Sơn Polyurethane là gì? Có bao nhiêu loại sơn Polyurethane

Sơn Polyurethane tuy mới xuất hiện trong thời gian gần đây nhưng đã trở thành sự thay thế cho nhiều phương pháp cũ trong nhiều ngành công nghiệp. Bởi loại sơn này có độ bền cao và độ bao phủ tốt làm các bề mặt đẹp, sáng bóng hơn. Vậy sơn Polyurethane là gì? Có bao nhiêu loại sơn Polyurethane? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.

Sơn Polyurethane là gì?

Sơn Polyurethane hay còn được gọi tắt là sơn PU. PU được biết đến là hợp chất polymer có khả năng chịu nhiệt tốt và có độ bền cao. Vì vậy, hợp chất được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp cũng như xây dựng. PU hiện tồn tại dưới 2 dạng phổ biến đó là:

  • Dạng Foam: được sử dụng chủ yếu dùng làm các tấm đệm xốp, mút trong các loại ghế ngồi, vật liệu cách âm, cách nhiệt.
  • Dạng cứng: trở thành thành phần chính trong vật liệu sơn dùng để đánh bóng gỗ. Các sản phẩm gỗ sẽ trở nên có màu sắc bóng đẹp, không bị ẩm hay mối mọt.

Sơn Polyurethane được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau

Sơn Polyurethane được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau

Sơn Polyurethane được tạo nên từ các nguyên liệu chính là sự kết hợp giữa PU dạng cứng cùng với các chất phụ gia, dung môi, bột màu cùng chất đóng rắn. Hiện nay, dòng sơn này có rất nhiều chủng loại cũng như mẫu mã khác nhau. Vì vậy, sản phẩm được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp cũng như mục đích khác nhau.

Thành phần chủ yếu của sơn PU

Khác với các loại sơn trước đây, sơn PU được tạo nên từ các chất liệu chủ yếu có nguồn gốc hóa học. Cụ thể:

  • Các chất có tác dụng kết dính: đối với loại sơn có 1 thành phần thì chất kết dính là Polyols hoặc Polyisocyanate chứa các nhóm isocyanate chưa được kích hoạt nhưng đã bị biến tính. Còn các loại sơn có 2 thành phần thì chất kết dính sẽ là Polyester Polyols.
  • Các chất đóng rắn: đây là thành phần chỉ có ở sơn PU 2 thành phần . Thành phần này chứa các chất khác nhau như Polyisocyanate, MDI,…
  • Thành phần tạo màu: chỉ có ở các loại sơn màu gồm có màu động và màu che phủ. Chất tạo màu cần được đảm bảo không được ở trong môi trường có độ ẩm cao cũng như có các chất thuộc nhóm isocyanate. Bởi các điều kiện này làm tính chất của sơn bị biến đổi.
  •  Dung môi: các chất này được cho vào khi tiến hành sơn có tác dụng pha loãng. Tuy nhiên, các loại dung môi này không được tạo phản ứng hóa học với những thành phần có sẵn trong sơn.

Các lớp sơn Polyurethane 

Sơn Polyurethane là gì? chắc hẳn bạn đã có câu trả lời khi tham khảo phần trên. Tuy nhiên, loại sơn này muốn thực hiện được chức năng làm đẹp cũng như bảo vệ thì cần phải có đầy đủ 3 lớp như sau:

  • Sơn lót: sau khi đánh bóng bề mặt cần sơn, lớp sơn lót sẽ được sử dụng để che đi những khuyết điểm cũng như trám vào các chỗ bị lõm.
  • Sơn màu: giúp tạo màu cho sản phẩm. Thường sơn PU sử dụng để sơn các chất liệu gỗ. Vì vậy, mỗi loại gỗ sẽ chọn màu phù hợp với chất liệu cũng như yêu cầu của khách hàng. Các loại gỗ hiện nay thường sẽ chọn màu có tác dụng làm nổi bật hơn các đường vân cũng như tăng màu sắc tự nhiên cho gỗ.
  • Sơn bóng: đây là lớp được thực hiện sơn cuối cùng nhằm làm bóng bề mặt cũng như bảo vệ lớp sơn màu. Lớp sơn này cũng tạo cho sản phẩm có tính thẩm mỹ cao, chống nước, chống mối mọt.

Sơn Polyurethane được thực hiện sơn 3 lớp để bảo vệ bề mặt và tăng thẩm mỹ

Sơn Polyurethane được thực hiện sơn 3 lớp để bảo vệ bề mặt và tăng thẩm mỹ

Tham khảo thêm các loại sơn khác :

 

Có bao nhiêu loại sơn Polyurethane?

Trên thị trường hiện nay, sơn PU được phân phối với nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên, loại sơn này có 3 loại phổ biến như sau:

Sơn 1K

Sơn 1K chính là loại sơn một thành phần thường được dùng cho các sản phẩm mây tre đan, đồ gỗ hoặc kim loại. Sơn PU 1K có độ bền rất tốt, có thể chịu được các tác động của thời tiết, độ bám dính tốt. Đặc biệt, sơn có bề mặt bền chắc có thể bảo vệ tốt các chất liệu ở bên trong. Sơn 1K chất lượng cao và được sơn bởi những người có kinh nghiệm còn rất bền màu, không bị ố dù sử dụng trong thời gian dài.

Sơn 1K được dùng cho các sản phẩm mây tre đan, đồ gỗ hoặc kim loại.

Sơn 1K được dùng cho các sản phẩm mây tre đan, đồ gỗ hoặc kim loại.

Tuy nhiên, sơn 1K bên cạnh những ưu điểm trên còn một số nhược điểm lớn đó là:

  • Các sản phẩm khi sơn loại sơn này sẽ bị phản ứng với dung môi và lập tức bị hòa tan ngay.
  • Không có khả năng bảo vệ các sản phẩm khỏi các tác động lớn của ngoại lực gây trầy xước hay bong tróc.

Thông số kỹ thuật của sơn 1K đó là:

  • Độ nhớt: 9-12s đo bằng phễu BSB4
  • Thời gian khô trên bề mặt khoảng 10 đến 15 phút
  • Thời gian khô xả nhám và khoảng thời gian sơn các lớp cách nhau từ 30 phút đến 1 tiếng.
  • Độ phủ: từ 8 đến 12m2/lít/lớp
  • Đóng gói: 18kg trong thùng thiếc hoặc 10kg, 25kg trong can nhựa

Cách sử dụng sơn 1K: Bạn cần làm sạch các bề mặt chuẩn bị sơn. Bề mặt vật liệu cần phải đảm bảo yêu cầu khô và sạch trước khi thực hiện sơn. Tiếp đến, pha sơn theo tỷ lệ sơn lót hoặc sơn phủ PU 1K với dung môi PU là 1:1,5. Sau đó, các bạn dùng cọ hoặc súng phun để phủ sơn lên bề mặt đã làm vệ sinh. Bạn lưu ý cần phải thực hiện khuấy kỹ hỗn hợp trên trước khi sơn. Đặc biệt, loại sơn này tránh tiếp xúc với da, mắt hoặc hít vào trực tiếp. Sau khi sử dụng xong, thùng sơn cần được đậy kín để tránh tác động của môi trường làm biến đổi tính chất của sơn.

Sơn Vinyl

Sơn Vinyl được biết đến là loại sơn có các thành phần đặc biệt được sản xuất dành riêng cho dây chuyền sơn công nghiệp. Loại sơn này có thể được dùng để làm sơn lót cũng như sơn phủ bề mặt gỗ hoặc kim loại. Sơn Vinyl được tạo ra nhằm khắc phục những nhược điểm của các loại sơn thông thường.

Sơn Vinyl có nhiều ưu điểm vượt trội như khả năng bám dính tốt, độ bền cao, lớp sơn bóng đẹp, nhanh khô và rất dễ sử dụng. Tuy nhiên, sản phẩm có nhược điểm là độ cứng không cao.

Thông số kỹ thuật của loại sơn này đó là:

  • Độ nhớt từ 9 đến 12 s được đo theo phễu BSB4
  • Thời gian bề mặt sơn khô từ 15 đến 20 phút
  • Thời gian khổ xả nhám và khoảng cách để sơn các lớp là từ 30 phút đến 1 tiếng
  • Độ phủ từ 8 đến 12m2/lít/lớp

Cách sử dụng sơn Vinyl: bạn làm tương tự quy trình giống như sử dụng sơn 1K.

Sơn giả gỗ

Sơn giả gỗ được biết đến là loại sơn chuyên dùng cho việc tạo màu cho các bề mặt có vân giả gỗ. Giả gỗ giúp nổi bật lên màu sắc tự nhiên và tăng thêm giá trị cho các bề mặt gỗ. Các chất tạo nên lớp màng của sơn giả gỗ đó là sơn PU, Vinyl hoặc PU 1K,…

Sơn giả gỗ tạo màu chủ yếu nhờ 2 hệ đó là hệ Stain và hệ Glaze:

  • Hệ Glaze là các sản phẩm giúp tạo màu nền cho gỗ nhưng không làm mất đi các đặc tính tự nhiên của gỗ. Các sản phẩm của hệ này bao gồm cả dầu và nước nên đáp ứng được các yêu cầu che phủ tốt mà không bị lấp tim gỗ. Đồng thời, loại này có nhiều màu sắc khác nhau phù hợp với nhiều nhu cầu của khách hàng.
  • Hệ Stain giúp tạo màu cho gỗ có độ trong suốt cao cả về bề mặt cũng như chiều sâu của gỗ. Vì vậy, loại sơn này giúp các sản phẩm từ gỗ tăng về cả giá trị và thẩm mỹ. Stain cũng được sản xuất đa dạng các loại màu khác nhau và thường dùng cho phương pháp phun sơn.

Cách sơn giả gỗ thường được thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Sử dụng hệ Stain với tỷ lệ pha sơn phụ thuộc vào mức độ màu mà bạn muốn. Việc này giúp màu trở nên đều hơn để thuận tiện hơn cho việc thi công.
  • Bước 2: Thực hiện sơn lót bằng các loại sơn như Vinyl hoặc PU 1K. Tỷ lệ pha sơn với dung môi là 1:3. Sau khi, bạn sơn lót thì cần phải xả nhám nhẹ. Bước này giúp cho lớp hệ Glaze tiếp theo trở nên đều màu hơn.

Quy trình sơn giả gỗ

  • Bước 3: Thực hiện sơn hệ màu Glaze. Bạn cần phải sử dụng các loại vải không bị ra màu để lau màu Glaze ngay khi vừa phun và đang còn ướt trên bề mặt.
  • Bước 4: Tiếp tục sơn lớp sơn lót tiếp theo bằng Vinyl, PU 1K, PU,.. Điều này giúp cho màu Glaze trở nên nổi bật hơn. Tỷ lệ pha ở bước này giữa sơn và dung môi là 1:1.
  • Bước 5: Sử dụng hệ màu Stain để dặm lại bằng cách phun phủ. Bạn thực hiện pha màu theo tỷ lệ mà mình mong muốn
  • Bước 6: Cuối cùng thực hiện phủ mờ bằng lớp sơn Vinyl hoặc PU 1K.

Tổng kết :

Trên đây là một số thông tin về sơn Polyurethane. Hy vọng rằng bạn đã có thể tự giải đáp thắc mắc sơn Polyurethane là gì và có bao nhiêu loại? Bạn nên tham khảo các loại sơn trên và tìm ra loại phù hợp nhất với nhu cầu của mình.

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *