Cúng động thổ là gì? Lễ cúng động thổ khởi công cần những gì?

Trước khi tiến hành xây dựng thì phải cúng động thổ, đây là truyền thống và phong tục trong ngành nghề xây dựng. Vậy cúng động thổ là gì? Nguồn gốc lẫn ý nghĩa và cách cúng như thế nào mới là chuẩn. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp hết tất cả các thắc mắc nhé.

Cúng động thổ là gì?

Cúng động thổ được cho là nghi thức “xin phép ông Thổ Địa” làm bước đầu để khởi công xây dựng từ công trình nhỏ như nhà ở hoặc đến công trình lớn như công ty, khách sạn,….

Cúng động thổ là xin phép Thổ Địa khai đất xây dựng

Cúng động thổ là xin phép Thổ Địa khai đất xây dựng

Đây là một trong các nghi thức, nghi lễ có từ lâu đời của con người Việt Nam nói riêng và con người châu Á nói chung. Người ta luôn tin rằng, Thổ Địa là một vị thần cai quản và quản lý mọi đất đai, chính vì thế, khi con người có sự tác động đến đất đai, như đào móng hay xây nhà… thì phải có lễ cúng động thổ.

Lễ cúng động thổ vừa được xem như là lời xin phép, vừa là một lời khẩn cầu chân thành để quá trình thi công được êm xuôi, suôn sẻ. Nên người Việt Nam thường xuyên thực hiện nghi lễ này một cách kỹ lưỡng, trang trọng và cầu kỳ với sự chuẩn bị chu đáo.

Tham khảo thêm :

Ý nghĩa và nguồn gốc của mâm cúng động thổ 

Nghi lễ cúng khởi công xây dựng 

Cúng động thổ được bắt nguồn từ nền văn hóa của nước Trung Hoa cổ xưa, xuất hiện vào năm 113 Trước Công Nguyên, năm này là năm dưới thời của Vũ Hán Đế trị vì. Theo dòng sự kiện lịch sử, nghi thức này đã được người Trung Hoa truyền bá tới tay người Việt Nam và chúng được duy trì đến tận ngày nay.

Vì sao lại được truyền bá đến Việt Nam? Vì lúc trước nước ta bị Trung Hoa đô hộ 1000 năm. Dù ít hay nhiều vẫn bị ảnh hưởng những nghi lễ, phong tục, tạp quán, chữ viết của người Hoa. Chưa kể người Hoa di cư sang Việt Nam rất nhiều cho nên nghi lễ này được duy trì ở nước ta tới thời điểm bây giờ không còn quá xa lạ.

Mang ý nghĩa phong thủy

Mang ý nghĩa phong thủy

Lễ cúng động thổ hay còn được gọi là lễ cúng Thổ Địa, có nghĩa là lễ cúng để cho gia chủ xin phép động tay vào đất xây dựng nhà cửa. Thậm chí, những công trình lớn như tòa cao ốc hay tòa nhà lớn… đều phải thực hiện nghi lễ cúng động đất này.

Giống như việc đi xin giấy cấp phép xây dựng theo quy định của pháp luật, lễ cúng này được xem như để “xin phép Thổ Địa xây dựng” theo con đường tâm linh. Người ta hay thực hiện lễ cúng động vào đất này để xin Thổ Địa cho phép xây dựng. Đồng thời ngoài việc cầu mong Thổ Địa giúp đỡ mình trong quá trình xây dựng cho thuận lợi, suôn sẻ.

Ý nghĩa của động thổ xây nhà

Bên cạnh nguồn gốc thuộc văn hóa, mang yếu tố truyền thống của nghi lễ cúng động thổ, thì nghi thức này còn mang một ý nghĩa về duy tâm và phong thủy cực kì sâu sắc.

Từ xa xưa con người Việt Nam ta đã quan niệm rằng: đất đai luôn là nơi trú ngụ, địa phận của những vong linh ẩn khuất trên dương thế. Nên khi có sự tác động thay đổi, động chạm đến lãnh thổ đất đai, người còn tồn tại trên dương thế cần phải hành lễ đầy đủ để mời các vong linh đó di chuyển đi nơi khác.

Còn xét về các khía cạnh trong phong thủy, cúng động thổ là màn thực hiện đầu tiên để khai thông, cũng như kích hoạt nguồn năng lượng dồi dào của mảnh đất. Nhờ vào việc đó sẽ giúp cho gia chủ sống cư ngụ tại mảnh đất đó nhận được nhiều sự may mắn, bình an vui vẻ. Và quá trình xây dựng công trình cũng được diễn ra suôn sẻ, thuận lợi.

Những món lễ vật cúng động thổ xây dựng gồm những gì?

Tùy thuộc vào phong tục và đặc điểm của văn hóa theo từng vùng miền, từng nơi sẽ có mỗi kiểu sắp xếp, bày trí mâm lễ vật để cúng động thổ khác nhau. Tuy là vậy, căn bản thì mâm đồ vật tế lễ để cúng động thổ luôn cần có 2 phần. Đó là phần cúng đồ mặn và phần cúng đồ chay.

Phần cúng lễ bằng đồ mặn:

Trên mâm lễ vật cúng động thổ, phần cúng đồ mặn cũng tương đương như các mâm lễ vật cúng bình thường khác. Các món đồ trong cúng động của lễ mặn gồm:

Măm đồ mặn để cúng động thổ

Măm đồ mặn để cúng động thổ

  • Bao gồm miếng thịt lợn được luộc chín, thường lấy thịt vai của lợn hoặc thịt ba chỉ. Miếng thịt này phải được luộc vừa để đảm bảo độ thẩm, nhưng vừa chín tới, vừa thơm lừng. Chú ý đến việc nhặt sạch lông sạch sẽ trên bì lớn để thể hiện sự tôn kính của mình với thần linh.
  • Một con gà trống đem đi luộc. Tốt nhất khi chọn gà thì nên chọn gà trống tơ, có cái mào đẹp, sau khi đem luộc thì gà được sắp theo hình dáng cánh tiên.
  • Một đĩa xôi trong mâm hoặc không có xôi thì cúng một cái bánh chưng.
  • Ba quả trứng gà đã được luộc.
  • Năm cái oản đỏ.
  • Năm bộ đồ cúng lễ tiền vàng.
  • Một chén muối để cúng.
  • Một chén gạo để cúng.
  • Một bao thuốc đẻ cúng.
  • Một chai rượu trắng.
  • Một gói chè đã khô.

Phần cúng chay và mâm ngũ quả trong động thổ khởi công:

Còn phần cúng chay cho lễ cúng động thổ, chính là mâm hoa quả, trái cây tươi bao gồm 5 loại hoa quả. 5 loại trái cây này dùng để cúng động thổ thì phải là 5 loại trái cây có hình dáng tròn tròn hoặc mềm và ngọt. Bởi vì loại trái cây có hình tròn và mềm, ngọt luôn mang đến ý nghĩa đủ đầy, sung túc.

Những lễ vật cần có trong lễ cúng động thổ

Những lễ vật cần có trong lễ cúng động thổ

Mâm ngũ quả theo ngũ hành bao gồm các loại trái cây:

  • Một nải chuối dùng để cúng, trái chuối này phải có màu xanh. Theo quan niệm phong thủy, chuối xanh tượng trưng cho hành Mộc. Có ý nghĩa quả mang đến sự ổn định cho cuộc sống, bền vững cho ngôi nhà.
  • Một quả bưới trong mâm cúng, quả bưởi có thể có màu vàng. Qủa bưởi này là loại trái cây được tượng trưng cho hành Kim. Đây cũng chính là hoa quả mang ý nghĩa cho việc sung túc viên mãn.
  • Ba hoặc đến năm quả hồng màu đỏ trong mâm lễ. Quả có tông màu đỏ được tượng trưng cho hành Hỏa. Theo quan niệm phong thủy hành Hỏa mang đến sự ấm no, hạnh phúc và người xưa tin rằng trái cây màu đỏ sẽ mang lại nhiều điều may mắn.
  • Ba hoặc đến năm quả lê có màu trắng được bây lên mâm cúng. Theo quan niệm phong thủy thì màu trắng được tượng trưng cho hành Thủy, nước luôn chảy dịu êm, trôi chảy thì đồng với ý nghĩa đem lại nhiều sự thuận lợi.
  • Mận tím hay trái hồng xiêm còn được là trái sapoche hoặc các loại hoa quả có màu tím và màu sậm. Màu sắc sậm rõ của các loại quả này sẽ tượng trưng cho hành Thổ, trong ngũ hành Thổ là đất vì thế có liên quan sâu sắc đến việc phát triển đất đai.

Tại sao phải có lễ cúng động thổ?

Nhắc nhở ý thức cho con cháu đời sau ghi nhớ:

Bài cúng động thổ được cho là một phần trong văn hóa Việt Nam mang bên mình nét đẹp tâm linh sâu sắc nước ta.  Việc phải có mâm cúng động thổ khởi công cần phải đầy đủ về mặt tâm linh . Ngoài ra chúng ta cũng cần phải có cách cúng động thổ làm nhà , thi công xây nhà phải đầy đủ các lễ vật .

Với sự cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mọi việc diễn biến vạn sự bình an, nghi thức này nhằm nhắc nhở đến con cháu sau này phải biết trân trọng, tỏ lòng tôn kính những vị thần linh đã đem lại phước lành cho chúng ta.

Tạo ra sự an tâm trong quá trình thi công và xây dựng:

Ngoài việc cúng khởi công động thổ xây nhà mang ý nghĩa về mặt văn hóa, tâm linh, thì nghi lễ này còn tạo ra sợi dây liên kết vô hình tạo ra sự an tâm khi xây dựng hay thi công giữa những con người làm việc ở trong cùng một công trình. Từ đó, kết quả làm việc và hiệu quả công việc tốt hơn, con người sẽ cảm thấy phấn chấn và hứng khởi hơn.

Bạn nên nhớ trong lĩnh vực bất động sản và xây dựng thì khi thực hiện khởi công xây bất cứ hạ tầng nào cũng cần phải có lễ động hay còn gọi là lễ cúng động thổ  xây nhà . Theo kinh nghiệm thì việc phải có mâm cúng động thổ và kèm đó là bài cúng động thổ bắt buộc phải có trước khi muốn khởi công xây gì nhé .

Bài cúng động thổ làm nhà, xây công trình lớn nhỏ 

Bạn nên nhớ ngoài việc đặt lễ vật cúng động thổ ra thì bạn cần phải chuẩn bị một bài khấn cho lễ động thổ xây dựng để đảm bảo được chất lượng khởi công xây dựng . Cụ thể bạn có thể tham khảo bài cúng động thổ sau :

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Quan Đương niên.

– Con kính lạy các Tôn phần bản xứ.

– Hoàng thiên hậu thổ chư vị tôn thần.

– Quan đương niên hành khiển năm Tân Sửu 2021 Triệu Vương Hành Khiển, Tam Thập lục thương hành binh chi thần, Khúc Tào phán quan.

– Ngài bản cảnh thành hoàng chư vị đại vương.

– Ngũ phương ngũ thổ long mạch tôn thần, các ngài tôn thần cai quản trong khu vực này.

Hôm nay, là ngày …… tháng …… năm 2021 (Âm lịch). Là ngày lành tháng tốt chúng con là : ……………. Tuổi: ………………

Hiện ngụ tại: ………………………………….

Thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày ra trước án. Ví tín chủ con khởi tạo (nếu “cất nóc” thì đọc là “cất nóc”, nếu “xây cổng” thì đọc là “xây cổng”, nếu tu sửa phương nào thì đọc rõ “tu sửa phương …” đó …) căn nhà ở địa chỉ: ……. ngôi Dương Cơ trụ trạch (nếu là phần mộ thì đọc là “ngôi Âm Cơ mộ phần”) để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu (=> để làm nơi an ổn cho vong linh…). Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị Linh Thần, cúi mong soi xét và cho phép được động Thổ (“cất nóc”, “xây cổng”, “tu sửa phương…”). Nhân có lễ vật tịnh tài dâng cúng bày trên Linh Án, tín chủ con thành tâm kính mời:
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *