Khi bên cho thuê và bên thuê thỏa thuận rằng chấm dứt hiệu lực hợp đồng thuê nhà hoặc hợp đồng hết hạn, hai bên thực hiện lập biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà. Do hiện nay pháp luận vẫn chưa ban hành mẫu biên bản này một cách cụ thể. Chính vì vậy, bạn có thể tham khảo thông tin về biên bản qua bài chia sẻ sau.
Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà
Mục đích của biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà về bản chất là giúp bên cho thuê lẫn bên thuê xác định mình đã thực hiện nghĩa vụ và quyền dựa trên điều khoản trong hợp đồng tới đâu. Trong quá trình thuê đã có hậu quả hay vấn đề gì xảy ra, trách nhiệm nào chưa được giải quyết, hướng khắc phục thế nào…
Các vấn đề có trong hợp đồng sau khi được giải quyết, xác định, ký kết vào biên bản thì xem như quá trình thuê nhà chấm dứt. Người cho thuê và người thuê về mặt pháp lý không còn liên quan tới nhau. Sau đây là nội dung của mẫu hợp đồng này bạn có thể tham khảo:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………………..…, ngày…tháng…năm…
BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ
– Căn cứ vào Bộ Luật dân sự 2015;
– Luật Nhà ở 2014;
– Hợp đồng thuê nhà số… ký vào ngày… tháng… năm…;
Hôm nay, ngày…tháng…năm… tại……………………………………………………………………. chúng tôi gồm hai bên sau đây tiến hành thanh lý hợp đồng cho thuê nhà ở số…
BÊN CHO THUÊ NHÀ: (Bên A)
Ông/Bà:……………………………………………………………………………………..………………………
Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………………………………………….
Ngày tháng năm sinh:……………………………………………………………………………………..….
Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân:……………………………………………………. cấp ngày….. tháng….. năm………
Nơi cấp:…………………………………………………………………………………..…………………………
BÊN THUÊ NHÀ: (Bên B)
Ông/Bà:……………………………………………………………………………………..………………………
Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………………………………………….
Ngày tháng năm sinh:……………………………………………………………………………………..….
Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân:……………………………………………………. cấp ngày….. tháng….. năm………
Nơi cấp:…………………………………………………………………………………..…………………………
Hợp đồng thuê nhà ký giữa bên B và bên A ngày…..tháng….năm….. về việc thuê căn nhà ở đường…………………………. phường/xã…………………….. Quận/huyện……….…………… tỉnh/thành phố………………………….. đã hết thời hạn thuê.
Hai bên đã thống nhất và thỏa thuận một số điều dưới đây trong biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà:
Điều 1. Hai bên đồng ý hợp đồng thuê nhà chấm dứt kể từ ngày …tháng …năm…
Điều 2. Kể từ ngày thanh lý hợp đồng này được ký kết bởi hai bên và chứng nhận từ Phòng Công chứng số…, bản hợp đồng thuê nhà tại số …không còn giá trị.
Điều 3. Khi tranh chấp xảy ra liên quan tới việc thanh lý hợp đồng cho thuê nhà ở, hai bên chọn lựa giải quyết tại Tòa án.
Điều 4. Phía A xác nhận đã nhận phần nhà cho thuê, Bên B thanh toán đủ tiền cho Bên A sau khi thuê nhà. Tất cả vấn đề liên quan tới hợp đồng thuê nhà giải quyết xong bởi sự đồng thuận giữa hai bên.
Hợp đồng lập thành…bản, từng bản…trang, mỗi bên sẽ giữ 01 bản. Bên cạnh đó, Phòng công chứng số… giữ 01 bản.
Lập tại Phòng công chứng số… ngày…tháng…năm…
BÊN CHO THUÊ NHÀ BÊN THUÊ NHÀ
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
Một số lưu ý trước lúc ký vào biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà
Biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà được lập ra dựa trên sự đồng thuận của cả hai bên. Do đó, trước khi đặt bút ký vào biên bản này, từng bên cần chú ý một vào điểm sau:
Đối với người thuê nhà
Nếu bên cho thuê chấm dứt hợp đồng dạng đơn phương, bạn cần xác định rõ lý do mà bên cho thuê đã đưa ra có hợp lý không. Bên cạnh đó, họ có vi phạm điều khoản gì xuất hiện trong bản hợp đồng ban đầu thuê nhà không. Từ đó, đưa ra phương án hợp lý đòi đền bù.
Một số lưu ý trước lúc ký vào biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà
Trường hợp thỏa thuận về lập biên bản thanh lý và chấm dứt hợp đồng cho thuê nhà, cả hai bên cần cùng nhau kiểm tra tài sản lại. Mục đích đó là tránh tranh chấp xảy ra về sau. Khi có vấn đề cũng như phương án bồi thường nên lập rõ văn bản kèm chữ ký hai bên xác nhận. Sau đó, đính kèm vào biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà.
Một mẹo nhỏ bạn cần lưu ý đó là trước khi chuyển vào nên chụp một số hình ảnh hiện trạng căn nhà. Đặc biệt là tại các vị trí xuất hiện hư hỏng. Khi có vấn đề cần ghi chú thời gian chụp cụ thể. Điều này sẽ hỗ trợ khá nhiều khi giải quyết tranh chấp cùng chủ nhà.
Đối với người cho thuê nhà
Trước lúc lập biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà, vấn đề cốt lõi bạn cần làm đó là xác định kỹ hiện trạng căn nhà hoặc phòng sau khi thuê có điều gì thay đổi. Một số yếu tố cần quan tâm chú ý như kết cấu tượng, đồ nội thất, trần nhà… Bất kỳ điều gì mà người cho thuê nhà cảm thấy so với ban đầu hiện trạng thay đổi đều cần kiểm tra.
Đối với người cho thuê nhà xác định kỹ hiện trạng căn nhà hoặc phòng sau khi thuê có điều gì thay đổi
Điều này sẽ giúp xác định được mức độ ảnh hưởng của sự thay đổi đó. Xem xét chúng có vi phạm gì với quy định bản hợp đồng cho thuê nhà từ đầu không. Trường hợp phát sinh vấn đề thay đổi hiện trạng hoặc hư hỏng không được công nhận trong hợp đồng hoặc người cho thuê nhà.
Tùy mức độ thiệt hại, hai bên cần có sự trao đổi để người thuê nhà đền bù hoặc có biện pháp phục hồi nguyên trạng lại. Toàn bộ vấn đề này gồm hình thức giải quyết và sai phạm thế nào. Chúng cần được thỏa thuận, giải quyết xong trước lúc cả hai bên đặt bút ký vào biên bản TLHĐ thuê nhà. Hạn chế tối đa trường hợp mất quyền lợi hay tranh chấp về sau.
Biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà nên được lập khi nào?
Người ta thường sử dụng biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà trong trường hợp thời hạn thuê nêu trong hợp đồng ban đầu bị hết hạn. Người cho thuê lẫn người thuê không còn ý định để hợp đồng thuê nhà gia hạn thêm. Mặt khác, biên bản này còn dùng trong trường hợp thời hạn hợp đồng thuê nhà vẫn còn nhưng vì một số lý do bắt buộc nên trước thời hạn phải chấm dứt. Sau đây là thông tin cụ thể bạn cần biết:
Những trường hợp 1 trong 2 bên được quyền đơn phương thanh lý hợp đồng thuê nhà
1 trong 2 bên được quyền đơn phương TLHĐ thuê nhà nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:
- Trong ba tháng bên thuê nhà chưa thanh toán chi phí thuê nhà. Mặt khác, sử dụng nhà không đúng với mục đích ban đầu. Phía cho thuê được quyền đơn phương lấy lại những gì đã cho thuê.
- Bên thuê nhà và cho thuê có điều khoản chấm dứt hợp đồng đơn phương ghi trong hợp đồng ban đầu thuê nhà khá rõ ràng.
- Bên cho thuê đưa ra được bằng chứng rằng bên thuê tự ý xây dựng, phá dỡ nhà, cải tạo lại, cơi nới thêm nhà, mà trong hợp đồng không cho phép. Hoặc bên thuê tự cho người khác mượn, thuê lại nhà, di dời tài sản có trong nhà đang thuê.
- Nhà thuê hư hỏng khiến chất lượng môi trường xung quanh bị ảnh hưởng nhưng lỗi không xuất phát từ bên thuê. Bên cho thuê đã không thực hiện sửa chữa, bên thuê được quyền chấm dứt bản hợp đồng này một cách đơn phương.
- Bên thuê nhà khi sinh sống khiến môi trường ô nhiễm, gây ra tiếng ồn làm các hộ lân cận ảnh hưởng. Đối tượng này bị lập biên bản trên ba lần, nhắc nhở nhiều lần nhưng không sửa. Lúc này, bên cho thuê được quyền tự chấm dứt hợp đồng.
- Những điều khoản trong hợp đồng cho thuê nhà mà hai bên thỏa thuận như tiện ích, giá cả, tiện nghi không thực hiện đúng với cam kết ban đầu.
Những trường hợp về biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà
- Trong những trường hợp dưới đây, biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà sẽ được thiết lập:
- Thứ nhất, thời hạn thuê nhà đã hết nhưng một trong hai bên không muốn hợp đồng tiếp tục được gia hạn. Hoặc vẫn còn thời gian thuê mà bên thuê nhà không muốn tiếp tục vì một số lý do nhất định.
- Thứ hai, chủ thể cho thuê thuộc nhà nước sở hữu thực hiện sai quyết định thẩm quyền như vượt cấp. Hoặc đối tượng thuê nhà sai quy định pháp luật. Điển hình như dạng nhà xã hội.
- Thứ ba, nhà cho thuê khi còn thời hạn xảy ra sự cố, hư hại nặng nề mà không thể khắc phục. Hoặc căn nhà cho thuê đó thuộc vùng giải tỏa, quy hoạch, cơ quan nhà nước thẩm quyền đã đưa ra quyết định thu hồi.
- Thứ tư, nhà cho thuê bị trưng mua, trưng dụng bởi nhà nước trong các trường hợp quy định bởi pháp luật.
Kết luận
Bài chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nội dung trong biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà. Do đây chỉ là nội dung mẫu dựa trên các điều khoản, quy định của pháp luật về việc thuê nhà. Chính vì vậy, hai bên cho thuê lẫn bên thuê hoàn toàn có thể điều chỉnh điều khoản sao cho phù hợp nhất. Đặc biệt là biên bản cuối cùng cần có sự thống nhất và chấp thuận của cả hai phía. Như vậy biên bản mới có giá trị hiệu lực.
Tên tôi là Tung Lâm. Tôi là một người viết blog tự do đến từ Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp Học Viện Báo Chí . Tôi là CEO – FOUNDER Legoland . Với niềm đam mê của mình tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin bổ ích và bổ sung thêm những kiến thức phong phú đáng tin cậy nhất.