Thiết kế cơ sở là gì? Thành phần hồ sơ thiết kế cơ sở bao gồm những gì? Đây là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra khi tìm kiếm thông tin về cơ sở thiết kế. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc và cung cấp thêm cho bạn nhiều thông tin quan trọng hữu ích.
Thiết kế cơ sở là gì ?
Thiết kế cơ sở là một loại bản vẽ thiết kế được lập ra trong thời gian đầu. Giai đoạn làm dự án xây dựng sẽ dựa trên cơ sở là phương án thiết kế được chọn. Loại bản vẽ này phải đạt được các thông số kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn của một bản vẽ. Nhà thi công sẽ sử dụng đây làm căn cứ cho việc khai triển và tiến hành các bước tiếp theo.
Một bộ hồ sơ thiết kế cơ sở cho công trình xây dựng sẽ gồm có 3 bước:
- Thiết kế cơ sở.
- Thiết kế kỹ thuật.
- Thiết kế thi công.
Tùy vào quy mô và tính chất, yêu cầu của từng dự án mà công đoạn thiết kế này sẽ được thực hiện theo 1 bước, 2 bước hay cả 3 bước. Với những loại công trình được thiết kế phải từ 2 bước trở lên thì bắt buộc phải có hồ sơ thiết kế cơ sở.
Thiết kế cơ sở là một loại bản vẽ thiết kế được lập ra trong thời gian đầu
Thiết kế cơ sở là bước rất quan trọng quyết định đến thành công của dự án. Đây là bước được thực hiện để hợp nhất bản thiết kế với công trình thực tế và đảm bảo sự thống nhất giữa các công trình.
Khi công trình được hoàn thiện sẽ được đem ra cho hội đồng thẩm định đánh giá chất lượng. Trong quá trình thẩm định đó sẽ có yếu tố để kiểm tra công trình là đơn vị chủ trì và loại hình dự án xây dựng.
Thẩm định đánh giá thiết kế cơ sở
Với những dự án xây dựng khác nhau sẽ có các đơn vị thẩm định khác nhau. Việc lựa chọn các đơn vị sẽ phụ thuộc vào tính chất công trình và nhiều yếu tố khác. Với những công trình đặc biệt thì đơn vị chủ quản sẽ là cơ quan có thẩm quyền định giá như sau:
- Công trình công cộng giao thông đường bộ sẽ giao cho bộ giao thông vận tải thẩm định và đánh giá thiết kế. Tuy nhiên nếu đó là công trình do bộ xây dựng quản lý thì bộ giao thông sẽ không được phép thẩm định.
- Với các công trình dân dụng, công trình công nghiệp nhẹ, công trình hạ tầng kỹ thuật, giao thông đô thị ngoại trừ công trình đường sắt đô thị, cầu vượt qua sông, đường quốc lộ thì các công trình còn lại sẽ do bộ xây dựng thẩm định.
- Với những công trình về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn sẽ do bộ nông nghiệp thẩm định và chủ trì thiết kế.
- Những công trình về hầm mỏ, dầu khí, nhà máy phát điện,… sẽ do bộ công thương chủ trì và thẩm định.
- Với những công trình về quốc phòng an ninh sẽ do bộ quốc phòng chủ trì và thẩm định.
Những đơn vị trên là các cơ quan có khả năng quyết định chủ trì và thẩm định với các công trình cấp 1. Còn loại công trình cấp 2 trở xuống thuộc địa phương cấp tỉnh và cơ sở chuyên ngành. Lúc này việc chủ trì và thẩm định các công trình này cực kì quan trọng bởi sẽ có những tác động tới môi trường, cảnh quan cùng sự an toàn của dân cư xung quanh, điều này sẽ được bảo đảm với các cơ quan có chuyên môn về xây dựng chủ trì.
Với những dự án xây dựng khác nhau sẽ có các đơn vị thẩm định khác nhau
Có thể nói thiết kế cơ sở là vô cùng quan trọng. Tùy vào mỗi công trình, tùy thuộc vào quy mô mà sẽ có các cơ quan chuyên môn thẩm định khác nhau được chỉ định chứ không phải lúc nào cũng chỉ là một đơn vị. Điều này được quy định để đảm bảo tính khách quan và chuyên môn trong quá trình thẩm định. Bởi những công trình và cơ quan thẩm định sẽ có sự liên quan đến nhau.
Với những thiết kế cơ sở khi được hoàn thành sẽ được đem ra hội đồng thẩm định để đánh giá được chi tiết nhất về chất lượng công trình. Trong quá trình thẩm định đơn vị có thẩm quyền quyết định đến dự án công trình sẽ còn có 2 yếu tố quyết định đến là cơ quan chủ trì và loại hình công trình xây dựng.
Người thiết kế cần đạt yêu cầu gì để thiết kế cơ sở được thông qua
Người thiết kế chính là người tạo nên bản thiết kế cơ sở. Chính vì vậy yêu cầu đưa ra với nhà thiết kế cũng phải khắt khe để mang đến những sản phẩm tốt. Một nhà thiết kế bản vẽ cơ sở tốt phải đạt được những điều kiện sau.
Có kiến thức chuyên môn
Để làm ra được một bản vẽ thiết kế cơ sở tốt thì yêu cầu người thiết kế phải có kiến thức chuyên môn cao. Người làm cần phải được đào tạo tại những đơn vị trường đại học có chuyên ngành về xây dựng, thiết kế thi công xây dựng. Điều này để đảm bảo rằng chắc chắn bạn đã có được vốn kiến thức nhất định đủ để phục vụ công việc.
Có kỹ năng thuyết trình
Kỹ năng thuyết trình là một trong những kỹ năng quan trọng với nhà thiết kế bản vẽ cơ sở. Đây là sẽ là yếu tố quyết định đến việc trình bày của bạn trước các cơ quan, đơn vị thẩm định. Bạn có thể thuyết phục nhà đầu tư và cơ quan thẩm định hay không một phần rất lớn dựa vào kỹ năng thuyết trình.
Nếu bạn thuyết trình không tự tin rất có thể những nhà thẩm định sẽ nghĩ rằng thiết kế của bạn cũng sẽ không tốt. Như vậy có phải bạn đã làm tuột đi mất cơ hội hay không.
Có óc sáng tạo phong phú
Óc sáng tạo sẽ giúp bạn tạo nên sự khác biệt trong chính thiết kế của mình. Đó chính là điểm nhấn và gây ấn tượng cho những nhà thẩm định và nhà đầu tư. Bạn không chỉ cần sáng tạo trong thiết kế mà còn phải sáng tạo trong cả cách thuyết trình để tăng tính thuyết phục của mình lên. Đương nhiên vẫn phải đảm bảo các quy định của bản thiết kế cơ sở.
Nhạy bén và linh hoạt
Bên cạnh những yêu cầu về chuyên môn thì người thiết kế cũng cần có năng lực nhạy bén và linh hoạt trong mọi tình huống đặc biệt là khi nhận được những câu hỏi từ phía nhà thẩm định. Bạn cần phải có cách trả lời thông minh, chính xác nội dung và gây thiện cảm cho người đối diện.
Yêu cầu đưa ra với nhà thiết kế cũng phải khắt khe để mang đến những sản phẩm tốt
Hồ sơ thiết kế cơ sở gồm những gì ?
Một bộ hồ sơ thiết kế cơ sở bao gồm toàn bộ những thông tin của bản thiết kế cơ sở. Lượng thông tin bao gồm phần thuyết minh và phần bản vẽ.
Phần thuyết minh
Với phần thuyết minh người thiết kế phải dựa trên những quy định hiện tại để tạo nên bản thiết kế kỹ thuật. Bạn phải thuyết minh, trình bày được tổng quát về công trình của mình bao gồm các danh mục quy chuẩn thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng trong các mẫu thiết kế.
Bạn cần có phần giới thiệu tóm tắt khu đất được dùng để xây dựng công trình. Sau đó có kế hoạch và phương án thiết kế để đưa ra tổng thể mặt bằng của dự án. Nếu không thì phải là ý kiến xây dựng công trình theo tuyến. Những vị trí, quy mô của từng công trình cũng phải được nêu rõ, việc kết nối giữa các hạng mục công trình là rất quan trọng. Những đầu việc mà một nhà thiết kế cần đưa ra như sau:
- Có phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ. Yêu cầu đặt ra với những công trình thuộc hạng mục có liên quan tới công nghệ.
- Phương án về lối kiến trúc xây dựng. Yêu cầu này được đề cập với những công trình có yêu cầu phần kiến trúc.
- Có phương án về kết cấu chính, hệ thống kết cấu đi kèm hạ tầng kỹ thuật của tổng thể cả công trình dự án.
- Có phương án về phòng chống cháy nổ được quy định theo pháp luật, được nhà nước ban hành. Đồng thời phải đảm bảo được việc bảo vệ môi trường, thân thiện với thiên nhiên.
- Nhà thiết kế phải vạch ra được các danh mục về quy chuẩn sẽ được sử dụng.
Phần bản vẽ
Một bộ hồ sơ thiết kế cơ sở bao gồm toàn bộ những thông tin của bản thiết kế cơ sở
Phần bản vẽ là yếu tố thứ 2 trong một bộ hồ sơ thiết kế cơ sở bao gồm:
- Bản vẽ tổng thể toàn bộ mặt bằng công trình. Với những công trình theo tuyến thì bạn cần phải có thêm bản vẽ bình đồ phương án tuyến công trình.
- Bản vẽ sơ đồ công nghệ, dây chuyền công nghệ. Loại bản vẽ này chỉ cần khi dự án đó có những yêu cầu về công nghệ.
- Bản vẽ phương án kiến trúc cho dự án nếu công trình có yêu cầu về kiến trúc.
- Bản vẽ phương án kết cấu chính, các cơ sở hạ tầng và kỹ thuật của công trình với từng khu vực.
Lời kết
Tóm lại thiết kế cơ sở là bản vẽ vô cùng quan trọng và cần thiết với mỗi công trình. Với những thông tin trên hi vọng bạn đã có được những thông tin quan trọng phục vụ cho công việc chuyên môn của mình.
Tên tôi là Tung Lâm. Tôi là một người viết blog tự do đến từ Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp Học Viện Báo Chí . Tôi là CEO – FOUNDER Legoland . Với niềm đam mê của mình tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin bổ ích và bổ sung thêm những kiến thức phong phú đáng tin cậy nhất.