắp 5 cây nhang.
  • Thay nước uống được đặt trong lúc thắp nhang và nước uống này phải thay thường xuyên, thay luôn nước trong lọ hoa.
  • Tuyệt đối không được để những con vật như con chó, con mèo đi tới gần khu vực bàn thờ, quấy phá bàn thờ của ông Thần Tài, ông Thổ Địa.
  • Lễ vật cúng lễ như gạo và muối khi cúng xong. Đừng vội vứt bỏ mà hãy giữ lại để dùng cho việc lấy lộc, cũng không nên rải ra bên ngoài cửa nhà. Bởi vì nhà sẽ mất lộc, muối gạo chỉ rải khi cúng những nghi thức khác.
  • Vàng bạc hay quần áo sau khi cúng xong nên mang ra ngoài đốt.
  • Rượu hay nước đã cúng thì nên đứng bên ngoài cửa rải nước vào nhà, việc này đồng nghĩa với ý nghĩa là mang nhiều lộc vào nhà.

Các đồ vật cúng Thần Tài, Ông Đại của bộ Tam Sên là gì?

Theo đó, bộ Tam Sên khi dâng lễ cúng ông Thần tài, Ông địa thường sẽ được chuẩn bị với các lễ vật đầy đủ như sau: 

  • Bông cúc vạn thọ: chuẩn bị 1 bình 
  • Một mâm ngũ quả: chuẩn bị 1 mâm 
  • Cây nhang dùng để thắp: chuẩn bị 5 cây 
  • Chung rượu đế: chuẩn bị 5 chung
  • Đèn cầy để đốt: chuẩn bị 2 cây 
  • Điếu thuốc để cúng ông Địa: chuẩn bị 2 điếu 
  • Vàng bạc đại: chuẩn bị 2 miếng 
  • Xôi chè để cúng khai trương: chuẩn bị 5 phần 
  • Gạo và muối hột dùng để cúng

Cùng với đó, bộ Tam Sên không thể nào thiếu thiếu các thành phần đã nói phía trên: 1 miếng thịt heo ba rọi, 1 con tôm to ( không có tồm thì thay thế bằng cua) và chuẩn bị 1 quả trứng luộc. 

Bàn thờ cúng Thần Tài, Thổ Địa được chuẩn bị tươm tất

Bàn thờ cúng Thần Tài, Thổ Địa được chuẩn bị tươm tất

Gia chủ phài lưu ý là tất cả các lễ vật để cúng trên đều phải đem đi luộc, không được sử dụng hay chế biến theo phương thức khác. Tuyệt đối không đem đi chiên, xào và không sử dụng những con vật khác để cúng lễ.

Đồng thời, gia chủ cần phải chuẩn bị vài món đồ tế lễ cần thiết để trước khi làm lễ cúng khai trương thì cần: đó là một nải chuối vàng, thay vào đó nước uống trong bình của Ông địa, ông Thần tài và thay luôn nước bình hoa trước khi thắp nhang.

Vậy qua bài biết này chúng ta đã biết được bộ Tam Sên là gì? Những đồ vật cần có trong mâm cúng Tam Sên của người Việt Nam là gì? Khi thực hiện nghi thức thì cần phải bày tỏ lòng thành kính để thần linh chứng giám. 

Các đồ tế lễ phải được chuẩn bị đầy đủ, làm theo đúng quy trình, không được thực hiện sai. Đây là một phần quan trọng tỏng phong tục, tạp quán của người Việt Nam trong việc cúng bái lễ thần. Thường được cúng trong những ngày rằm, ngày lễ, ngày vía Thần Tài, ngày tết

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *