Nhiều người tìm hiểu về vấn đề xây dựng đặt ra câu hỏi rất cơ bản như: Mác bê tông là gì? Chọn mác bê tông như thế nào để phù hợp với tổng thể công trình? Công thức để trộn bê tông đúng mác là gì? Bài viết sẽ đi sâu phân tích đầy đủ khái niệm về mác bê tông

Mác bê tông là gì?

Mác bê tông là khái niệm được sử dụng phổ biến trong xây dựng. Đây được gọi là đại lượng dùng cho cường độ chịu nén của bê tông sau thời gian 28 ngày sau khi đổ. Người ta lấy mốc 28 ngày bởi khi đổ bê tông xong thì quá trình đông cứng của khối xi măng cũng bắt đầu và bắt đầu phát triển cường độ bê tông.

Mác bê tông là khái niệm được sử dụng phổ biến trong xây dựng

Mác bê tông là khái niệm được sử dụng phổ biến trong xây dựng

Sau 28 ngày, khối bê tông sẽ đạt được cường độ đông cứng 99% gần như hoàn hảo. Thực tế, khối bê tông sau đó vẫn sẽ phát triển độ đông cứng tiếp  sau 28 ngày nhưng lúc này cường độ sẽ tăng không đáng kể nữa. Chính vì thế người ta thường lấy cường độ tại thời điểm 28 ngày làm chuẩn mác bê tông.

Mác bê tông được ký hiệu với chữ M. Đây là kí hiệu được dùng ở tiêu chuẩn cũ. Hiện nay trong nhiều bản vẽ thiết kế xây dựng bạn sẽ thấy mác bê tông được kí hiệu bằng chữ B. Điều này có thể gây nhầm lẫn cho nhiều người khi đọc bản vẽ xây dựng. 

Cấp độ bền bê tông là gì?

Hiện nay theo tiêu chuẩn của Việt Nam đã không còn dùng ký hiệu M cho Mác bê tông nữa. Thay vào đó sử dụng ký hiệu B thay thế với tên gọi là cấp độ bền của bê tông. Cấp độ B sẽ được xác định từ kết quả của quá trình nén mẫu hình trụ. Tức là bạn sẽ lấy mẫu hình trụ rồi nén mẫu sau đó lấy kết quả của cường độ chịu nén thay cho kết quả của khối mẫu lập phương.

Bảng quy đổi cấp độ bền và mác bê tông

Cấp độ bền và mác bê tông có thể quy đổi qua lại với nhau. Bạn có thể tham khảo quá trình quy đổi dựa trên bảng sau:

Cấp độ bền (B)

Mác bê tông (M)

B15 B20 B25 B30 B35 B40 B45 B50 B55 B60
M200 M250 M350 M400 M450 M500 M600 M700 M750 M800

Dựa vào số liệu của bảng quy đổi bạn có thể thấy ở hàng mác bê tông hiển thị M250 thì có nghĩa rằng đó là 25 MPa hoặc có thể hiểu là 250 kG/cm2 tương đương với 250kg trên 1 cm2. Sau chữ M sẽ có một con số, đó chính là chỉ số năng lực chịu lực của bê tông.

Cấp độ bền và mác bê tông có thể quy đổi qua lại với nhau

Cấp độ bền và mác bê tông có thể quy đổi qua lại với nhau

Cường độ chịu nén của bê tông là gì?

Cường độ chịu nén của bê tông chính là ứng suất nén phá hủy của chính tảng bê tông đó. Cường độ này được tính bằng lực dựa trên 1 đơn vị diện tích ví dụ như kg/cm2 hoặc N/mm2. Thông thường trong quá trình xây dựng, người ta chỉ chú tâm tới cường độ chịu nén mà ít khi quan tâm đến độ chịu lực. 

Cường độ chịu nén của bê tông chính là ứng suất nén phá hủy của chính tảng bê tông đó

Cường độ chịu nén của bê tông chính là ứng suất nén phá hủy của chính tảng bê tông đó

Thường mọi người sẽ bỏ qua cường độ chịu lực. Tuy nhiên, bạn có thể thấy rằng các kết cấu bê tông có khả năng chịu áp lực uốn khá tốt bởi nhà thi công đã sử dụng cốt thép. Các thanh thép được kéo căng ở cường độ cao, điều này bù đắp cho việc bê tông chịu kéo thấp. 

Người thi công sẽ đặt các thanh thép vào vùng bê tông chịu kéo. Việc này nhằm tối ưu hóa khả năng chịu lực kéo thấp của bê tông. Từ những phương diện này sẽ có được thuật ngữ bê tông cốt thép.

Chọn mác bê tông phù hợp với công trình như thế nào?

Với những công trình ngay từ giây phút thiết kế đã được một cách bài bản và quy củ. Có nghĩa rằng mác bê tông cũng được chính các kỹ sư thiết kế kết cấu quyết định nên. Điều đó đồng nghĩa rằng khi phát hành hồ sơ bản vẽ thì công trình sẽ được ghi rõ các mác bê tông đang sử dụng là bao nhiêu. Từ mác bê tông đó mà các kỹ sư phụ trách tại công trình sẽ thực hiện tỷ lệ trộn theo cấp phối bê tông cho phù hợp với công trình.

Tuy nhiên, đối với những công trình nhỏ sẽ không có bản vẽ hồ sơ thiết kế một cách bài bản. Khi đó, nhà thầu sẽ quyết định lựa chọn những mác bê tông phù hợp theo những kinh nghiệm vốn có của họ.

Hiện nay có 2 loại bê tông được sử dụng cho xây dựng đó là bê tông trộn tay và bê tông thương phẩm. 

Bê tông trộn tay

Bê tông trộn tay là loại bê tông được sử dụng với những loại công trình có quy mô nhỏ. Các loại công trình như nhà dân dụng nhỏ với các khối bê tông được sử dụng không quá lớn. Tuy nhiên, các loại bê tông trộn tay thường sẽ khó kiểm soát về chất lượng hơn. Trong khi đổ bê tông, chắc chắn sẽ có nhiều yếu tố từ bên trong và bên ngoài môi trường tác động ảnh hưởng đến chất lượng của bê tông đặc biệt chính là con người, những người xây dựng sẽ tác động lên công trình rất nhiều.

Bê tông thương phẩm 

Bê tông thương phẩm còn được gọi là bê tông tươi. Đây là loại bê tông cao cấp đã được tính toán để thiết kế cấp phối dựa trên các thí nghiệm đã được thực hiện tại phòng thí nghiệm. 

Các nhà cung cấp loại bê tông này sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về mác bê tông và cả chất lượng bê tông. Từ đó, nhà cung cấp phải đảm bảo kiểm soát được tính chính xác của các khâu về lựa chọn nguyên vật liệu, tỷ lệ pha trộn và cấp phối bê tông, số lượng phụ gia sử dụng cho việc pha trộn bê tông. 

Khi nhà sản xuất nhận được yêu cầu đặt hàng, họ sẽ vạch ra các thông số về mác bê tông, độ sụt và kể cả khối lượng. Khối bê tông thương phẩm sẽ được trộn tại nhà máy. Sau khi hoàn thiện việc trộn bê tông sẽ vận chuyển đến tay các công nhân ở công trình. Trong quá trình vận chuyển đến công trường đó người vận chuyển còn phải đảm bảo không để bê tông bị đông cứng.

Loại bê tông thương phẩm này sẽ được sử dụng ở những công trình có quy mô lớn và yêu cầu lượng bê tông sử dụng rất lớn. Khi quyết định lựa chọn sử dụng loại bê tông nào bạn cần chú ý đến 2 yếu tố là chi phí bỏ ra cho nguyên vật liệu và chi phí chi trả cho nhân công.

Hiện nay có 2 loại bê tông được sử dụng cho xây dựng

Hiện nay có 2 loại bê tông được sử dụng cho xây dựng

Hãy so sánh tổng thể chi phí vật liệu dành cho 2 lựa chọn xem bên nào lợi hơn. Tuy nhiên có một điều chắc chắn là chi phí cho loại bê tông thương phẩm sẽ cao hơn bê tông trộn tay. Đối với chi phí nhân công sẽ tùy từng thời điểm mà giá thành sẽ khác nhau. Đồng thời tùy từng thời điểm mà sẽ có phương án thích hợp. Với những công trình tại hẻm hay những nơi mà xe chở bê tông không vào trong được thì nhà thi công phải bắt buộc phải chọn loại bê tông trộn tay.

Với những công trình nhỏ sẽ không yêu cầu đến kết cấu chịu lực cao người ta sẽ sử dụng các loại bê tông mác thấp như M15, M20, M25. Còn với những công trình lớn hơn sẽ yêu cầu độ chịu lực cao hơn. Thường sẽ sử dụng bê tông mác M300. 

Khi thi công các loại bê tông thương phẩm sẽ được làm với cốt là đá tím, đá lép, đá nhỏ… Các loại đá này sẽ ảnh hưởng đến công năng chịu lực của khối bê tông. Vì thế, người thi công nên chọn những cơ sở sản xuất bê tông thật sự uy tín và chất lượng.

Bảng tra mác bê tông 100, 200, 250, 300, quy đổi mác bê tông ra cường độ chịu nén

Những thể phân Mác bê tông được chia thành 3 loại là mác thấp, mác trung bình và mác cao. Dòng bê tông mác thấp là sản phẩm được trộn tại công trường. Dòng bê tông mác cao được thiết kế với cấp phối và được trộn tại nhà máy. Dòng bê tông thông dụng  sẽ là M150 và M350.

Ở mỗi địa phương sẽ có nguyên vật liệu xây dựng cát, đá… khác nhau

Ở mỗi địa phương sẽ có nguyên vật liệu xây dựng cát, đá… khác nhau

Mác bê tông Tỷ lệ trộn Cường độ chịu nén
(kG/cm2)
Bê tông mác thấp
M50 1 : 5 : 10 50
M75 1 : 4 : 8 75
M100 1 : 3 : 6 100
M150 1 : 2 : 4 150
M200 1 : 1.5 : 3 200
Bê tông Mác trung bình
M250 1 : 1 : 2 250
M300 Thiết kế cấp phối 300
M350 Thiết kế cấp phối 350
M400 Thiết kế cấp phối 400
M450 Thiết kế cấp phối 450
Bê tông mác cao
M500 Thiết kế cấp phối 500
M550 Thiết kế cấp phối 550
M600 Thiết kế cấp phối 600
M650 Thiết kế cấp phối 650
M700 Thiết kế cấp phối 700

Dòng bê tông có mác bê tông là M250 trở xuống sẽ được thi công với cấp phối có sẵn. Nhưng với mác bê tông sở hữu cường độ chịu lực lớn như dòng M300 trở lên sẽ phải có thiết kế cấp phối bê tông tại phòng thí nghiệm. 

Ở mỗi địa phương sẽ có nguyên vật liệu xây dựng cát, đá… khác nhau, không đồng nhất với nhau về cả cường độ. Vì thế bạn sẽ không thể áp dụng các cấp phối có sẵn có. Khi thiết kế cấp phối sẽ cho kết quả thí nghiệm các cốt liệu dùng cho việc tính toán thành phần cấp phối bê tông.

Lời kết

Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc thông tin về mác bê tông là các công thức trộn nên mác bê tông. Do đặc thù của mỗi công trình ở những vùng khác nhau sẽ có chất lượng nguyên vật liệu khác nhau. Điều này ảnh hưởng nhiều đến tỉ lệ pha trộn bê tông. Vì thế bạn hãy chú ý đến tất cả yếu tố tác động để công trình đạt chất lượng cao nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trang web này sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt hơn. Bằng cách duyệt trang web này, bạn đồng ý với việc chúng tôi sử dụng cookie.