Bản vẽ hoàn công là gì? Nó khác gì với bản vẽ thiết kế ?

Việc mà chủ đầu tư sau khi xây nhà không nên bỏ qua chính là thiết lập nên bản vẽ hoàn công. Mục đích để ngôi nhà của mình được công nhận về mặt pháp lý. Có nhiều người hiện nay vẫn chưa thực sự hiểu rõ bản vẽ hoàn công là gì, sự khác biệt giữa bản vẽ thiết kế? Những thắc mắc này của bạn sẽ được giải đáp, chia sẻ cụ thể trong bài viết sau. 

Tìm hiểu bản vẽ hoàn công là gì?

Hiểu đơn giản, đây chính là bản vẽ thể hiện được tình trạng thực tế ngôi nhà sau xây dựng. Thông qua bản vẽ, ta sẽ thấy được kích thước bản vẽ so với thực tế là như thế nào. Tóm lại, bản vẽ hoàn công thể hiện rõ các thay đổi công trình so với lúc ban đầu thiết kế. Có một số công trình những hạng mục chi tiết so với bản vẽ gốc là giống y hệt. 

Tìm hiểu bản vẽ hoàn công là gì

Tìm hiểu bản vẽ hoàn công là gì?

Tùy thuộc bản chất, quy mô công trình, người ta chia bản vẽ thành sáu loại chính như sau: 

  • Bản vẽ hoàn công đối với công việc xây dựng.
  • Bản vẽ hoàn công đối với giai đoạn xây dựng.
  • Bản vẽ hoàn công đối với bộ phận công trình.
  • Bản vẽ hoàn công đối với các hạng mục công trình. 
  • Bản vẽ hoàn công đối với lắp đặt thiết bị. 
  • Bản đồ hoàn công đối với tổng thể công trình.

Tham khảo thêm :

Tại sao nên cần bản vẽ hoàn công?

Khi đã hiểu rõ về bản vẽ hoàn công là gì, nhiều người vẫn chưa nắm rõ về sự cần thiết của chúng. Sau đây là một vài lý do cho thấy sự cần thiết của bản vẽ hoàn công bạn có thể tham khảo: 

  • Làm cơ sở đối với việc nghiệm thu hạng mục, nghiệm thu giai đoạn công trình trước lúc sử dụng. 
  • Là cơ sở lên phương án bảo vệ trong mọi điều kiện đối với thiết kế công trình.
  • Làm cơ sở quyết toán, thanh toán, phục vụ việc kiểm toán.
  • Làm tài liệu hỗ trợ cơ quan thẩm quyền nắm đầy đủ thực trạng, cấu tạo công trình ban đầu. Qua đây đưa ra biện pháp sửa chữa, bảo trì cho phù hợp tuổi thọ công trình. Khai thác sử dụng công trình đúng với năng lực thực tế.
  • Làm hồ sơ hiện trạng để phục vụ việc cải tạo, cơi nới, thiết kế, sửa chữa, mở rộng công trình.
  • Làm tài liệu hỗ trợ cơ quan thẩm quyền tìm con số liên quan tới công trình. 
  • Giúp chủ đầu tư nắm vị trí, tình trạng từng hạng mục chính xác trong công trình. 
  • Là một trong các loại giấy tờ cần thiết với mục đích hoàn tất thanh toán đối với nhà thầu (đơn vị xây dựng). 

Tại sao nên cần bản vẽ hoàn công

Tại sao nên cần bản vẽ hoàn công?

Bên nào chịu trách nhiệm trong việc lên bản vẽ hoàn công

Trách nhiệm đối với nhà thầu khi thi công xây dựng là lên bản vẽ hoàn công cho hạng mục mà mình thi công hạng mục công riêng. Còn với những bộ phận công trình che khuất cần được đo đạc thông số thực tế, xác định kích thước hoặc lên bản vẽ hoàn công trước khi tiến hành các công việc tiếp theo.

Bên nào chịu trách nhiệm trong việc lên bản vẽ hoàn công

Bên nào chịu trách nhiệm trong việc lên bản vẽ hoàn công

Với nhà thầu liên danh, mỗi thành viên thuộc nhóm liên danh giữ trách nhiệm lên bản vẽ hoàn công cho phần việc bản thân thực hiện. Tuyệt đối không ủy quyền cho thành viên thực hiện khác trong liên danh. Trách nhiệm của nhà thầu là lên bản vẽ hoàn công dựa trên điều 11.2 và 11.1 trong thông tư 26/2016/TT-BXD mà bộ xây dựng ban hành. 

Những yêu cầu có trong bản vẽ hoàn công cần đạt được

Dưới đây là những yêu cầu có trong bản vẽ hoàn công cần đạt được bạn nên biết: 

  • Phản ánh kết quả thực tế thi công trung thực khi thực hiện ngoài hiện trường, không được bỏ qua sai số. 
  • Phải được xác nhập và lên đúng theo quy định. 
  • Phải được lập ở thời điểm nghiệm thu. Đặc biệt, không được hồi ký để hoàn công. 
  • Phải thể hiện rõ các thay đổi, chỉnh sửa để sử dụng chính xác, thuận tiện trong việc sử dụng, khai thác, bảo trì công trình.

Thời gian thực hiện đối với bản vẽ hoàn công

Người chủ đầu tư sẽ tổ chức lưu trữ, lập hồ sơ hoàn thành đối với công trình xây dựng trước thời điểm tổ chức nghiệm thu hạng mục công trình hoàn thành. Công trình xây dựng được đưa vào sử dụng, khai thác theo danh mục đã quy định ở Phụ lục III trong thông tư này. 

Những nhà thầu khi tham gia vào hoạt động lưu trữ hồ sơ và lập xây dựng công trình với phần việc mình thực hiện. Nếu bản gốc không có sẽ thay thế bằng bản sao hoặc bản chính hợp pháp.

  • Công trình dự án thuộc nhóm A: Thời gian tối thiểu để lưu trữ hồ sơ là 10 năm. 
  • Công trình dự án thuộc nhóm B: Thời gian tối thiểu để lưu trữ hồ sơ là 7 năm. 
  • Công trình dự án thuộc nhóm C: Thời gian tối thiểu để lưu trữ hồ sơ là 5 năm. 

Những mốc trên được tính từ khi hạng mục công trình đã đưa vào sử dụng. Người chủ đầu tư lập bộ hồ sơ phục vụ vận hành, quản lý, bảo trì công trình đúng với quy định Phụ lục IV của thông tư này. Sau đó, bàn giao cho người quản lý, chủ sở hữu sử dụng công trình. Đối tượng nhận này có trách nhiệm đó là lưu trữ hồ sơ suốt quá trình sử dụng, khai thác công trình. 

Trường hợp đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng quy hoạch chi tiết vào sử dụng từng phần thì chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình và hồ sơ phục vụ quản lý, vận hành, bảo trì công trình đối với phần công trình được đưa vào sử dụng. 

Bản vẽ hoàn công khác bản vẽ thiết kế không?

Trường hợp công trình thi công không thay đổi gì, đúng bản vẽ gốc có thể dùng chính bản vẽ thiết kế để làm bản hoàn công. Khi điều chỉnh kích thước thì mới cần lập thêm bản vẽ hoàn công mới. Người lập cần lưu ý, bản vẽ hoàn công phải chữ ký, dấu xác nhận các bên giữ trách nhiệm. Gồm cả chủ đầu tư, người lập bản vẽ, đơn vị thi công, người giám sát công trình thi công. 

Bản vẽ hoàn công khác bản vẽ thiết kế không

Bản vẽ hoàn công khác bản vẽ thiết kế không?

Trách nhiệm của đơn vị thi công đó là đóng dấu vào bản vẽ hoàn công. Người lập có thể trình bày bản vẽ hoàn công lên khổ giấy lớn chia nhiều phần thể hiện từng hạng mục riêng. Ngoài ra, có thể đóng thành tập A4, mỗi trang sẽ thể hiện hạng mục. Hồ sơ nộp và lưu trữ lịch sử công trình thực hiện đúng với pháp luật quy định về lưu trữ.

Cách lập và thể hiện bản vẽ hoàn công

Sau đây là cách lập và thể hiện bản vẽ hoàn công bạn cần biết: 

Cách lập và thể hiện bản vẽ hoàn công đối với công việc xây dựng

Người trực tiếp phụ trách về kỹ thuật thi công nhà thầu chụp lại hình vẽ của bản thiết kế thi công bản vẽ copy, công việc nghiệm thu. Đối tượng phụ trách trực tiếp kỹ thuật thi công của nhà thầu tại hiện trường ghi trị số thực tế, đo vẽ hoàn công, có thể thay đổi so với các trị số thiết kế ngoặc đơn ngay dưới trị số của thiết kế. 

Cách lập và thể hiện bản vẽ hoàn công

Cách lập và thể hiện bản vẽ hoàn công

Điều này thể hiện những chi tiết bổ sung, thay đổi trên bản vẽ ký tên, copy. Trường hợp thông số thực tế, các kích thước thi công của  xây dựng đúng với thông số, kích thước thiết kế của bản vẽ thi công, bản vẽ thiết kế đấy chính là bản hoàn công. Khi kiểm tra về kết quả đo vẽ thấy phản ánh thực tế thi công đúng, người giám sát các công trình xây dựng người giám sát hoặc chủ đầu tư tổng thầu qua hình thức hợp đồng kiểm tra kết quả đo vẽ để ký tên xác nhận hoàn công khi nghiệm thu. 

Cách lập và thể hiện bản vẽ hoàn công đối với giai đoạn xây dựng, công trình, bộ phận công trình, hạng mục công trình

Người phụ trách trực tiếp kỹ thuật thi công của nhà thầu xây dựng chụp lại tất cả bản vẽ thi công được các chủ đầu tư thực hiện phê duyệt. Bản vẽ thi công có đóng dấu đã phê duyệt dựa theo mẫu được nêu trong Thông tư 12/2005/TT-BXD phụ lục 1D. Trên bản vẽ thiết kế không thay đổi về số hiệu, giữ nguyên khung tên.

Người phụ trách trực tiếp kỹ thuật thi công của nhà thầu tại hiện trường thi công xây dựng đo vẽ lập bản và hoàn công. Quá trình nghiệm thu cũng được diễn ra đúng với trường hợp phía trên. 

Kết luận 

Bản vẽ hoàn công là gì đã được chúng tôi giải đáp qua bài viết phía trên. Tóm lại nếu công trình của bạn không thay đổi điều gì đó so với bản thiết kế ban đầu thì mới có giữ nguyên bản vẽ thiết kế để nộp lại cho địa phương. Còn nếu có thay đổi thì cần lên bản vẽ hoàn công mới. 

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *