Ngày 29 tháng 2 được xem là một ngày đặc biệt, bởi nó là ngày mà 4 năm chỉ có 1 lần. Và ngày này được gọi là ngày nhuận. Vậy bạn đã bao giờ thắc mắc rằng tại sao có ngày nhuận chưa? Và cách tính năm nhuận thế nào cho đúng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tại sao có ngày nhuận ?

Ngày nhuận theo lịch dương là lịch được tính thời gian theo Mặt Trời. Trái Đất quay quanh Mặt Trời tròn 1 vòng sẽ được tính là 1 năm. Một vòng đấy có thời gian là 365 ngày 6 giờ, vì thế năm dương lịch sẽ được tính số ngày là 365 ngày. Vậy 1 năm dương lịch sẽ thừa ra 6 giờ, và cứ như vậy sau 4 năm dồn lại sẽ là 24 giờ, bằng 1 ngày. Và do vậy, cứ 4 năm sẽ có 1 năm có 366 ngày. Năm có 366 ngày sẽ được gọi là năm nhuận. Người ta quy ước ngày nhuận sẽ là ngày 29/2.

Tại sao có ngày nhuận

Tại sao có ngày nhuận 29/2?

Còn theo lịch Gregory – loại lịch tiêu chuẩn được dùng ở hầu khắp thế giới, năm nhuận sẽ là năm có số chia hết cho 4. ví dụ 2000, 2004, 2008, 2012, 2016, và năm nay 2020 chính là năm nhuận.

Bên cạnh lịch tính theo Mặt Trời còn có lịch tính theo Mặt Trăng, được gọi là âm lịch. Một tháng trăng trung bình có 29,5 ngày. Như vậy 1 năm âm lịch sẽ có 354 ngày, ít hơn năm dương 11 ngày. Và cứ 3 năm sẽ ngắn hơn 33 ngày, hơn 1 tháng.

Năm nhuận bắt nguồn từ đâu mà có ?

Vào những năm 45 Trước Công Nguyên thì vị Hoàng Đế La Mã Julius Ceasar đã tìm ra được tháng 2 sẽ có 29 ngày và cứ 4 năm sẽ được cộng thêm một ngày sẽ là 30 ngày . Và sau này người Ai Cập Cổ Đại đã phát hiện ra vòng quay lẻ ngày của Mặt Trời quay xung quanh trái đất . Và cho đến tận năm 1582 thì giáo hoàng Gregorius XIII đưa ra một cách tính lịch mới để tạo nên lịch Gregonrius đó là 1 năm sẽ được chia ra làm 12 tháng với 52 tuần và 365 ngày . Và cứ 4 năm sẽ có 1 năm có 1 ngày cuối tháng 2 sẽ bị nhuận .

Theo một lịch cổ Julius đã quy ước 1 năm sẽ có 365,25 ngày nhưng độ dài của mặt trời là 365,242216 ngày cho nên nó sẽ chênh lệnh khoảng 0,0078 ngày (tức là khoảng 11 phút 14 giây). Để tránh lập lại sai biệt, phép lịch mới này vẫn lấy năm nhuận là năm có số thứ tự chia hết cho 4 (như năm 1964, 1980, 2004,…). Nhưng trừ các năm tận cùng bằng 00 thì phải vừa chia hết cho 4 vừa cho 400 mới là năm nhuận (kể từ năm 1582 đến nay, các năm 1600, 2000 chia hết cho cả 4 và 400 nên là năm nhuận, những năm 1700, 1800 và 1900 chỉ chia hết cho 4 nhưng không chia hết cho 400 nên không phải là năm nhuận…) . Chính nguồn gốc này cũng giúp bạn hiểu hơn Tại sao có ngày nhuận rồi chứ .

Cách tính năm nhuận thế nào cho đúng?

Ngày nhuận 29 tháng 2 năm 2020

Tại sao có ngày nhuận ? Ngày nhuận 29 tháng 2 năm 2020

Như trên chúng ta đã thấy, năm nhuận có rất nhiều con số và dữ liệu khác nhau. Vì thế nhiều người thấy nó hơi rắc rối và khó để tính toán. Tuy nhiên nếu bạn bình tĩnh suy xét, thì nó thực sự rất đơn giản và dễ nhớ.

Cách tính ngày nhuận theo dương lịch

Tại sao có ngày nhuận ? Thực ra thì cách tính ngày nhuận theo một năm dương lịch rất là đơn giản nên ai cũng có thể trả lời được . Cụ thể là năm dương lịch nào mà chia hết cho 4, đấy sẽ là năm nhuận. Lấy ví dụ năm nay là năm 2020, số 2020 chia hết cho 4, vì thế năm nay là năm nhuận.

Bên cạnh đó, đối với những năm có 2 số cuối là 00 ( năm tròn thế kỷ) thì bạn lấy số năm đó và chia cho 400. Nếu nó chia hết cho 400 thì đó là năm nhuận, còn nếu dư thì đó không là năm nhuận. Ví dụ như 1200, 1600, 2000 là năm nhuận, còn 1300, 1400, 1500 không phải là các năm nhuận.

Dựa vào đó bạn cũng phần nào biết Tại sao có ngày nhuận rồi chứ . Bởi nó theo cách tính ngày nhuận mà ra thôi .

Cách tính ngày nhuận theo âm lịch

Tại sao có ngày nhuận ? Nếu mình xét ở lịch âm (lịch trung quốc) thì cách tính có phần phức tạp hơn một chút và hơi khó nhớ. Đó là, khi muốn biết năm đó có phải năm nhuận hay không, ta lấy số năm chia 19. Khi chia xong nếu nhận được số dư là các số 0, 3, 6, 9, 11, 14, 17 thì những năm đấy sẽ được coi là năm nhuận.

Ví dụ năm 2020 chia 19 sẽ thu được số dư bằng 6, nên đấy là năm nhuận. Còn với năm 2000 không là năm nhuận vì 2000 chia 19 được số dư bằng 5.

Theo âm lịch, những năm nhuận sẽ được bổ sung thêm 1 tháng. Những năm nhuận khác nhau sẽ có những tháng nhuận khác nhau. Ví dụ có những năm nhuận 2 tháng 6 ( trong năm có 2 tháng 6), có những năm lại nhuận 2 tháng 7 (trong năm có 2 tháng 7).

Tại sao lại phải tính năm nhuận?

Tại sao phải tính năm nhuận?

Tại sao phải tính năm nhuận?

Tại sao có ngày nhuận ? Vậy tại sao không cứ để mỗi năm có 365 ngày bình thường? Chúng ta phải tính thêm năm nhuận làm gì? Đây là những câu hỏi thường được mọi người thắc mắc. Tuy nhiên bất kì cái gì xảy ra đều có nguyên nhân của nó, đặc biệt là những vấn đề khoa học như thế này.

Như đã nói ở trên, Trái Đất quay quanh Mặt Trời không tròn 365 ngày, mà chúng ta đã tự thực hiện phép làm tròn khi tính năm. Chính vì vậy theo thời gian sẽ gây ra những sai số trong tính năm. Và điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc quan sát các hiện tượng thời tiết, thiên nhiên,… Nó khiến con người không lường trước được những sự vận động đó, gây khó khăn trong sinh hoạt, đời sống.

Vậy để khắc phục sự sai số ấy thì người ta phải thêm năm nhuận vào cho dương lịch và âm lịch. Điều này đảm bảo cho các hiện tượng tự nhiên, thời tiết diễn ra đúng quy luật tự nhiên và đúng theo chu kỳ quan sát.

Tuy nhiên, ngày 29/2 lại được đưa vào danh sách là ngày “không hợp lệ”. Bởi trong làm ăn hợp tác, ký kết hợp đồng. Khó ai có thể đáp ứng được những điều khoản của đối tác với hạn hợp đồng ngày 29/2. Điều này gây nên rất nhiều khó khăn và tạo ra rắc rối trong mọi điều khoản.

Bởi thế, ngày này không được tính vào trong các điều khoản, giấy tờ về thời hạn. Trong tất cả các lĩnh vực liên quan đến thời hạn đều bỏ qua ngày nhuận này.

Những sự thật thú vị về ngày nhuận không phải ai cũng biết

Có những sự thật thú vị đằng sau ngày nhuận của năm này. Trong ngày nay có những sự kiện rất khó để giải thích ý nghĩa. Cùng tìm hiểu rõ hơn để xem đó là các ngày gì nhé.

  • Ngày phái nữ cầu hôn

Ngày phụ nữ cầu hôn 29/2

Ngày phụ nữ cầu hôn 29/2

Tại sao có ngày nhuận ? . Vào năm 1288 tại Scotland đã thông qua luật cho phái nữ được cầu hôn trong năm nhuận. Và từ đó 29/2 trở thành ngày phái nữ cầu hôn, không chỉ ở Scotland mà còn nhiều quốc gia khác. Từ đây có thể đưa ra một kết luận rằng, không chỉ có đàn ông mới cầu hôn phụ nữ. Phụ nữ cũng có ngày để cầu hôn và bày tỏ tình cảm với người mình yêu đấy nhé.

  • Ngày sinh nhật 29/2 4 năm mới có 1 lần

Là 1 ngày đặc biệt nhưng sinh nhật ngày này thì không biết đặc biệt theo may mắn hay bất hạnh nữa. Những người sinh ngày này 4 năm mới có 1 ngày sinh nhật. Vì thế thay vì sinh nhật 4 tuổi người ta thường đùa nhau là sinh nhật 1 tuổi.

Trên thế giới hiện có khoảng 6 triệu người sinh ngày 29/2. Và những người sinh ngày này còn được gọi là những đứa trẻ “nhuận” tài năng.

  • Ngày kỉ niệm bệnh hiếm gặp

Năm 2008 một nhóm người mắc chứng bệnh hiếm gặp đến từ nhiều nước đã hội tụ lại với nhau. Họ tổ chức các chiến dịch nhằm nâng cao về nhận thức của cộng đồng về căn bệnh này.

  • Sự kiện Olympic

Cũng được tính theo chu kỳ 4 năm 1 lần. Sự kiện Olympic được tổ chức với thời gian trùng với thời gian năm nhuận. Đây là thời gian được list vào danh sách các sự kiện hiếm có của thế giới.

Tổng kết:

Tại sao có ngày nhuận? giờ thì bạn có thể hiểu hơn từ những giải thích tại sao có ngày nhuận được Legoland lưu lầm và qua đó là một số thông tin về ngày nhuận, cách tính năm nhuận cũng như những sự thật thú vị về ngày này. Hy vọng qua bài viết này bạn có thể hiểu được tại sao có ngày nhuận và có thể tự tính được năm nhuận một cách dễ dàng.

4.9/5 - (10 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trang web này sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt hơn. Bằng cách duyệt trang web này, bạn đồng ý với việc chúng tôi sử dụng cookie.