Xà gồ là một phần rất quan trọng trong thi công công trình. Để tránh những sai phạm không đáng có thì việc tính toán chính xác, chi tiết xà gồ là một việc không thể làm hời hợt. Nhưng bạn còn thắc mắc, chưa thực sự hiểu khái niệm xà gồ là gì? Cách tính xà gồ mái tôn chuẩn là thế nào? Có nên áp dụng phong thủy trong khi xây dựng hay không? Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc liên quan đến lĩnh vực này.
Xà gồ là gì? Vai trò của xà gồ trong xây dựng
Muốn tính toán hay làm gì thì đầu tiên cũng là hiểu được bản chất của việc mình định làm. Hiểu rõ khái niệm xà gồ cũng giúp cho bạn thực hiện việc tính toán dễ dàng, đơn giản hơn. Xà gồ (hay còn gọi là tay đòn) chính là một cấu trúc ngang của mái nhà. Xà gồ là bộ phận chính giúp hỗ trợ chống đỡ sức nặng của vật liệu phủ, của tầng mái và được trợ giúp nhờ các bức tường xây dựng hoặc cũng có thể nhờ kèo gốc, dầm thép …
Xà gồ đóng vai trò quan trọng trong các công trình xây dựng
Xà gồ đóng vai trò là một bộ phận quan trọng đối với một công trình. Đây chính là yếu tố quyết định sự bền đẹp của một công trình trước các yếu tố ngoại cảnh. Bởi trong xây dựng nhà xưởng xà gồ dùng để làm khung còn trong xây nhà thì được ứng dụng để làm mái, làm khung cho các công trình. Trong xây dựng nhà kho, xà gồ thường được làm bằng thép tăng độ cứng chắc cho tầng mái của công trình.
Xà gồ được phân loại theo cách nào
Phân loại tùy vào nguyên liệu sản xuất
Các nguyên vật liệu hay sử dụng để sản xuất xà gồ đó là: Hợp kim nhôm kẽm, thép mạ kẽm, thép đen.
Xà gồ thép đen
Người ta thực hiện cán nóng thép đen đúng theo các tiêu chuẩn công nghệ đã được quy định, sau đó nhờ các mối hàn để tiến hành nối các thanh thép non với nhau để sản xuất nên xà gồ thép đen.
Xà gồ thép đen có nhiều ưu điểm, nhưng nổi bật lên là các đặc tính: chắc, bền, nhẹ, khi có tác động ngoại lực cũng không bị biến dạng. Cùng với đó là các khả năng: chống mối mọt, chống cháy, thân thiện với môi trường.
Tuy vậy, xà gồ thép đen cũng tồn tại những nhược điểm: lớp ngoài rất dễ bị rỉ sét, độ nhám thấp, chưa có độ thẩm mỹ cao vì lớp bên trong không có mạ. Độ dài quy định là 6m nên bị hạn chế thi công một số công trình.
Xà gồ thép mạ kẽm
Để tạo ra xà gồ thép mạ kẽm thì người ta cán nóng và cán lạnh những tấm thép, sau đó tiến hành phủ thêm một lớp kẽm lên bề mặt.
Xà gồ thép mạ kẽm mang những ưu điểm riêng: tính bền cao trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, khó bị han gỉ. Không những thế, khả năng sắp đặt đơn giản, tiết kiệm thời gian, chi phí, kích thước phù hợp với đa số các công trình cũng là một thế mạnh của loại xà gồ này.
Tuy vậy, xà gồ thép mạ kẽm vẫn có một số hạn chế đó là: hạn chế chủng loại, khả năng chịu lực yếu nên không phải là lựa chọn ưu tiên cho những công trình cần tải trọng tốt.
Xà gồ thép mạ hợp kim nhôm kẽm
Xà gồ thép mạ hợp kim nhôm kẽm được tạo thành sau khi thép cán nóng, cán nguội và được phủ ngoài bề mặt một lớp mạ hợp kim nhôm kẽm. Nó có mặt phổ biến trong các kết cấu thép, cột kèo thép, nhà xưởng, hay trong xây dựng dân dụng.
Xà gồ có thể được phân loại theo nguyên liệu
Xà gồ thép mạ hợp kim nhôm kẽm mang các ưu điểm như sở hữu khả năng chống ăn mòn và gỉ sét tốt, tiết kiệm chi phí bảo dưỡng. Kích thước đa dạng với độ bền tương đối cao, phù hợp với nhiều công trình.
Phân loại xà gồ tùy theo hình dạng
Nếu phân loại xà gồ theo hình dạng mặt cắt bên ngoài thì ta có xà gồ chữ Z và xà gồ chữ C.
Xà gồ được phân loại theo hình dạng mặt cắt
Xà gồ có mặt cắt dạng chữ C thì được gọi là xà gồ chữ C. Xà gồ chữ C thường thấy trong các công trình nhà xưởng có bước cột nhỏ hơn 6m.
Xà gồ có mặt cắt dạng chữ Z được gọi là xà gồ chữ Z. Xà gồ chữ Z thường được sử dụng trong các công trình nhà xưởng có bước cột lớn hơn 6m.
Nên thực hiện tính toán khoảng cách xà gồ mái tôn vì lý do gì?
Qua những trao đổi trên hẳn bạn đã thấy được sự quan trọng của xà gồ trong các công trình xây dựng. Vậy tính khoảng cách xà gồ với mái tôn có thật sự cần thiết hay không? Tính toán số liệu cẩn thận, chi tiết sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình thi công và sử dụng.
Đảm bảo tính an toàn khi sử dụng
Tăng tính an toàn chính là điều đầu tiên bạn nhận được khi tính khoảng cách xà gồ mái tôn. Mà dù ở công trình nào thì tính an toàn cũng luôn được ưu tiên hàng đầu. Bố trí xà gồ đúng tiêu chuẩn, đúng kích thước sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc nâng đỡ mái tôn, góp phần đảm bảo kết cấu chung của toàn bộ ngôi nhà. Tăng tính an toàn khi bạn đưa công trình vào sử dụng.
Tính khoảng cách xà gồ mái tôn là bước không thể bỏ qua
Tăng độ bền và thời gian sử dụng
Bạn sẽ thi công nhanh chóng và dễ dàng hơn nếu tính toán hợp lý khoảng cách xà gồ mái tôn. Sẽ giảm thời gian lắp ráp, tháo ra đóng lại nhiều lần. Cũng nhờ vậy mà tăng tính bền của công trình. Ít xảy ra các hư hỏng cần bảo dưỡng.
Không chỉ vậy, dưới các tác động từ ngoại cảnh thì việc tính toán cẩn thận, đúng tiêu chuẩn cũng giúp công trình không bị ảnh hưởng bởi các điều kiện khí hậu khắc nghiệt, cực đoan.
Giúp tiết kiệm tối đa chi phí
Ngoài tính an toàn và độ bền vững thì việc tính toán hợp lý sẽ giúp bạn tiết kiệm tối đa các khoản chi phí. Nếu công trình có độ bền cao thì bạn sẽ bớt đi khoản chi phí cho thi công sửa chữa.
Cách tính khoảng cách xà gồ mái tôn đúng tiêu chuẩn
Khoảng cách xà gồ mái tôn được tính theo các công thức nhưng cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên cạnh, như:
- Tính toán độ dày của vật liệu cấu tạo mái: gồm tôn lợp, xà gồ (tay đòn), kèo.
- Độ dốc của mái: Độ dốc mái phụ thuộc vào chiều dài mái cần cho việc thoát nước. Phụ thuộc vào lưu lượng nước mưa tại địa điểm xây dựng công trình và bên cạnh là đảm bảo tính thẩm mỹ của công trình.
Công thức tính độ dốc mái tôn: Độ dốc mái tôn = chiều cao mái/chiều dài mái.
Xà gồ mái tôn cũng có công thức tính riêng
Tùy vào từng công trình và do các loại khung kèo được sử dụng mà khoảng cách xà gồ mái tôn cũng không giống nhau. Thường thì những hệ khung kèo 2 lớp, ta tish toán được khoảng cách kèo lý tưởng là 1100 – 1200mm. Những hệ kèo 3 lớp thì khoảng cách hợp lý nhất lại là 800 – 900mm.
Xà gồ mái tôn được tính theo phong thủy
Xà gồ trong phong thủy được tính theo Sinh – Trụ – Hoại – Diệt
Ông cha ta tính xà gồ theo công thức này bởi theo các thanh xà gồ. Thứ tự lượt tương ứng từ một đến hết là sinh, trụ, hoại, diệt và được lặp lại tiếp tục. Từ đó, ta có được công thức:
SINH=[4 x n +1]
Trong đó: “n” là số chu kỳ lặp lại để có thể ra một xà gồ có số SINH, TRỤ đẹp.
Xà gồ được tính toán theo trực tuổi
Như chúng ta đã biết được vai trò quan trọng của xà gồ trong một công trình. Không chỉ tuân theo các nguyên tắc kỹ thuật, đo đạc tính toán hợp chuẩn mà yếu tố tâm linh cũng rất được lưu ý. Chính vì vậy trong khi xây dựng, xà gồ đảm bảo thỏa mãn tính ngũ hành với gia chủ cũng là một điều hoàn toàn dễ hiểu. Tính toán xà gồ theo trực tuổi để hợp tuổi, hợp mệnh như sau:
Trước nhất phải tính được xem năm sinh của gia chủ thuộc can – chi nào để dựa vào đấy tính toán được trạch chủ nằm ở Trực nào. Lấy đòn dông để làm trạch chủ và tìm rồi trực của phu tử bằng cách đếm số đòn tay. Thực hiện đếm đòn tay lần lượt từ một đến hết theo bảng can chi. Cuối cùng xét về mặt ngũ hành của Trực chủ và Trực phu, nếu sinh là tốt, nếu khắc là xấu.
Lời kết
Chúng tôi đã chia sẻ ngắn gọn tới các bạn một số thông tin, khái niệm cơ bản của xà gồ trong xây dựng cũng như cách tính toán khoảng cách xà gồ mái tôn đúng kỹ thuật. Mong rằng với những thông tin trên thì bạn sẽ có thể lưu lại cho bản thân một số lưu ý khi thực hiện thi công các công trình, không những để công trình đảm bảo đúng kỹ thuật mà còn tạo nên thẩm mỹ, tiết kiệm chi phí cũng như hợp các yếu tố tâm linh phong thủy.
Tên tôi là Tung Lâm. Tôi là một người viết blog tự do đến từ Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp Học Viện Báo Chí . Tôi là CEO – FOUNDER Legoland . Với niềm đam mê của mình tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin bổ ích và bổ sung thêm những kiến thức phong phú đáng tin cậy nhất.