Thổ nhưỡng là gì? Các thành phần có trong đất thổ nhưỡng?

Với nhiều người hiện nay, cụm từ “thổ nhưỡng” đã không còn xa lạ. Tuy nhiên, để có thể hiểu rõ cụ thể thổ nhưỡng là gì cũng như trong thổ nhưỡng có những thành phần nào thì không phải ai cũng biết. Thấu hiểu những điều đó, trong bài viết sau, Bất động sản Legoland sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin hữu ích. Cùng tham khảo nhé!

Thổ nhưỡng là gì? Các thành phần có trong đất thổ nhưỡng?

Nếu đang thắc mắc thổ nhưỡng là gì thì chúng tôi xin được giải đáp với bạn rằng thổ nhưỡng là một từ Hán Việt thường dùng để chỉ đất có độ xốp và mềm dùng trong trồng trọt, nông nghiệp. Theo sinh học và nông nghiệp lại định nghĩa thổ nhưỡng là phần có độ tơi xốp, mềm và chứa nhiều dưỡng chất nhất có trong đất. 

Thổ nhưỡng là gì? Các thành phần có trong đất thổ nhưỡng?

Thổ nhưỡng là gì? Các thành phần có trong đất thổ nhưỡng?

Đặc biệt, thổ nhưỡng cũng chính là vị trí là các loại thực vật như cây cối, hoa màu có thể phát triển một cách tốt nhất. Bởi thổ nhưỡng có chứa độ phì nhiêu lớn. Đồng thời có khả năng cung cấp đầy đủ không khí, nhiệt độ, dưỡng chất thiết yếu và nước để cho thực vật phát triển mạnh mẽ nhất. Thế nên, không phải bất cứ một loại đất nào cũng có thể sử dụng để trồng trọt và những loại đất được gọi là thổ nhưỡng cũng có số lượng hạn chế. 

Bên cạnh đó, theo các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng đất cũng là một loại đợi quyển. Thế nên, chúng ta cũng thường xuyên bắt gặp thuật ngữ “thổ nhưỡng quyển” hiện được nhiều người sử dụng hiện nay. Theo đó, thổ nhưỡng quyển chính là lớp nằm ở phía ngoài cùng của thạch quyển và thành phần có chứa hàm lượng lớn vật chất tơi xốp tiếp xúc với sinh quyển và khí quyển trên bề mặt lục địa. 

Theo các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, trong cấu tạo của thổ nhưỡng có chứa những thành phần như: 

  • Phần khí: Gồm có Oxi, khí nitơ, khí cacbonic cho cây hô hấp.
  • Phần lỏng: Gồm có nước – thành phần chính có khả năng hòa tan những dưỡng chất để thực vật dễ dàng hấp thụ hơn. 
  • Phần rắn: Gồm có nhiều thành phần dưỡng chất như: Kali, photpho, nitơ,… và những thành phần cơ giới như: Limon, sét, cát,… 

Có thể bạn quan tâm :

Các yếu tố hình thành nên thổ nhưỡng

Thổ nhưỡng chính là kết quả được tạo nên từ quá trình hình thành đất. Vậy nên, các yếu tố chính hình thành nên thổ nhưỡng mà chúng ta có thể kể đến như: 

Quá trình phong hóa đá gốc

Đây chính là yếu tố đầu tiên hình thành nên thổ nhưỡng và quá trình này sẽ gồm có nhiều phản ứng sinh học, hóa học chịu tác động của sự ẩm ướt và nhiệt độ. Tiếp đến chính là quá trình tích tụ, rửa trôi, hòa tan vật chất được diễn ra. Lúc này, đã gốc sẽ dần được chuyển hóa thành đá mẹ – Thành phần có vai trò thiết yếu trong việc tiên phong cung cấp cho đất những chất vô cơ. Đồng thời quyết định tới thành phần cơ giới, thành phần khoáng chất của đất. Đặc biệt, đây cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất hóa lý sau này của đất. 

Khí hậu

Khí hậu cũng là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng tới sự hình thành của thổ nhưỡng. Cụ thể là độ ẩm và nhiệt độ vừa đủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới những loài sinh vật trên cũng như có trong mặt đất. 

Khí hậu cũng là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng tới sự hình thành của thổ nhưỡng

Khí hậu cũng là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng tới sự hình thành của thổ nhưỡng

Những loại sinh vật này cùng ảnh hưởng rất lớn tới sự có mặt của thổ nhưỡng. Bởi những vật chất hữu cơ có mặt trong thành phần của đất hầu hết được được cung cấp bởi thực vật. Ngoài ra, thực vật còn có khả năng khiến cho những loại đá gây ảnh hưởng tới sự phát triển, sự sống của thực vật, của đất bị phá hủy. 

Bên cạnh đó, vi sinh vật sẽ giúp cho quá trình tổng hợp mùn được hình thành khi làm cho xác của sinh vật phân hủy. Ngoài ra, tính chất của đất cũng có thể bị biến đổi bởi những loại động vật nhỏ sống ở trong đất như: Mối, kiến, giun,… 

Địa hình

Trong sự hình thành các loại đất trên thế giới nói chung trên Trái Đất và thổ nhưỡng nói riêng thì địa hình là yếu tố có vai trò rất quan trọng. Bởi nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sự thay đổi về độ ẩm, nhiệt độ. Từ đó, sẽ hình thành nên rất nhiều vành đai đất khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm giữ đất của địa hình từng vùng. 

Đặc biệt, quá trình giữ đất cũng chính là giữ thổ nhưỡng. Cụ thể là ở những khu vực có địa hình dốc như các vùng núi cao thì lớp đất sẽ mỏng và yếu hơn so với đồng bằng. Ngược lại, đất ở khu vực đồng bằng cũng sẽ chứa nhiều dinh dưỡng, giàu mùn và có tầng đất dày hơn. 

Thời gian

Yếu tố mà chúng ta không thể không nhắc tới trong quá trình hình thành thổ nhưỡng chính là thời gian. Theo đó, đất được bắt đầu hình thành từ thời điểm nào thì số tuổi của đất cũng được chính thức tính từ thời điểm đó. Và tiêu chí thể hiện quá trình hình thành nên đất là ngắn hay dài, cường độ tác động lên là như thế nào đó chính là tuổi đất.

Yếu tố mà chúng ta không thể không nhắc tới trong quá trình hình thành thổ nhưỡng chính là thời gian

Yếu tố mà chúng ta không thể không nhắc tới trong quá trình hình thành thổ nhưỡng chính là thời gian

Theo nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng so với vùng cực, vùng ôn đới thì đất ở vùng cận nhiệt đới, nhiệt đới có tuổi đời cao hơn. Bởi ở những vùng có khí hậu nóng những yếu tố tự nhiên cũng sẽ tác động tới đất một cách mạnh mẽ hơn so với vùng có nhiệt độ thấp, khí hậu ôn hòa. 

Con người

Con người chính là yếu tố cuối cùng mà chúng ta không thể không nhắc tới trong sự hình thành thổ nhưỡng. Cụ thể là đất sẽ dần bị chết đi, bạc màu hay tốt và màu mỡ lên sẽ bị ảnh hưởng rất lớn bởi nhân tố này. Theo nhiều nghiên cứu đã cho thấy, thực chất những hoạt động trong sinh sống hay sản xuất của con người thực chất chỉ làm cho đất ngày càng bị phá hủy chứ không màu mơ hơn với những hành động như: Phá rừng làm nương rẫy, đốt rừng,… 

Tuy nhiên, cũng có những khu vực đất xấu, bạc màu thì con người cũng đã thực hiện nhiều hành động tiêu cực như rửa phèn, rửa mặn, thau chua,… để cải tạo đất ngày càng tốt hơn. Hay có những nơi có đất đang trong trình trạng dần dần bị bạc màu thì con người cũng đã biết cách hạn chế và canh tác có chừng mực, điều độ hơn và bón thêm một số loại phân bón. Từ đó, giúp cho đất có nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi và bổ sung nhiều dưỡng chất để chống xói mòn, tăng độ phì nhiêu cho đất. 

Một số đặc điểm về thổ nhưỡng của Việt Nam

Hiện nay, đất ở nước ta cũng rất đa dạng và được phân bổ ở nhiều địa hình và vùng miền khác nhau. Trong đó, chúng ta có thể kể đến như: Đất bazan đỏ, đất xám, đất feralit, đất phèn, đất cát, đất mặn, đất phù sa đồng bằng,… Và ở mỗi loại đất cũng sẽ được phân chia thành nhiều loại đất trung gian như: Đất feralit trên các loại đá khác, đất feralit đỏ nâu trên đá vôi, đất xám phù sa cổ, đất xám bạc màu, đất cát biển, đất cát pha, đất cát thịt, đất mặn nhiều, đất mặn ít,… 

Đất ở Việt Nam hiện nay cũng rất đa dạng và được phân bổ ở nhiều địa hình và vùng miền khác nhau

Đất ở Việt Nam hiện nay cũng rất đa dạng và được phân bổ ở nhiều địa hình và vùng miền khác nhau

Với đa sự dạng nên ở mỗi loại đất cũng sẽ có những mức độ khác nhau về dưỡng chất. Cụ thể là những loại đất như: Đất xám bạc màu, đất xám, đất phèn, đất cát, đất mặn,… đều là những loại đất chứa rất ít hoặc thậm chí là không có thổ nhưỡng và nghèo nàn về dưỡng chất. Vậy nên, nếu muốn canh tác hay trồng trọt trên những nền đất này thì con người cần phải tiến hành bổ sung thổ nhưỡng cũng như loại bỏ bớt những thành phần độc hại có trong đất. Có như vậy thì tất cả mọi sinh vật mới có thể sinh sống và phát triển một cách mạnh mẽ nhất được. 

Còn với những loại đất như đất bazan, đất phù sa đồng bằng thì hàm lượng dưỡng chất hay thổ nhưỡng rất lớn. Thế nên, rất phù hợp để canh tác, trồng trọt các loại cây công nghiệp, cây ăn trái cây lương thực,… Đặc biệt, những loại cây được trồng trên các loại đất thổ nhưỡng cao đều mang lại hiệu quả rất cao về sản lượng và chất lượng nông sản. Từ đó, mang lại hiệu quả rất cao về giá trị kinh tế khi vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước lại vừa có thể xuất khẩu. 

Lời kết

Nhìn chung, thổ nhưỡng chính là một loại tài nguyên thiên nhiên và phải mất rất nhiều thời gian mới có thể hình thành những lại rất dễ dàng bị mất đi. Vậy nên, con người cần phải biết cách chăm sóc, sử dụng và bảo vệ chúng nếu muốn tồn tại. Mong rằng qua những chia sẻ trên, bạn đã hiểu rõ được thổ nhưỡng là gì cũng như trong thổ nhưỡng có những thành phần nào. Chúc bạn mạnh khỏe!

 

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *