Xây dựng là một lĩnh vực đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày cũng như phát triển kinh tế xã hội. Xây dựng dân dụng là gì? Nó bao gồm những hạng mục gì? Xây dựng dân dụng sở hữu những đặc trưng nào của lĩnh vực  xây dựng cơ bản thì không phải ai cũng nắm được. Việc hiểu rõ những khái niệm này sẽ là một điểm cộng đắc lực giúp cho bạn dễ dàng xác định được nguồn lực cũng như mục đích sử dụng đất. Bài viết sau sẽ giúp cho bạn hiểu hơn về xây dựng dân dụng

Xây dựng dân dụng là gì?

Hai mảng chính trong ngành xây dựng, thể hiện vai trò quan trọng đó chính là:, xây dựng dân dụng và xây dựng công nghiệp. Cả hai mảng này đều có những kỹ thuật chuyên biệt, vô cùng chuyên nghiệp được thể hiện qua các công việc chuyên môn đó là nhiệm vụ thiết kế công trình, thi công công trình và bao gồm cả việc bảo trì đối với cả công trình tự nhiên cũng như công trình xây dựng dân dụng. Cụ thể gồm có:

  • Nhà dân dụng.
  • Bệnh viện, trường học, toàn nhà văn phòng, công xưởng kho bãi,..
  • Các công trình giao thông, hệ thống đường bộ, các đường hầm, cầu,…

Xây dựng dân dụng là gì?

Xây dựng dân dụng là gì?

Kỹ thuật xây dựng được xếp vào nhóm ngành kỹ thuật có chuyên môn cao cũng như ngành được phân chia thành nhiều mảng nhỏ đa dạng, có chức năng khác nhau. Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng, kỹ thuật trong xây dựng dân dụng xuất hiện phổ biến với nhiều cấp độ khác nhau.Xây dựng dân dụng có mặt từ nhà nước, tư nhân, công cộng và còn có cả sự liên kết xây dựng giữa các khu vực và quốc tế.

 

Xây dựng dân dụng mang những đặc điểm kỹ thuật gì?

Sau khi đã hiểu được xây dựng dân dụng là gì thì câu hỏi khác đặt ra chính là các đặc điểm kỹ thuật nổi bật của xây dựng dân dụng như thế nào? Nó khác biệt với những ngành sản xuất đặc thù ở những điểm nào? Xây dựng dân dụng sở hữu những kỹ thuật phức tạp, thể hiện đủ mọi cấp độ từ đơn giản đến phức tạp hay cực kỳ phức tạp, cũng như được đánh giá theo tiêu chuẩn ở trong nước, khu vực hay quốc tế. 

Xây dựng dân dụng là ngành mang nhiều kỹ thuật phức tạp

Xây dựng dân dụng là ngành mang nhiều kỹ thuật phức tạp

Những đặc điểm kỹ thuật mà xây dựng dân dụng thể hiện cũng chính là nền tảng cơ sở vô cùng quan trọng, có đóng góp không hề nhỏ trong sự phát triển của kinh tế xã hội. Không chỉ vậy, lợi nhuận mà xây dựng dân dụng đóng góp cũng không hề nhỏ. Đây chính là tiền đề thuận lợi thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Xây dựng dân dụng bao gồm các hạng mục gì?

Các hạng mục trong lĩnh vực xây dựng dân dụng vô cùng phong phú và đa dạng. Nhưng được kể đến chủ yếu vẫn là các công trình mang vai trò phục vụ cho đời sống sinh hoạt hàng ngày, giao thông lưu chuyển, tích cực trong việc hỗ trợ sản xuất kinh doanh trong đời sống con người. Những hạng mục thường được kể đến trong xây dựng dân dụng gồm có:

  • Thi công các công trình nhà ở dân dụng: Nhà tập thể, chung cư, biệt thự, nhà liền kề, nhà độc lập,…
  • Thi công các công trình đảm nhiệm chức năng sản xuất, hoạt động kinh doanh: Các khu nhà văn phòng, khu nhà cao tầng, các khu nhà xưởng, khu trung tâm thương mại, các kho bãi,….
  • Thi công các công trình nằm trong hạ tầng giao thông: Đường bộ, đường hầm, cầu vượt,…

Đặc điểm của những hạng mục kể trên rất dễ nhận dạng cũng như mức độ phổ biến rộng, giữ vai trò quan trọng cũng như có mối liên hệ mật thiết đối với sự phát triển kinh tế, xã hội. xây dựng là gì không chỉ là khái niệm về một lĩnh vực, nó còn liên quan đến cả một xã hội.

Cách phân loại cũng như phân cấp các công trình dân dụng

Một công trình xây dựng nói chung và xây dựng dân dụng nói riêng được tạo thành bởi nhiều thành phần gồm có sức lao động của con người và các kỹ thuật, vật liệu xây dựng công phu. Xây dựng dân dụng thực tế khá phức tạp. Không chỉ trong các kỹ thuật chuyên môn mà trong cách phân loại, phân cấp cũng thể hiện rõ sự phức tạp đó.

Định nghĩa, khái niệm công trình xây dựng dân dụng là gì?

Công trình xây dựng dân dụng bao gồm một loạt các hệ thống gồm có nhà ở dân dụng, nhà và công trình công cộng không phục vụ cho nhu cầu sinh sống. Tùy thuộc theo công năng cũng như mục đích sử dụng chuyên biệt của mỗi công trình dân dụng, nhà và công trình công cộng, thì được phân chia thành các loại hạng mục công trình xây dựng dân dụng cụ thể như sau:

  • Công trình phục vụ giáo dục: Nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường Tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, phổ thông nhiều cấp, các trường dân tộc nội trú, các trường khối đại học, cao đẳng, các trường đào tạo dạy nghề, nghiệp vụ, các trường tổ chức dạy công nhân kỹ thuật.
  • Công trình phục vụ y tế: Các khối bệnh viện đa khoa, các bệnh viện chuyên khoa từ trung ương đến địa phương, các trung tâm đào tạo, thực hiện thí nghiệm sinh học.
  • Công trình phục vụ thể thao: Công trình sân vận động, các nhà thi đấu ngoài trời, các nhà thi đấu đa năng, thể thao ngoài trời, bể bơi, sân bóng đá, bóng chuyền, sân golf.
  • Công trình phục vụ văn hóa: Các trung tâm hội nghị, hệ thống các nhà văn hóa, công trình nhà hát, công trình phục vụ cho việc tập trung đông người, rạp xiếc, rạp chiếu phim, bảo tàng, thư viện từ thành phố đến địa phương, hệ thống nhà trưng bày, triển lãm.
  • Công trình phục vụ cho thương mại và dịch vụ: siêu thị, trung tâm thương mại, chợ
  • Công trình phục vụ giao thông: Nhà ga 
  • Công trình phục vụ cho thông tin liên lạc, viễn thông;
  • Công trình đáp ứng các dịch vụ công cộng; 
  • Hệ thống các công trình văn phòng, trụ sở cơ quan;
  • Các công trình phục vụ công cộng khác.

Quy định phân cấp công trình xây dựng dân dụng

Các công trình xây dựng dân dụng rất đa dạng và phong phú. Chính vì thế, quy định phân cấp chúng cũng yêu cầu được phân chia một cách nghiêm túc, cụ thể. Những công trình xây dựng dân dụng sẽ bao gồm hệ thống các công trình nhỏ và gồm có những tiêu chí được quy định một cách cụ thể. Nhằm dễ dàng thực hiện việc phân cấp các công trình dân dụng như: nhà ở, y tế… theo thứ tự các cấp công trình dân dụng đặt biệt, cấp 1, 2, 3, 4 hay được xem là công trình dân dụng hạng đặc biệt, hạng 1, 2, 3, 4.

Bảng phân cấp các công trình xây dựng dân dụng

Bảng phân cấp các công trình xây dựng dân dụng

Hiện nay, về việc quy định phân cấp các công trình xây dựng dân dụng đang được thực hiện theo quy định tại: Bảng 1.1 Phân cấp công trình dân dụng – Phụ lục 01 thông tư 03/2016/tt-BXD:

Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng dân dụng

Có rất nhiều nhân tố khác nhau chi phối cũng như quyết định đến kỹ thuật và hoạt động xây dựng. Bởi, các kỹ thuật trong xây dựng dân dụng luôn thể hiện tính tổng hợp có sự liên kết bền chặt cũng như sự phối hợp nhịp nhàng với mục đích là đạt hiệu quả sản xuất ở mức tối ưu nhất. Các nhân tố chính là: 

  • Đơn vị chịu trách nhiệm thi công: Nhà thầu chính và các nhà thầu phụ.
  • Đơn vị quản lý dự án.
  • Kỹ sư tư vấn thiết kế xây dựng.
  • Kỹ sư phụ trách tiến độ thi công.
  • Tư vấn, giám sát tiến độ công trình.
  • Kiến trúc sư.

Ta dễ dàng thấy được hoạt động xây dựng dân dụng thành công là nhờ sự góp mặt của rất nhiều thành phần. Thành phần nào cũng đảm nhiệm một nhiệm vụ quan trọng riêng biệt không thể thay đổi.

Có nhiều nhân tố góp mặt trong một công trình xây dựng

Có nhiều nhân tố góp mặt trong một công trình xây dựng

Vai trò của kỹ thuật xây dựng dân dụng

Một quốc gia được đánh giá là có khả năng phát triển hay không thì xây dựng chính là một trong những khía cạnh chủ chốt được mang lên để cân đong. Bởi bất cứ một quốc gia thì hoạt động xây dựng dân dụng cũng được quan tâm. Đây được xem là ngành kinh tế trọng điểm, có sức ảnh hưởng lớn đến kinh tế.

  • Định hướng cho đường lối  phát triển kinh tế quốc gia.
  • Tăng trưởng hệ thống cơ sở vật chất nền kinh tế quốc gia.
  • Tạo tiền đề, bước đệm đà thuận lợi cho kinh tế quốc gia đi lên.
  • Hỗ trợ nâng cao tiềm lực quốc gia đồng thời thúc đẩy thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
  • Tăng cao giá trị lợi nhuận đối với nền kinh tế quốc dân.

Kỹ thuật xây dựng trong xây dựng dân dụng

Kỹ thuật xây dựng trong xây dựng dân dụng

Lời kết

Qua những thông tin mà bài viết cung cấp, chắc rằng bạn đã trả lời được các câu hỏi như xây dựng dân dụng là gì? Nó gồm những hạng mục nào? Các cách phân loại những hạng mục trong xây dựng dân dụng. và những thông tin liên quan đến việc hoạt động của ngành xây dựng cũng như tầm quan trọng của xây dựng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Hy vọng các bạn đã có cho mình được nhiều thông tin bổ ích qua bài viết này.

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trang web này sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt hơn. Bằng cách duyệt trang web này, bạn đồng ý với việc chúng tôi sử dụng cookie.