Giấy phép xây dựng là gì? Trường hợp nào xây không cần giấy?

Để có thể tiến hành xây dựng thì đơn vị thi công hoặc chủ đầu tư cần phải xin được giấy phép từ cơ quan có thẩm quyền. Vậy giấy phép xây dựng là gì? Những trường hợp nào xây không cần giấy phép? Tham khảo bài viết sau để có thêm cho bản thân nhiều thông tin hữu ích nhé!

Giấy phép xây dựng là gì?

Giấy phép xây dựng là một trong những loại giấy tờ được cơ quan nhà nước cấp để xác nhận về việc một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được phép thi công xây dựng công trình, nhà cửa theo nguyện vọng trong giấy phép. Hay nói một cách đơn giản hơn thì nó chính là công cụ để đơn vị có thẩm quyền có thể dễ dàng xác định quá trình xây dựng là đúng hoặc không đúng theo quy định, quy hoạch của nhà nước. 

Giấy phép xây dựng là gì?

Giấy phép xây dựng là gì?

Hiện nay, có hai loại giấy phép phổ biến đó chính là: 

  • Giấy phép cấp theo giai đoạn: Đây là loại giấy tờ được cấp phép cho từng hạng mục nhỏ của một công trình xây dựng hoặc từng công trình của một dự án. 
  • Giấy phép có thời hạn: Đây là loại giấy phép được cơ quan có thẩm quyền cấp cho những công trình nhà dân, công trình có thời hạn nhất định khi sử dụng. 

Những trường hợp nào xây không cần giấy phép?

Ở mỗi đất nước thì sẽ có những quy định khác nhau về giấy phép xây dựng. Đối với Việt Nam hiện nay thì thủ tục, trình tự xin cấp phép xây dựng được quy định tại các Thông tư, Nghị định, Luật và các hướng dẫn thi hành khác. Sau đây là một số những trường hợp được xây dựng mà không cần giấy phép mà bạn nên tham khảo: 

  • Công trình nhỏ lẻ phục vụ cho những công trình chính trị.
  • Công trình được xây dựng theo lệnh khẩn cấp của Nhà nước. 
  • Công trình xây dựng phù hợp với các quy hoạch theo tuyến công trình, không đi qua đô thị. 
  • Dự án đã được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ký duyệt. 
  • Dự án khu nhà ở, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, khu đô thị đã được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ký duyệt. 
  • Công trình, các dự án có quy mô nhỏ thuộc khu vực vùng sâu vùng xa, các xã miền núi, xã nghèo.
  • Những công trình lắp đặt, sửa chữa thiết bị bên trong đã có kế hoạch và không khiến cho kết cấu, kiến trúc công trình thay đổi. 
  • Công trình đã được những cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và thuộc dự án của Nhà nước.

Điều kiện cấp giấy phép xây dựng

Để có thể được cấp phép xây dựng thì những công trình đô thị cần phải đáp ứng được những điều kiện sau:

  • Công trình, dự án phù hợp đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xây dựng và phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng. 
  • Đảm bảo mọi quy định về an toàn với các chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường bộ xung quanh. Đồng thời đảm bảo an toàn cho hành lang của các di sản – di tích văn hóa lịch sử, các công trình thuỷ lợi, giao thông,…
  • Không làm ảnh hưởng tới hệ thống phòng cháy chữa cháy, ánh sáng, môi trường, vệ sinh, cấp thoát nước, cảnh quan của các công trình xung quanh và mật độ. 
  • Có khoảng cách đảm bảo đối với công trình có nguy cơ ô nhiễm, công trình vệ sinh công cộng, kho chứa hóa chất độc hại…
  • Công trình các khu đô thị, tòa nhà chung cư,… được yêu cầu thi công tầng hầm. 

Để có thể được cấp phép xây dựng thì  công trình cần phải đáp ứng được những điều kiện quy định

Để có thể được cấp phép xây dựng thì công trình cần phải đáp ứng được những điều kiện quy định

Nội dung của giấy phép xây dựng

Giấy cấp phép xây dựng thường có những nội dung chủ yếu như: 

  • Cấp, loại công trình. 
  • Tuyến, vị trí, địa điểm xây dựng công trình.
  • Cốt xây dựng công trình
  • An toàn công trình và bảo vệ môi trường.
  • Chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ.
  • Những nội dung quy định riêng đối với các loại công trình xây dựng khác nhau.
  • Hiệu lực của giấy phép

Đối với công trình công nghiệp,công trình dân dụng trong đô thị ngoài thì bên cạnh những loại nội dung trên thì còn có yêu cầu về chiều cao từng tầng, diện tích xây dựng, màu sắc công trình, chiều cao an toàn đối với công trình. 

Tham khảo thêm:

Điều chỉnh giấy phép

Chủ đầu tư phải xin điều chỉnh cấp phép nếu có nhu cầu điều chỉnh kiến trúc, bố cục của công trình xây dựng khác với giấy phép ban đầu được cấp. Trong đó, nội dung khác biệt bao gồm: 

  • Cốt nền xây dựng công trình.
  • Vị trí xây dựng công trình.
  • Các chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ.
  • Đối với những công trình dân dụng thì chủ đầu tư cần phải xin giấy phép điều chỉnh trước thời hạn tiến hành thi công và nội dung điều chỉnh cần có: Tổng diện tích sàn, diện tích xây dựng,  số tầng, chiều cao công trình.

Ở mỗi đất nước thì sẽ có những quy định khác nhau về giấy phép xây dựng

Ở mỗi đất nước thì sẽ có những quy định khác nhau về giấy phép 

Gia hạn giấy phép

Công trình chưa khởi công trong vòng 12 tháng tính từ thời điểm được cấp phép thì chủ đầu tư phải xin gia hạn giấy phép. Hồ sơ gia hạn sẽ gồm: Giấy phép đã được cấp (bản chính) và đơn xin gia hạn giấy phép. Cơ quan gia hạn giấy phép và đơn vị đã cấp giấy phép xây dựng trước đó. Thời hạn xét duyệt cấp phép gia hạn là 5 ngày tính từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Cơ quan có thẩm quyền trong vấn đề cấp giấy phép mà bạn nên tham khảo:

  • UBND cấp xã: Có khả năng cấp phép với những công trình nhà ở riêng lẻ tại nông thôn. 
  • UBND cấp huyện: Có khả năng cấp phép với những công trình xây dựng tại các trung tâm cụm xã, đô thị.
  • UBND cấp tỉnh: Có khả năng cấp phép với những công trình xây dựng như: Công trình đặc thù về kiến trúc, công trình tôn giáo, công trình có quy mô lớn,… 

Công trình xây dựng sai nội dung giấy phép có bị xử phạt không?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 12 Luật xây dựng năm 2014 nói về các điều bị nghiêm cấm thì: “Xây dựng công trình không đúng quy hoạch xây dựng, trừ trường hợp có giấy phép có thời hạn; vi phạm chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng; xây dựng công trình không đúng với giấy phép xây dựng được cấp.”

Mọi hành vi tránh với giấy phép xây dựng công trình thì đều là vi phạm pháp luật

Từ đó, chúng ta có thể thấy rằng việc xây dựng các công trình phải tuân theo đúng giấy phép xây dựng được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cấp. Mọi hành vi tránh với giấy phép xây công trình thì đều là vi phạm pháp luật. Vì vậy, công trình xây dựng sai nội dung giấy phép sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. 

Mức xử phạt đối với nhà xây vượt phép

Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ-CP: Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép xây dựng mới như sau:

  1. a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản này;
  2. b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị;
  3. c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình.

Từ đó, chúng ta có thể thấy rằng khi xây dựng công trình trái với nội dung của giấy phép thì sẽ bị xử phạt hành chính với những mức như:

  • Xử phạt hình chính từ 500.000 – 1 triệu đồng hoặc phạt cảnh cáo đối với nhà ở tại nông thôn.
  • Xử phạt hình chính từ 10 – 20 triệu đồng đối với nhà ở tại đô thị.

Bên cạnh những mức phạt hành chính trên thì còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Điểm d Khoản 11 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ – CP: “ d) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4, khoản 5 (mà hành vi vi phạm đã kết thúc), khoản 6 và khoản 7 Điều này.”

Lời kết

Trên đây là những chia sẻ của bất động sản Legoland giúp bạn giải đáp được thắc mắc: “Giấy phép xây dựng là gì? Những trường hợp nào xây không cần giấy phép?”. Mong rằng qua đó bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về hồ sơ và thủ tục xin cấp phép xây dựng một cách hiệu quả và hợp lý nhất.

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *