Bạn đã bắt gặp khá nhiều ngôi nhà có khoảng không gian trống thẳng từ tầng mái đến tầng trệt của ngôi nhà, đây được gọi là giếng trời. Vậy giếng trời là gì? Có tác dụng gì trong phong thủy của ngôi nhà và phải lưu ý những gì khi thi công giếng trời? Tất cả sẽ được chúng tôi tổng hợp ở bài viết dưới đây, đừng bỏ lỡ mà hãy tiếp tục theo dõi nhé!

Giếng trời là gì?

Giới thiệu giếng trời là gì, giải đáp thắc mắc nhanh chóng nhất-min

Giới thiệu giếng trời là gì, giải đáp thắc mắc nhanh chóng nhất

Bạn đã từng đến rất nhiều ngôi nhà của khách hàng, người thân trong gia đình v.v và thường xuyên bắt gặp có những ngôi nhà thường thiết kế để trống ở giữa thẳng theo phương thẳng đứng từ tầng trệt lên đến mái nhà, khoảng không gian đó được gọi là giếng trời.

Có thể thấy thông thường những ngôi nhà được thiết kế giếng trời phần đa là sống trong trung tâm, nơi mà thường là những ngôi nhà san sát nhau, bị vây kín không có nhiều mặt thoáng chính vì vậy nên nhiều gia đình chọn xây giếng trời để có thể cải thiện được phong thủy.

Ngoài ra giếng trời là gì trong thiết kế nhà ở? Thì nó còn đem tới cho gia chủ những tạo nên nguồn năng lượng ánh sáng đến từ tự nhiên, làm cho không gian toàn bộ ngôi nhà trở nên thoáng đãng. Giúp chủ nhân được sống gần gũi với thiên nhiên, mang lại không khí vui vẻ tràn đầy may mắn cho ngôi nhà. 

Cấu tạo của giếng trời

Giếng trời được hình thành từ ba bộ phận chính lần lượt là đáy giếng, thân giếng và cuối cùng là đỉnh của giếng. Mỗi một bộ phận mang một ý nghĩa khác biệt như sau:

  • Đáy giếng : Đây là bộ phận nằm ở tầng trệt cùng với các phòng như phòng bếp, phòng khách của ngôi nhà.
  • Thân giếng : Là khoảng không gian kéo dài xuyên suốt chiều cao của ngôi nhà, mang ánh sáng nắng, gió, không khí đi khắp các tầng. 
  • Đỉnh giếng : Phần đỉnh giếng là vị trí cao nhất của ngôi nhà, thông thường đây sẽ là phần được chú trọng thiết về chất liệu của mái nhà để sao cho đảm bảo được độ an toàn cũng như tia sáng chiếu vào ngôi nhà. 

Đặc điểm của giếng trời

Trước khi muốn lựa chọn có nên thiết kế giếng trời hay không? Thì bạn cũng cần hiểu rõ về ưu và nhược điểm để đưa ra quyết định tốt hơn. Dưới đây chúng tôi đã tổng hợp chi tiết về các đặc điểm của giếng trời, mời bạn đọc tham khảo.            

Lưu ý khi làm giếng trời cần chú trọng đến các vật liệu ngoài trời-min

Lưu ý khi làm giếng trời cần chú trọng đến các vật liệu ngoài trời

Các ưu điểm

Được biết đến rộng rãi nhờ tác dụng tạo nên phong thủy tuyệt vời cho ngôi nhà, giếng trời sở hữu các ưu điểm tuyệt vời như sau:

  • Ánh sáng tự nhiên: một ngôi nhà sở hữu nguồn ánh sáng tự nhiên, nhất là đối với những căn nhà ống có mặt tiền hạn hẹp ánh sáng đến từ thiên nhiên sẽ giúp cho ngôi nhà trở nên có sức sống. Mang đến nguồn sinh khí cải thiện sức khỏe, mang đến nguồn năng lượng tuyệt vời cho các thành viên trong gia đình.
  • Đón gió và không khí tự nhiên: Mang đến cho ngôi nhà một không gian không chỉ thoáng đãng mà còn mát mẻ hơn trong những ngày hè oi ả.
  • Phong thủy: Trong phong thủy nhà ở, giếng trời không chỉ giúp gia chủ tận hưởng nguồn không khí ánh sáng tự nhiên mà còn có tác dụng mang đến sức khỏe, sự thịnh vượng và tài lộc cho cả gia đình.
  • Tiết kiệm điện năng: Vì được tiếp nhận từ ánh sáng, gió tự nhiên nên hầu hết bạn không cần phải sử dụng quá nhiều điện năng, vừa sống xanh gần gũi với thiên nhiên lại có thể bảo vệ môi trường.      
  • Mang đến thẩm mỹ cho cả ngôi nhà: Một không gian được thiết kế thêm giếng trời 

Các nhược điểm và cách khắc phục

Xây dựng giếng trời cũng có một vài điểm bất cập mà nếu không chú ý, bạn sẽ dễ dàng phạm phải phong thủy gây ảnh hưởng xấu đến cả gia đình. Ngoài ra vì bản chất là để trống một không gian trong một ngôi nhà, nên không thể tránh khỏi những âm thanh vang vọng lại.

Hơn nữa việc tiếp xúc với quá nhiều nguồn năng lượng như ánh nắng, gió, mưa v.v sẽ khiến những cây cối hay những vật dụng trang trí, để ngoài trời sẽ dễ dàng hư hỏng.

Chúng ta có thể khắc phục bằng cách xây những bức tường mà để cấu tạo nên giếng trời bằng những nguyên vật liệu có thể cách âm như: tường đá, gạch gồ gề v.v, có thể sử dụng rèm để che bớt đi các ánh sáng gắt vào ban ngày. Ngoài ra, nên chú trọng thiết kế các khung bảo vệ, chốt an toàn để đề phòng kẻ xấu dễ dàng xâm nhập. 

Kinh nghiệm xây giếng trời hợp phong thủy

Giếng trời là gì trong phong thủy là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người mà chúng tôi nhận được trong thời gian qua, trong phong thủy Việt Nam giếng trời đóng vai trò mang lại nguồn năng lượng cực kỳ tốt cho cả nhà.

Lựa chọn các khoảng không gian, vị trí - kích thước phù hợp với ngôi nhà

Lựa chọn các khoảng không gian, vị trí – kích thước phù hợp với ngôi nhà

Gia đình sẽ luôn gặp may mắn, quý nhân phù trợ trong cuộc sống, công việc hằng ngày nếu như biết cách xây dựng giếng trời. Chính vì vậy việc thiết kế, thi công rất cần được chú trọng, dưới đây chúng tôi đã chỉ ra hai điểm quan trọng nhất để thiết kế giếng trời hợp phong thủy, mời bạn đọc theo dõi:

Kích thước giếng trời

Để xây dựng giếng trời hợp phong thủy trước hết cần chú trọng đến kích thước của giếng, theo kinh nghiệm được tổng hợp từ các kiến trúc sư thông thường kích thước hợp lý của giếng trời sẽ từ 4-6m2. 

Thông thường ánh sáng và gió sẽ thông qua giếng trời để lan tỏa đến các vị trí, khu vực trong ngôi nhà, chính vì vậy kích thước nêu trên đã được tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo sự thông thoáng, hài hòa giữa thiên nhiên và cả tuổi đời của ngôi nhà. 

Diện tích để xây giếng trời phù hợp là 450×450 tuy nhiên còn tùy thuộc rất nhiều vào không gian và kiểu ngôi nhà bạn xây, hãy tham khảo ý kiến của các kiến trúc sư và cả những chuyên gia phong thủy để xây giếng trời sao cho phù hợp với phong thủy và cả ngôi nhà nhé. 

Vị trí giếng trời

Ngoài dựa vào kích thước để phù hợp với ngôi nhà, thì đặt giếng trời ở vị trí nào là toàn vẹn nhất cũng khiến rất nhiều gia chủ đau đầu. Vị trí rất quan trọng, đóng vai trò hấp thụ nguồn năng lượng tốt cho cả ngôi nhà hãy chú ý đến vấn đề này nhé.

Theo kinh nghiệm của các chuyên gia phong thủy thì không nên đặt giếng trời ở hướng Bắc, còn lại những vị trí như Đông – Tây – Nam thì hầu hết đều cải thiện được công việc, sự nghiệp mang lại tài lộc, sức khỏe và nhiều may mắn cho cả gia đình. 

Những sai lầm dễ mắc phải khi xây giếng trời

Lưu ý khi làm giếng trời bạn sẽ rất dễ mắc phải những sai lầm như sau, dưới đây chúng tôi đã tổng hợp rất nhiều những sai lầm dễ mắc phải khi xây giếng trời, hãy cùng tham khảo để có thêm kinh nghiệm nhé: 

Tường phẳng nhẵn 

Giếng trời là một khoảng không gian trong ngôi nhà nhất là khi nếu bạn lựa chọn xây giếng trời bằng chất liệu phẳng nhẵn mịn mỗi khi nói to, hay gia đình hát karaoke trong nhà, hay bất cứ tiếng động gì lớn gần giếng trời rất dễ bị vọng lại, nhiều gia đình không biết nên vẫn cứ xây tường nhẵn phẳng.

Cách khắc phục đế tránh vọng lại tiếng vang đó là hãy sử dụng những chất liệu tường làm từ đá gồ ghề, thô như vậy sẽ làm giảm bớt đi lượng âm thanh vọng lại trong nhà. 

Hệ thống lan can thấp

Đây là sai lầm mà rất nhiều mắc phải vì phần đa người ta chỉ quan tâm đến phong thủy của giếng trời, mà không chú trọng thậm chí là bỏ quên mất phải đảm bảo được tính an toàn của giếng.

Bạn nên thiết kế hệ thống lan can đủ cao và cũng nên để ý khoảng trống giữa các khe hở lan can, nhất là đối với gia đình có trẻ nhỏ, người lớn tuổi thì cần phải thiết kế sao cho vừa không ảnh hưởng đến thẩm mỹ của ngôi nhà, vừa đảm bảo an toàn cho cả gia đình.

Treo đèn chùm ở giếng

Chỉ nên treo những vật trang trí đơn giản, không cầu kỳ gây cản trở ánh sáng-min

Chỉ nên treo những vật trang trí đơn giản, không cầu kỳ gây cản trở ánh sáng 

Tạo ra giếng trời là để mang đến một không gian thoáng đãng cho cả ngôi nhà, việc treo đèn chùm không chỉ làm cản trở, đi ngược lại với bản chất của giếng trời chưa tính đến về khối lượng của đèn chùm hay các vật trang trí khá là nặng, treo ở vị trí cao gây nguy hiểm cho cả gia đình. 

Thiết kế mái che mỏng

Mái che mỏng thường làm chót lọt quá nhiều ánh sáng, gió vào ngôi nhà làm hư hỏng các đồ đạc nội thất. Chính vì vậy bạn nên tham khảo các vật liệu dày, chất lượng phù hợp để giúp đồ đạc giữ được lâu kéo dài tuổi thọ của ngôi nhà. 

Thi công trang trí giếng trời đẹp

Như các bạn đã biết giếng trời được cấu tạo từ ba bộ phận chính đó là: đỉnh giếng, thân giếng, đáy giếng. Vậy làm thế nào để thi công giếng trời sao cho hòa hợp cả ba bộ phận, dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu thật kỹ về quy trình thi công này:

Đỉnh giếng

Đỉnh giếng bạn có treo các vật trang trí đơn giản, nên sử dụng các vật liệu bằng kính để tạo nên không gian đầy đủ ánh sáng cũng như mang đến vẻ đẹp hiện đại cho toàn bộ không gian giếng trời, lưu ý vẫn nên thiết kế xen kẽ các khung sắt nhằm đảm bảo an toàn cho ngôi nhà. 

Thân giếng

Những khoảng không ở giữa của thân giếng nếu như không trang trí gì thì nhìn khá đơn giản, và không tạo nên được quá nhiều ấn tượng. Vì vậy bạn có thể treo các loại cây cảnh, hoặc đúc tranh trải dài từ đỉnh giếng xuống tới đáy giếng. 

Đáy giếng

Thông thường ở nhiều gia đình Việt phần đáy giếng sẽ được làm kết hợp nối liền với phòng khách, gian bếp. Chính vì vậy việc trang trí, thi công cũng cần chú trọng để đảm bảo tính thẩm mỹ cho cả ngôi nhà.

Thiết kế đáy giếng đơn giản 

Thiết kế đáy giếng đơn giản 

Đáy giếng nên chọn  vườn cây, tiểu cảnh, bể cá v.v để trang trí vừa có ý nghĩa trong phong thủy lại mang đến một không gian sống động cho cả ngôi nhà. Và đừng quên khi thiết kế thi công giếng trời, cần có hệ thống thoát nước tốt nhé.  

Chúng tôi mong rằng những thông tin về giải đáp giếng trời là gì, cách thi công và kinh nghiệm thiết kế giếng trời sao cho phù hợp với phong thủy nhà ở trên đây sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều sự lựa chọn, cũng như nắm rõ được cấu tạo, ý nghĩa của giếng trời.

Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi, mọi thắc mắc vui lòng truy cập website:https://legoland.com.vn/ để nhận sự tư vấn hỗ trợ và giải đáp tốt nhất từ phía chúng tôi nhé. 

5/5 - (15 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trang web này sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt hơn. Bằng cách duyệt trang web này, bạn đồng ý với việc chúng tôi sử dụng cookie.