Nếu bạn đang có sở hữu một thửa đất hoặc nhà ở thì không thể không có sổ đỏ hoặc sổ hồng. Cùng là một loại giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu đất hoặc nhà ở vậy mà lại có tên khác nhau. Vậy sổ đỏ là gì? . Làm thế nào để phân biệt sổ đỏ và sổ hồng. Hôm nay, chúng ta cùng sẽ đi tìm hiểu nhé!

Sổ đỏ là gì?

Sổ đỏ là gì

Sổ đỏ trước năm 2009

Rất nhiều người hiện nay vẫn nhầm lẫn khái niệm giữa sổ đỏ và sổ hồng. Sổ đỏ là tên gọi mọi người dùng để chỉ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”. Nhưng thực tế từ trước đến nay, trong luật đất đai không có khái niệm quy định về sổ . Vậy sổ đỏ là gì?

Quan nhiều giai đoạn sổ đỏ còn có một số tên gọi như sau:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở

Sổ đỏ là bằng chứng pháp lý cho thấy bạn đang sở hữu đất. Đất ở đây bao gồm đất ở, đất canh tác, đất chăn nuôi, đất rừng, … ( đất ở vùng nông thôn). Trước năm 2009, sổ này được gọi là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” được Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

Hiện nay sổ đất làm giả rất nhiều và ngày càng tinh vi. Để tránh bị lừa đảo có một số đặc điểm nhận diện sổ như sau:

Cách nhận biết sổ đỏ giả hay thật

Về hình thức bên ngoài:

Giấy chứng nhận sổ đỏ với màu đỏ đặc trưng có kích thước tương đương tờ giấy A4. Chính giữa mặt bìa có quốc huy của nước Việt Nam được in màu. Dưới quốc huy có in mực vàng dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.

Nội dung bên trong như sau:

Trang 1 gồm Quốc huy và dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” được in màu đỏ, gồm các thông tin về Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu

Trang 2 gồm các thông tin liên quan đến thửa đất như: Số thửa đất, số tờ bản đồ, địa chỉ thửa đất (ghi rõ tên khu vực), diện tích, mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, nguồn gốc sử dụng

Ngoài những đặc điểm nhận dạng như trên thì để nhận biết đâu là sổ đất thật bạn có thể kiểm tra bằng đèn pin, kính lúp, kiểm tra kỹ các số thửa đất, số tờ bản đồ. Chúng ta kiểm tra xem có bị tẩy xóa hay không hoặc bạn có thể lên phòng đăng ký sử dụng đất ở huyện ghi trong sổ để xác thực.

Sự khác nhau giữa sổ đỏ và sổ hồng

Sự khác nhau giữa Sổ hồng và sổ đỏ

Sổ hồng và sổ đỏ

Để phân biệt được sổ đỏ và sổ hồng, chức năng và những thông tin riêng của mỗi loại sổ. Trước hết chúng ta cần tìm hiểu về khái niệm của nó.

Sổ hồng là gì?

Cũng như sổ đỏ, sổ hồng không có khái niệm trong văn bản luật mà mọi người chỉ gọi dựa trên màu sắc bên ngoài là màu hồng nhạt.

Sổ hồng được là tên viết tắt của “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất” ở tại đô thị (nội thành, thị xã, thị trấn) được quy định tại Nghị định số 60-CP ngày 05/7/1994 của Chính phủ. Và sổ hồng do Bộ xây dựng ban hành được cấp cho nhà riêng đất hoặc nhà chung cư.

Tham khảo thêm : 

Sổ hồng chung cư và 10 vấn đề cần phải biết trước khi đi làm

 

Sự khác nhau giữa sổ đỏ và sổ hồng:

Nội dung: 

Sổ đỏ là tên gọi của “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” được cấp cho người sử dụng đất để làm căn cứ hợp pháp bảo vệ quyền và lợi ích của người sử dụng đất theo khoản 20 điều 4 luật đất đai 2003.

Sổ hồng là tên của “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở” tại đô thị được cấp cho chủ sở hữu nhà ở hoặc đất ở theo Nghị định số 60 – CP của Chính phủ về quyền sở hữu đất ở và nhà ở tại đô thị

Cơ quan ban hành:

Hiện với 2 loại sổ đỏ và sổ hồng đang được 2 đơn vị cung cấp chính đó là :

  • Sổ đỏ do Bộ Tài nguyên và môi trường cấp giấy chứng nhận
  • Sổ hồng do Bộ Xây dựng ban hành cấp giấy chứng nhận

Đặc điểm nhận dạng bên ngoài:

Sổ đỏ có màu đỏ tươi ghi “ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.

Sổ hồng có màu hồng nhạt ghi “ Giấy chứng nhận quyền sử hữu nhà ở, quyền sử hữu đất ở”.

Dựa vào các đặc điểm trên thì giờ đây bạn có thể phân biệt được 2 loại sổ này.

Để thống nhất và quản lý được dễ dàng hơn mà hiện nay, sổ đỏ được sử dụng phổ biến với tên gọi là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”. Thay thế cho 2 loại giấy tờ trên bắt đầu từ ngày 10/12/2009 theo nghị định 88-CP của Chính phủ.

Loại giấy chung này sẽ được áp dụng toàn quốc đối với mọi loại đất, nhà ở và các loại tài sản khác gắn liền với đất.

Đối với sổ đỏ được cấp trước ngày 10/12/2009 thì phải lên cơ quan có thẩm quyền để đổi tên thành “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”. Còn đối với Sổ hồng thì vẫn còn giá trị pháp lý và không phải đổi.

Khi nào được cấp sổ ?

Sổ đỏ được lưu hành hiện nay

Sổ đỏ được lưu hành hiện nay

Nhiều người thắc mắc vấn đề quyền được cấp sổ và những chỉ tiêu để được cấp sổ đỏ. Để được cấp sổ bạn cần một trong những điều kiện sau:

Đối với những người có giấy tờ:

  • Có giấy tờ về liên quan đến quyền sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp.
  • Có giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất nhưng mang tên người khác. Tuy nhiên có giấy tờ hợp pháp về việc mua, bán, thừa kế, tặng, … trước ngày 1/7/2014 chưa triển khai việc đổi quyền sử dụng đất và đặc biệt không có tranh chấp.

Đối với những người không có giấy tờ (áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân)

  • Có thời gian sử dụng đất trước ngày 1/7/2014, không xảy ra tranh chấp và có hộ khẩu thường trú tại nơi địa phương. Nếu là nơi sản xuất nông, lâm nghiệp tại vùng kinh tế đặc biệt khó khăn thì sổ đỏ được cấp miễn phí.
  • Ngược lại nếu không trong vùng kinh tế đặc biệt khó khăn thì phải nộp tiền sử dụng đất đai thì mới được cấp sổ đỏ.

Thủ tục để được cấp giấy chứng nhận làm sổ đỏ

Về quyền sử dụng đất quy định tại khoản điều lệ của luật nhà đất thì khi bạn có đủ các điều kiện ở trên và bạn muốn làm sổ thì bạn cần những thủ tục sau:

Chuẩn bị hồ sơ:

  • Gồm có đơn đăng ký
  • Giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất và giấy tờ liên quan đến tài sản gắn liền với đất.
  • Sổ hộ khẩu và chứng minh thư nhân dân
  • Các loại giấy tờ liên quan đến việc nộp thuế, sử dụng đất hoặc liên quan đến việc giảm thuế, miễn trừ thuế, …

Nộp hồ sơ:

Gửi hồ sơ lên cơ quan đăng ký đất đai ở huyện, quận, thị xã hoặc thành phố thuộc tỉnh

Tiếp nhận và xử lý:

  • Nếu hồ sơ chưa đủ yêu cầu thì cơ quan nhận hồ sơ phải thông báo cho người nộp hồ sơ bổ sung trong vòng 3 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ.
  • Nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì người tiếp nhận hồ sơ có nhiệm vụ phải ghi vào Sổ tiếp nhận.
  • Sau đó cơ quan nhận hồ sơ sẽ thông báo các khoản tiền phải nộp cho cá nhân có yêu cầu cấp sổ.
  • Cá nhân hộ gia đình khi nhận được thông báo có nghĩa vụ phải nộp toàn bộ mọi khoản phí trong quá trình hoàn thiện việc cấp sổ.

Cấp sổ đỏ:

Cơ quan nhận hồ sơ đăng ký sẽ thực hiện việc trao sổ trực tiếp cho cá nhân, hộ gia đình sau khi đã hoàn thành thủ tục tài chính hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cá nhân cư trú.

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến sổ đỏ. Hy vọng qua bài viết bạn sẽ biết cách để phân biệt sổ hồng và sổ đỏ. Hãy truy cập website legoland.com.vn để biết thêm nhiều kiến thức thú vị về thế giới xung quanh nhé!

 

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trang web này sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt hơn. Bằng cách duyệt trang web này, bạn đồng ý với việc chúng tôi sử dụng cookie.