Với nhiều người hiện nay thì Portfolio chắc hẳn đã là từ không còn xa lạ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ Portfolio là gì và Portfolio gồm có những thông tin gì. Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn một số thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề này. Cùng tham khảo nhé!
Portfolio là gì?
Portfolio là gì là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra hiện nay. Nói một cách đơn giản nhất thì Portfolio chính là một loại hồ sơ năng lực. Chúng được xem như là vật vật thể hiện năng lực cá nhân để gây nên sự ấn tượng với các nhà tuyển dụng hoặc nhà đầu tư. Kinh nghiệm nghề nghiệp, kỹ năng là những nội dung bắt buộc sẽ có ở nội dung của loại hồ sơ này.
Portfolio có mục đích chính là giúp các nhân, tổ chức thể hiện được năng lực với nhà đầu tư hoặc nhà tuyển dụng. Thế nên, bạn cần phải lựa chọn những thành tích, kinh nghiệm nổi bật của bản thân và sắp xếp chúng sao cho hợp lý nhất để tạo nên được Portfolio ấn tượng nhất. Bởi thông qua đó, các nhà đầu tư, nhà tuyển dụng sẽ biết được khả năng truyền thông hoặc tổ chức của bạn. Mặt khác, Portfolio còn được xem là tiền đề để bản thân khẳng định với nhà tuyển dụng, nhà đầu tư thấy được bạn thực sự thích hợp với vị trí đó.
Portfolio là gì là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra hiện nay
Portfolio gồm những thông tin gì?
Theo những người dày dặn kinh nghiệm chia sẻ thì một bộ Portfolio được xem là đầy đủ là sẽ bao gồm những thành phần sau:
- Thông tin bảo hộ quyền sở hữu: Đây là một trong những phần giúp thể hiện rằng không ai có quyền sao chép tác phẩm cũng như tác phẩm sẽ có được bảo mật tuyệt đối và thuộc sở hữu của một mình bạn.
- Triết lý về công việc: Phần này chính là những suy nghĩ của bạn về lĩnh vực mà bản thân đang lựa chọn và theo đuổi.
- Mục tiêu nghề nghiệp: Đây là phần thể hiện về những mong muốn, mục tiêu mà bạn sẽ đặt ra và hoàn thành trong khoảng 5 – 10 năm nữa.
- Sơ yếu lý lịch: Phần này chính là những thông tin cơ bản của các nhân. Tại mục này, nếu là Portfolio online thì bạn có thể chèn URL dẫn đến hồ sơ cá nhân của bản thân.
- Kỹ năng: Ở phần này thì bạn cần phải liệt kê ra ít nhất là 3 kỹ năng liên quan đến lĩnh vực mà bản thân đang theo đuổi như: Truyền thông, kế toán, quản lý,… Tại mục này, bạn cần cung cấp thêm những đánh giá, nhận xét của các khách hàng hoặc đối tác của những dự án, sản phẩm bản thân từng tham gia.
Các chứng chỉ/bằng cấp/sản phẩm từng thực hiện: các file tài liệu hoặc các bằng cấp, giấy tờ chứng minh dự án mà bạn đã từng tham gia. Đây là những tài liệu rất quan trọng, bởi nó sẽ giúp giá trị của bạn được nâng cao hơn trong mắt các nhà tuyển dụng, đầu tư.
Portfolio gồm những thông tin gì?
Những cách tiếp cận nhà tuyển dụng thông qua Portfolio
Hầu hết, nhiều người thường có quan điểm rằng Portfolio là loại hồ sơ chỉ thích hợp với nghề người mẫu. Nhưng đây lại là một suy nghĩ chưa hoàn toàn đúng. Bởi nếu biết cách ứng dụng và tạo nên được một bộ Portfolio đẹp thì nó sẽ là công cụ hữu ích giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng khi đi xin việc ở rất nhiều nơi. Sau đây sẽ là một số cách sử dụng Portfolio để tiếp cận các nhà tuyển dụng, đầu tư mà bạn nên biết:
In ấn
Đây là một trong những cách thường gặp và cổ điển nhất mà nhiều người sử dụng để tiếp cận nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, khi áp dụng cách này thì bạn cần phải chú ý lựa chọn màu in và chất liệu giấy in cho thật kỹ lưỡng. Đồng thời, tư liệu hình ảnh cần phải được thể hiện rõ ràng, gọn gàng trên khổ giấy A4.
Ngoài ra, bạn cũng cần phải lưu ý tới bố cục của những thông tin trong từng trang. Tuyệt đối tránh tình trạng trên một trang thể hiện quá nhiều thông tin. Không chỉ vậy, bạn cũng cần phải biết cách tạo enne những “từ khóa” để khiến cho nhà tuyển dụng bị ấn tượng. Đặc biệt, để tiết kiệm chi phí cho bản thân thì bạn có thể lựa chọn gửi Resume Online nếu nhà tuyển dụng không yêu cầu.
Bản PDF
Ngoài ra, bạn cũng có thể chuẩn bị PDF để gửi cho nhà tuyển dụng nếu không gửi được bản in. Với bản PDF thì nội dung, chất lượng hình ảnh của Portfolio vẫn được giữ nguyên. Bên cạnh đó, dung lượng của file sẽ được tối ưu hơn rất nhiều. Thế nên, bạn có thể dễ dàng sử dụng để gửi mail đi bất cứ lúc nào.
Với bản PDF thì nội dung, chất lượng hình ảnh của Portfolio vẫn được giữ nguyên
Portfolio trực tuyến
Với những freelancer hoặc người làm trong lĩnh vực thiết kế đồ họa thì Portfolio trực tuyến là một yếu tố rất cần thiết. Bởi nó sẽ giúp bạn thể hiện được những kiến thức, năng lực, kinh nghiệm của bản thân và tạo nên ấn tượng với các nhà tuyển dụng hay những người quan tâm đến bạn. Một số website Portfolio trực tuyến mà bạn có thể đăng đó chính là: Behance, Dribble,…
Portfolio video
Portfolio video là một trong những cách tạo nên được nhiều hiệu ứng tốt nhất với các nhà tuyển dụng. Đặc biệt, nó còn cho thấy được sự nghiêm túc, chu đáo và kỹ càng của bản thân đối với công việc. Bên cạnh đó, nó còn được xem là phương án dự phòng tối ưu nhất khi những cách trên gặp sự cố. Hiện nay, bạn có thể sử dụng Portfolio video của bản thân tại Vimeo, Youtube, Instagram, TikTok,…
Thiết kế Portfolio như thế nào cho đẹp?
Portfolio thiết kế như thế nào cho đẹp là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Sau đây là một vài gợi ý về cách thiết kế Portfolio đẹp mà bạn nên tham khảo:
Chọn những chi tiết muốn thể hiện trên bộ hồ sơ
Đưa thông tin chi tiết vào hồ sơ là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, để có được một Portfolio đẹp thì việc đưa quá nhiều chi tiết là điều không nên. Thế nên, bạn chỉ nên đưa vào tiêu đề chính cũng như vài ba bức ảnh đẹp là đủ. Vì vậy, bạn hãy lựa chọn những nội dung và bản thân cho là tốt nhất để có được một bộ hồ sơ đẹp nhất nhé!
Chọn “từ khóa” chính cho Portfolio
Mỗi bức ảnh hoặc một câu chuyện đẹp mà bạn chia sẻ vào Portfolio thì bạn hãy lựa chọn một chi tiết hoặc từ khóa đắt giá nhất. Bởi nó sẽ khiến cho các nhà đầu tư, nhà tuyển dụng tò mò về bạn. Nhất là đối với các bài nghiên cứu, kết quả làm việc,… thể hiện qua số liệu, hình ảnh sẽ là điểm nhấn khiến các nhà tuyển dụng bị thu hút nhất.
Chọn “từ khóa” chính cho Portfolio là điều rất quan trọng
Đa dạng portfolio
Để tạo nên một Portfolio đẹp thì bạn hãy thiết kế chúng với màu sắc đa dạng, hài hòa, tránh một màu đơn sắc để không gây nên nhàm chán. Không chỉ vậy, bạn cũng nên sáng tạo về bố cục để mang đến sự hấp dẫn, độc đáo cho bộ hồ sơ của bản thân. Tuy nhiên, bạn cũng nên lựa chọn thiết kế theo một concept nhất định để không gây cho người xem sự rối mắt.
Số lượng portfolio
Một Portfolio thông thường sẽ chứa khoảng từ 10 – 20 dự án là thích hợp nhất. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn những dự án tâm đắc nhất chứ không nên chỉ vì đủ số lượng mà lựa chọn những dự án không có giá trị. Bởi điều này sẽ khiến cho Portfolio của bạn bị giảm giá trị trước các nhà đầu tư, nhà tuyển dụng.
Một Portfolio thông thường sẽ chứa khoảng từ 10 – 20 dự án là thích hợp nhất
Cập nhật xu hướng
Những thông tin được chia sẻ trên Portfolio cần phải cập nhật một cách thường xuyên. Theo đó, bạn chỉ nên lựa chọn những dự án khoảng 3 năm trở lại đây để thêm vào hồ sơ. Tuy nhiên, với những dự án “để đời” giúp tạo nên tên tuổi của bản thân thì bạn cũng không được quên chia sẻ vào nhé. Bởi nó chính là một trong những dấu mốc tạo nên được sự nghiệp của bạn.
Thông tin về các dự án đã làm
Phần này được xem là dẫn chứng để thuyết phục các nhà đầu tư, nhà tuyển dụng. Ở mục này, bạn hãy chia sẻ những thông tin về dự án một cách cơ bản trước và phần việc bạn đã làm sau. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên đưa vào bài viết, số liệu, chân thực,… để dẫn chứng. Yếu tố này sẽ giúp cho Portfolio có được sự hấp dẫn và sinh động nhất.
Thông tin về các dự án đã làm được xem là dẫn chứng để thuyết phục các nhà tuyển dụng
Tổng kết :
Với khái niệm và các vấn đề về Portfolio ở trên được Legoland tổng hợp ở trên mong rằng qua những thông tin mà chúng tôi chia sẻ bên trên bạn đọc đã hiểu rõ được Portfolio là gì. Chúc bạn sớm tạo được cho bản thân một bộ hồ sơ giới thiệu ấn tượng và độc đáo nhất!
Tên tôi là Tung Lâm. Tôi là một người viết blog tự do đến từ Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp Học Viện Báo Chí . Tôi là CEO – FOUNDER Legoland . Với niềm đam mê của mình tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin bổ ích và bổ sung thêm những kiến thức phong phú đáng tin cậy nhất.