Cọc bê tông ly tâm là gì? Ưu nhược điểm của cọc bê tông ly tâm

Cọc bê tông ly tâm thường được ứng dụng làm nền móng vững chắc trong các công trình xây dựng.Ưu nhược điểm của vật liệu là gì? Hãy cùng tìm hiểu về cọc bê tông ly tâm ở dưới bài viết này nhé!

Cọc bê tông ly tâm là gì?

Cọc bê tông ly tâm được xem là loại cọc hiện đại, bởi vì cọc bê tông trải qua quá trình sản xuất áp dụng công nghệ cao. Vật liệu được thiết kế nhằm mục đích đóng cọc, chịu tải trọng lớn cho công trình. 

Cọc bê tông ly tâm có đặc điểm nổi bật hơn các loại cọc bê tông khoan nhồi, cọc bê tông cốt thép khác. Đây cũng chính là lý do mà cọc bê tông này được nhà thầu, nhà xây dựng tin dùng, khả năng chịu lực của chúng vô cùng lớn.

Sản phẩm thông qua dây chuyền sản xuất tân tiến, bê tông kết hợp với vòng quay ly tâm nên chất lượng bên trong sẽ đặc, an toàn, chắc chắn hơn. Ngoài ra bê tông còn có tính năng ít khi xảy ra hiện tượng nứt gãy, kháng nước, chống ăn mòn. Thông thường, sản phẩm này sẽ được sản xuất theo số lượng lớn với đa dạng kích thước như 250; 300; 350; 400;…700; 800. 

Cọc bê tông ly tâm

Cọc bê tông ly tâm

Từ năm 2015 cho đến hiện nay, TP. Hồ Chí Minh đang trên đà phát triển kinh tế nhanh chóng với quy mô cao. Nhờ vào đó mà nhiều người dân tỉnh thành khác ồ ạt trở về đây xây nhà cửa công ty, xí nghiệp, nhu cầu xây dựng ngày càng cao.

Chính vì thế, nhằm đáp ứng nhu cầu tăng vọt của người tiêu dùng, ngành xây dựng đã cải tiến bê tông lên một tầm cao mới, đó là bê tông ly tâm. Khắc phục khuyết điểm từ các loại bê tông cũ, thay vào đó những công nghệ mới mẻ.

Nhờ vào đó mà chất lượng công trình ngày một tốt lên, khách hàng cũng yên tâm sử dụng hơn. Đây là sản phẩm xây dựng phổ biến nhất trong thời điểm này.

Ưu nhược điểm của cọc bê tông ly tâm là gì?

Ưu điểm cọc bê tông ly tâm là gì?

Theo như đánh giá thì cọc bê tông ly tâm khắc phục được nhiều nhược điểm hơn cọc bê tông cốt thép truyền thống. Trong ép cọc làm nền móng cho công trình hiện nay, cọc ly tâm đang chiếm ưu thế. 

Quá trình sản xuất cọc bê tông ly tâm áp dụng công nghệ hiện đại, tối ưu tính năng và chất lượng. Hệ thống sản xuất sản phẩm tuân thủ theo dây chuyền khép kín và tiêu chuẩn TVCN 7888:2014. 

Cọc bê tông có nhiều ưu điểm

Có nhiều ưu điểm

Ngày nay cọc ly tâm đáp ứng hầu hết nhu cầu của người tiêu dùng, sản phẩm có ưu điểm như sau:

  • Cọc có đầu lực trụ cao, chịu tải trọng lớn, độ uốn dẻo nhất định Nếu như trong quá trình thi công, cọc vẫn không bị biến dạng nhiều. 
  • Vì bê tông kết hợp với ly tâm, ứng suất trước nên có khả năng kháng nước, chống nứt gãy, chống ăn mòn tuyệt đối.
  • Bê tông được ứng dụng cùng với thép cường độ cao. Điều này làm tiết diện cốt thép giảm thuận lợi cho việc vận chuyển, lắp dựng, thi công, di dời sản phẩm trở nên tiện lợi.
  • Ưu điểm của bê tông ly tâm nổi bật hơn các loại bê tông truyền thống khác, chất lượng sản phẩm tối ưu cao hơn nhưng giá thành lại rẻ hơn so với chất lượng nhận lại.
  • Theo thiết kế, chiều dài của cọc có thể linh hoạt để tương thích với công trình.
  • Sản xuất với dây chuyền khép kín đạt chuẩn quốc tế, đảm bảo chất lượng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
  • Tiết kiệm thời gian thi công, quá trình thi công diễn ra nhanh chóng.

Nhược điểm của cọc bê tông ly tâm là gì?

Mặc dù cọc bê tông ly tâm đã được giảm bớt nhược điểm hơn các bê tông khác nhưng sản phẩm nào cũng vậy, tồn tại 2 mặt tốt lẫn mặt xấu. Sản phẩm này cũng tồn tại điểm yếu mà những vật liệu tương đồng không có.

Nhược điểm của bê tông ly tâm như sau:

  • Loại bê tông này hạn chế sử dụng cho công trình lớn, đa số sử dụng ở công trình dân dụng.
  • Cọc quá to gây khó khăn trong việc vận chuyển, thi công.
  • Tuy ứng dụng đa số vào công trình dân dụng nhưng kích thước lại quá to đối với dự án xây dựng bình thường, có diện tích bé.

Các loại cọc bê tông ly tâm nào hay được ứng dụng vào cuộc sống?

Cọc bê tông ly tâm dự ứng lực:

Đây là một loại cọc bê tông ly tâm được sản xuất và bảo dưỡng qua dây chuyền trong nhà máy. Cọc bê tông dự ứng lực sẽ có hai dạng: cọc vuông và cọc tròn, mác bê tông phải lớn hơn hoặc bằng 500. 

Xem thêm :

Cọc bê tông dự ứng trải qua phương pháp ly tâm có cấp độ chịu bền, lực nén từ B40 đến B60. Chiều dài lẫn độ dày của bê tông còn phải tùy theo được kính ngoài của sản phẩm. 

Loại cọc này ứng dụng cho nền đất không có chướng ngại cản trở như đất mới san lấp, đất ruộng, đất thi công. Việc xây dựng công trình có cọc nên dùng nhiều biện pháp đóng cọc: máy ép, hạ bằng búa, phương pháp xói nước, phương pháp xoắn. 

Được ứng dụng rộng rãi vào cuộc sống

Được ứng dụng rộng rãi vào cuộc sống

Cọc dự ứng có khả năng cắm sâu hơn trong lòng đất, so với bê tông cốt thép thông thường thì bê tông ly tâm chịu đựng tải trọng cao, nên hay được tận dụng thường xuyên. Việc thi công diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm ngân sách xây đài móng. 

Tuy nhiên, do sử dụng bê tông và thép ở cường độ cao nên giảm được phần tiết diện cốt thép, điều này dẫn đến làm giảm đi sự thuận tiện trong di chuyển, kinh phí thi công.

Cọc khoan nhồi:

Cọc khoan nhồi là loại cọc bê tông đổ trong các lỗ ngay tại công trình, tạo ra từ các phương pháp khoan hay ống dẫn thiết bị. Đường kính của cọc bê tông ly tâm khoan nhồi thông thường sẽ là 0,6m; 0,8m; 1,0m; 1,2m; 1,4m. Chiều dài của cọc còn thay đổi tùy theo nhu cầu của công trình.

Cọc nhồi có độ sâu và tiết diện lớn hơn so với loại cọc đúc sẵn, tuy sức kháng nhỏ nhưng sức chịu tải trọng lại lớn. Do đó việc sử dụng cọc có sẵn ít đi, hiện nay nhiều công trình đang áp dụng phương pháp này. 

Cọc bê tông ly tâm cốt thép bình thường:

Đây là một loại cọc bê tông ly tâm được sản xuất tại xưởng hoặc ngay tại công trường. Quy trình thi công: dùng thiết bị ép hoặc đóng phần bê tông cốt thép đúc sẵn xuống đất. 

Cạnh cọc thường hay gặp ở Việt Nam có kích thước 0,2m đến 0,4m; chiều dàu của cọc thường sẽ nhỏ hơn 12m bởi vì tối đa chiều dài của cây thép chỉ đạt đến 11,7m. Bê tông được dùng cho cọc có mác dao động từ 250 – 350 (tương đồng với độ bền B20-B25).

Sử dụng cọc bê tông phù hợp với từng loại hình đất

Sử dụng cọc bê tông phù hợp với từng loại hình đất

Cọc cốt thép ly tâm ứng dụng phù hợp với môi trường đất đai mới vừa san bằng, khu dân cư mới, đất nền không có vật cản trở. Khi đó, cọc bê tông ly tâm phát huy khả năng xuyên qua từng lớp địa chất phức tạp, vượt qua chướng ngại để giữ vững nền móng cho công trình.

Nếu như muốn bê tông không bị gãy nứt giữa chừng thì kỹ thuật viên phải có tay nghề kiểm soát được chất lượng cọc đã ép xuống lòng đất. 

Ứng dụng cọc bê tông ly tâm vào đời sống hàng ngày nhiều vô kể: thi công cọc trong hệ thống nhà ở, nhà cao tầng, bến cảng, tường chắn, công trình gần biển,… Nơi nào cần độ chịu lực cao thì nên sử dụng loại cọc này.

Chọn mua cọc bê tông ở các đơn vị uy tín để đảm bảo chất lượng cho công trình xây dựng. Kỹ thuật viên phải có tay nghề cao, điều khiển được sức ép để không xảy ra tình trạng hư hại.

Thông qua bài viết này, chắc hẳn các bạn đã nắm được thông tin cơ bản về cọc bê tông ly tâm, ưu điểm lẫn nhược điểm của cọc là gì? Trên thị trường, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng sản phẩm được ứng dụng rất nhiều vào cuộc sống hằng ngày.

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *