Chuyển nhà mới là một sự kiện quan trọng trong cuộc đời. Chính vì thế, lễ nhập trạch là một nghi lễ quan trọng nhằm mong tổ tiên thần linh phù hộ giúp gia chủ gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong cuộc sống. Cuộc sống hiện đại, công việc bận rộn khiến cho nhiều gia đình hiện nay, nhất là các gia đình trẻ khi chuyển dọn nhà mới chỉ thực hiện lễ nghi hết sức đơn giản.
Không chỉ vậy, nhiều gia đình muốn làm tươm tất nhưng cũng lúng túng vì không hiểu rõ thủ tục, cách thức thực hiện nghi lễ nhập trạch hay còn chưa thực sự hiểu nhập trạch là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và giải đáp những thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây.
Nhập trạch là gì?
Nhập trạch bản chất là một từ Hán Việt. Dịch nôm ra thì “nhập” có nghĩa là vào, còn “trạch” có nghĩa là nhà. Một cách dễ hiểu nhất thì lễ nhập trạch chính là lễ dọn vào nhà mới. Nhập trạch đúng cả trong trường hợp nhà mới xây hay mới mua. đây chính là thủ tục để bạn chào hỏi, giới thiệu, xưng tên với thổ địa, thần linh đang cai quản ngôi nhà. Là một đất nước có tín ngưỡng văn hóa phong phú, sâu sắc thì lễ nhập trạch là một nghi lễ cổ truyền quan trọng của dân tộc được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Nhập trạch là gì?
Ý nghĩa của lễ cúng nhập trạch là gì?
Là một đất nước có nền văn hóa tâm linh tín ngưỡng phong phú, theo ông cha ta thì luôn có thần linh cai quản mỗi vùng đất riêng biệt. Khi đến bất cứ nơi nào để bắt đầu công việc, làm ăn hoặc sinh sống thì bạn cũng cần làm lễ báo danh xin phép, cầu mong một cuộc sống thuận lợi, an yên, nhiều tài lộc, may mắn.
Và khi chuyển đổi từ nơi ở cũ đến nơi ở mới thì cũng phải làm lễ cúng nhập trạch để xin phép chuyển ông bà tổ tiên, thổ địa thần kinh đang thờ cúng ở nhà cũ sang nhà mới. Mang mong muốn gia đạp tiếp tục được phù hộ.
Lễ nhập trạch cần chuẩn bị những gì
Vì lễ nhập trạch thật sự quan trọng nếu bạn đang chuẩn bị chuyển sang nhà mới, để mọi công việc không mất thời gian vì thiếu sót trong thời gian bận rộn này, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng những công việc xung quanh lễ cúng. Hãy cùng chúng tôi điểm danh những mục không thể bỏ qua.
Chọn ngày tốt để chuyển nhà
Chuyển sang nhà mới, bạn cần phải chọn một ngày hoàng đạo đẹp, hợp tuổi với chủ nhà với mong muốn mang lại nhiều điều may mắn, tốt đẹp cho gia chủ. Ngoài những yếu tố trên, vào tháng 3 và tháng 7 thì kiêng kị việc chuyển nhà hoặc là làm các việc lớn. Vì tiết Thanh Minh rơi vào tháng 3 còn Tết Vu Lan thì diễn ra vào tháng 7. Cả hai ngày này đều liên quan đến người đã khuất nên thường kiêng kỵ chuyển nhà vào các tháng này.
Chọn ngày đẹp để chuyển nhà là việc nhất định cần làm
Lên danh sách các mâm cỗ cúng
Tùy thuộc vào điều kiện gia đình mà bạn chuẩn bị mâm cúng cho lễ nhập trạch của gia đình. Dù mâm cỗ có lớn hay nhỏ thì quan trọng nhất vẫn là lòng thành tâm của gia chủ. Một mâm cỗ cúng thường gồm mâm vàng mã, mâm thức ăn và mâm hoa quả. Phụ thuộc vào gia chủ mà mâm cỗ có thể là mâm cỗ chay hay mâm cỗ mặn.
Mâm cỗ cúng lễ Nhập Trạch cần chỉn chu
Nếu mâm cỗ là cỗ mặn thì thường bao gồm bộ tam sên (thịt luộc, tôm luộc, trứng luộc) và gà luộc, lợn quay, xôi, kèm một số món khác tùy gia đình chuẩn bị.
Nếu mâm cỗ là cỗ chay thì gia chủ có thể tùy thuộc vào thực đơn các món chay để chuẩn bị, có thể là: rau, đậu, xôi chè,…
Lễ nhập trạch quan trọng nhất là lòng thành tâm của gia chủ, thành tâm khấn vái nên mâm cỗ chỉ cần tươm tất, gọn gàng, đẹp mắt là được. Lễ cúng không cần phải quá xa hoa kiểu cách vì nên phụ thuộc vào kinh tế của gia đình.
Với cuộc sống hiện nay, để tiết kiệm thời gian cũng như tiền bạc thì những mâm cúng đã được tinh giản lại rất nhiều. Nếu như theo phong tục tập quán của ông bà xưa thì mâm cỗ cúng lễ nhập trạch bao gồm 3 mâm, các mâm lễ cúng là mâm cúng giữa nhà, mâm cúng thần tài và mâm cúng Táo quân.
Theo thông lệ, mâm cúng giữa nhà bao gồm: trái cây, hoa tươi, hương, đèn cầy hoặc nến, muối, gạo, rượu, heo sữa quay, trầu cau, nước lọc, trầm hương, nồi xông, tiền vàng, xôi, chè, cháo, bánh kẹo.
Mâm cúng Thần Tài gồm có: thịt heo quay, bánh bao, hoa quả tươi, hoa cúc kim cương, hương, tiền vàng.
Mâm cúng Táo quân gồm có: xôi, chè, chả giò, bánh chưng, hoa quả trái cây, hoa cúc, hương, đèn cầy hoặc nến, muối, gạo, trà, rượu, nước lọc.
Văn khấn lễ nhập Trạch
Lễ nhập trạch được xem là công việc quan trọng đối với mỗi gia đình khi chuyển nhà mới. Không chỉ cần chỉn chu các mâm lễ, văn khấn cũng là một phần vô cùng quan trọng. Văn khấn trong lễ nhập trạch gồm 2 phần là văn khấn thần linh và văn khấn gia tiên.
Đọc văn khấn cần phải thành tâm
Bài văn khấn thần linh cai quản ngôi nhà mới cần được đọc trước khi đọc văn khấn gia tiên. Ngoài lễ cúng, văn khấn chính là những lời của chủ nhà mong muốn đề bạt những nguyện vọng của chủ nhà, xin phép được chuyển nhà, chuyển bàn thờ đến nơi mới, mong mọi sự thuận hoà, may mắn. Văn khấn cần đọc rõ ràng, mạch lạc và thật thành tâm.
Các vật phẩm khác cần chuẩn bị cho lễ nhập trạch
Vì văn hoá mỗi vùng miền mỗi vùng mỗi khác, phong tục cũng có những đặc trưng riêng. Tuỳ theo nơi ở mà gia chủ có thể chuẩn bị thêm các vật dụng như sau:
- Để giữa cửa chính một bếp than.
- Dùng một mảnh chiếu gia đình đang sử dụng.
Lễ nhập trạch gồm các bước
Phong tục vùng miền riêng biệt nên lễ nhập trạch mỗi nơi có một đặc điểm riêng. Nhưng hầu hết sẽ có một trình tự chung khá giống nhau. Bạn có thể tham khảo và lựa chọn những phần phù hợp với nơi bạn đang sống để lễ cúng nhập trạch không bị hưởng nhiều.
Đốt lò than ở trước cửa nhà
Việc đầu tiên, gia chủ cần đốt một lò than Hồng và đặt ngày ơi trước cửa chính ra vào nhà. Đốt lò than có mục đích là loại bỏ những điều không may mắn trước khi vào nhà. Nếu bạn chuẩn bị chuyển nhà thì hãy nhớ chuẩn bị lò than hồng nhé.
Bước qua lò than đang cháy
Lò than biểu trưng cho tính hỏa, đầu tiên, gia chủ cần phải cầm bát hương, bước qua lò than hồng để vào chuẩn bị dọn dẹp nhà mới. Sau đó, các thành viên còn lại trong nhà cũng lần lượt bước qua lò than, xoá hết những đen đủi, tay cầm những vật may mắn để vào nhà, chuẩn bị dọn dẹp và làm lễ.
Đánh thức ngôi nhà mới
Ngay sau khi bước chân vào nhà, đầu tiên là mở hết các cửa trong nhà để khai thông không khí, bật điện thật sang nhằm mục đích đánh thức ngôi nhà mới.
Chuẩn bị, sắp xếp đồ cúng
Khu vực bàn thờ thần linh, bàn thờ gia tiên cần được sắp xếp chỉn chu, gọn gàng. Bày biện đồ cúng đầy đủ lên mâm cúng sao cho mâm cúng hướng về phía hợp tuổi, hợp mệnh của gia chủ. Mong muốn cầu may mắn cho gia đình.
Đọc văn khấn
Gia chủ tiến đến các mâm cúng thắp nhang và tiến hành đọc văn khấn. Các thành viên còn lại trong gia đình đứng sau, thành tâm lắng nghe.
Nấu nước pha trà
Việc đun nước pha trà có ý nghĩa khai hỏa, tạo sức sống mới cho ngôi nhà. Việc đun nước pha trà tiến hành ngay sau khi đọc xong văn khấn. Trà pha để ngay ngắn lên mâm cúng và để mọi người trong gia đình dùng.
Hóa vàng mã
Gia chủ và các thành viên trong gia đình đi hoá vàng mã khi nhang đã hết. Khi hoá vàng xong thì lấy rượu tưới lên tàn tro.
Bày biện bàn thờ Táo quân
Tượng trưng cho sự no đủ đó chính là 3 hũ muối, gạo, nước trên bàn thờ.
Hoàn thành lễ cúng nhập trạch
Sau khi lễ nhập trạch đã hoàn thành, mọi người có thể sắp xếp đồ đạc như ý muốn.
Các điểm cần chú ý khi thực hiện lễ nhập trạch
Muốn kê dọn đồ đạc trong nhà một cách chính thức thì cần làm lễ nhập trạch, thực hiện cúng Thổ công, Gia tiên hoàn tất.
Không nên ngủ trưa tại nhà mới vì nó tượng trưng cho sự lười biếng, ù lì và bệnh tật. Nhưng giá chỉ nên ngủ lại 1 đêm sau khi nhập trạch để tạo sinh khí cho ngôi nhà.
Vào ngày chuyển vào nhà mới, tránh tranh luận, to tiếng, mắng mỏ trẻ nhỏ, gây gổ, khóc lóc,… những việc này mang lại những điều không may mắn cho gia chủ khi chuyển vào nhà mới. Không những thế, bạn cần phải tránh làm rơi vỡ đồ đạc. Bạn có thể thực hiện đốt than, đốt vàng mã nhưng nếu ở chung cư thì bạn cần phải hỏi kỹ lưỡng lại chủ chung cư mà bạn sinh sống để đảm bảo an ninh, an toàn.
Lời kết
Qua bài viết này, chúng tôi đã giải đáp cho bạn lễ nhập trạch là gì? Các bước tiến hành lễ nhập trạch và những điều cần chuẩn bị cũng như cần lưu ý. Mong rằng các bạn có thể tiến hành được lễ nhập trạch đúng theo mong muốn của mình nhưng vẫn đảm bảo đúng thủ tục, mang lại may mắn cho gia đình khi chuyển đến ngôi nhà mới.
Tên tôi là Tung Lâm. Tôi là một người viết blog tự do đến từ Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp Học Viện Báo Chí . Tôi là CEO – FOUNDER Legoland . Với niềm đam mê của mình tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin bổ ích và bổ sung thêm những kiến thức phong phú đáng tin cậy nhất.