SKC cũng là một ký hiệu đất phổ biến trên bản đồ địa chính hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đất SKC là gì cũng như biết cách phân biệt đất SKC và đất ODT. Thấu hiểu điều đó, trong bài viết sau, chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này. Cùng tham khảo nhé!

Đất SKC là gì?

Nếu bạn đang thắc mắc đất SKC là gì thì chúng tôi xin được giải đáp rằng đất SKC là đất thuộc nhóm phi nông nghiệp. Mục đích sử dụng của loại đất này chính là sản xuất thủ công nghiệp, dịch vụ kinh doanh, công nghiệp, tiểu công nghiệp. Trong đó, bao gồm cả đất dùng cho hoạt động khoáng sản, đất khu công nghiệp, cơ sở kinh doanh sản xuất, cụm công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng, cụm chế xuất, đất cơ sở làm đồ gốm, sản xuất phi nông nghiệp, đất dịch vụ, thương mại,… 

Nếu đang thắc mắc đất SKC là gì thì chúng tôi xin được giải đáp rằng đất SKC là đất thuộc nhóm phi nông nghiệp

Nếu đang thắc mắc đất SKC là gì thì chúng tôi xin được giải đáp rằng đất SKC là đất thuộc nhóm phi nông nghiệp

Hoặc nói một cách dễ hiểu hơn thì đất SKC chính là đất không được sử dụng để làm vườn, chăn nuôi, trồng trọt,… hay nhưng hoạt động với mục đích nông nghiệp và không được xây dựng nhà ở. Bởi đất SKC là đất sử dụng để sản xuất, kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp. Thế nên, người sở hữu nếu muốn chuyển đổi mục đích sử dụng phải được sự đồng ý, chấp thuận, phê duyệt bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 

Trên đất SKC có được xây dựng nhà ở hay không?

Theo Luật đất đai năm 2013 tại Điều 6 Khoản 1 quy định thì người sở hữu phải sử dụng đất đúng mục đích. Những cá nhân, tổ chức vi phạm đều sẽ phải chịu xử phạt theo đúng quy định của Nhà nước. Bên cạnh đó, theo quy định, đất SKC chính là đất không được dùng để ở mà chỉ được sử dụng cho mục đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp. 

Trên đất SKC mà tiến hành xây dựng nhà ở chính là hành động trái với quy định của pháp luật

Trên đất SKC mà tiến hành xây dựng nhà ở chính là hành động trái với quy định của pháp luật

Chính vì vậy, trên đất SKC mà xây dựng nhà ở chính là hành động trái với quy định của pháp luật. Ngoài ra, nếu muốn xây dựng nhà ở, chủ sở hữu cần phải làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng. Đồng thời phải được sự đồng ý, phê duyệt của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 

Thời hạn sử dụng của đất SKC là bao lâu?

Theo quy định thì nếu là đất dịch vụ, sản xuất, kinh doanh, thương mại phi nông nghiệp mà cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế đang sử dụng không phải đất có thời hạn do Nhà nước giao hoặc cho thuê thì thời gian sử dụng là không giới hạn. 

Thời hạn sử dụng đối với đất SKC được Nhà nước cho thuê hoặc giao cho cá nhân, tổ chức tối đa là không quá 70 năm

Thời hạn sử dụng đối với đất SKC được Nhà nước cho thuê hoặc giao cho cá nhân, tổ chức tối đa là không quá 70 năm

Còn đối với những thửa đất SKC được Nhà nước cho thuê hoặc giao cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế sử dụng với mục đích làm cơ sở dịch vụ, thương mại, kinh doanh, sản xuất phi nông nghiệp thì sẽ có thời hạn sử dụng. Nhưng hạn mức sử dụng là bao lâu thì còn tùy thuộc vào quyết định của những cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định. Tuy nhiên, thời hạn sử dụng tối đa dành cho các nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế là không quá 70 năm. 

Quy trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất SKC thành đất thổ cư

Nếu cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế sở hữu đất SKC không có nhu cầu kinh doanh, sản xuất phi nông nghiệp nữa mà muốn chuyển đổi thành đất thổ cư thì cần phải làm thủ tục chuyển đổi. Hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất SKC thường bao gồm: 

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất (theo mẫu).
  • Giấy tờ tùy thân của người sở hữu đất như: Căn cước công dân/chứng minh nhân dân,… (nếu có yêu cầu).

Sau đó, người sở hữu tới Phòng Tài nguyên và Môi trường khu vực đất thuộc để nộp hồ sơ. Không phải bất cứ hồ sơ đầy đủ giấy tờ nào cũng được phê duyệt chuyển đổi mục đích sử dụng. Bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền còn phải căn cứ vào những tiêu chí như: 

  • Nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất được trình bày trong đơn xin có phù hợp với quy định. 
  • Căn cứ vào tình hình cụ thể, kế hoạch, quy hoạch đất của địa phương đã được phê duyệt bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem có thể chuyển đổi mục đích sử dụng của đất SKC thành đất thổ cư được không. 

Không phải bất cứ hồ sơ đầy đủ giấy tờ nào cũng được phê duyệt chuyển đổi mục đích sử dụng

Không phải bất cứ hồ sơ đầy đủ giấy tờ nào cũng được phê duyệt chuyển đổi mục đích sử dụng

Mức xử phạt trường hợp tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất SKC là bao nhiêu?

Mức xử phạt trường hợp tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất SKC là bao nhiêu cũng là câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra hiện nay. Theo quy định thì những trường hợp cá nhân, tổ chức sở hữu đất phi nông nghiệp cố tình chuyển đổi mục đích sử dụng mà không được sự phê duyệt, chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đều sẽ bị xử phạt theo đúng quy định của pháp luật. 

Mức xử phạt trường hợp tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất SKC là bao nhiêu?

Mức xử phạt trường hợp tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất SKC là bao nhiêu?

Theo Nghị định 29/2019/NĐ-CP tại Điều 12 thì mức phạt những trường hợp vi phạm như sau: 

Đất tại nông thôn:

  • Dưới 0.05 ha: Từ 3 đến 5 triệu đồng.
  • Từ 0.05 ha – dưới 0.1 ha: Từ 5 đến 10 triệu đồng.
  • Từ 0.1 ha – dưới 0.5 ha: Từ 10 đến 20 triệu đồng.
  • Từ 0.5 ha – dưới 01 ha: Từ 20 đến 40 triệu đồng.
  • Từ 01 ha – 03 ha: Từ 40 đến 80 triệu đồng.
  • Từ 03 ha trở lên: Từ 80 đến 160 triệu đồng.

Đất tại thành thị: Mức xử phạt trường hợp vi phạm đối với đất SKC ở thành thị sẽ gấp đôi với từng mức độ tương ứng tại nông thôn. Tuy nhiên, đối với cá nhân thì mức phạt không quá tối đa là 500 triệu đồng còn với tổ chức thì mức phạt tối đa không quá 1 tỷ đồng. 

Đất SKC có được thế chấp hay không?

Theo Luật đất đai năm 2013, Điều 188 căn cứ thì điều kiện để cá nhân, tổ chức có thể thực hiện được quyền chuyển nhượng, chuyển đổi, thế chấp quyền sử dụng đất như sau: Đất không có tranh chấp, có giấy chứng nhận quyền sử dụng, đất còn trong thời hạn sử dụng và không bị tòa án kê biên tài sản. 

Vì những điều kiện hạn chế nên tính thanh khoản của đất SKC có rất nhiều điều bất lợi khi chuyển nhượng

Vì những điều kiện hạn chế nên tính thanh khoản của đất SKC có rất nhiều điều bất lợi khi chuyển nhượng

Thế nên, với những thửa đất SKC đã có sổ đỏ, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đồng thời đáp ứng được đầy đủ các điều kiện kể trên thì chủ sở hữu có quyền giao dịch dân sự như: Cầm cố, thế chấp bình thường. Mặc dù, pháp luật cho phép chủ sở hữu có quyền thế chấp đất SKC nhưng đất kinh doanh, sản xuất, thương mại, dịch vụ phi nông nghiệp cũng gặp phải một số giới hạn về quyền như: 

  • Đối tượng mua bán, chuyển nhượng giao dịch bị hạn chế. 
  • Phải sử dụng đúng đối tượng, tính chất và mục đích theo quy định trong Luật đất đai tại Điều 65, Khoản 1. 

Chính vì những điều kiện hạn chế nên tính thanh khoản của đất SKC có rất nhiều điều bất lợi khi chuyển nhượng. 

Cách phân biệt đất SKC và đất ODT

Hiện nay, có rất nhiều người so sánh giữa đất ODT và đất SKC khi tìm hiểu về đất SKC là gì. Và để giúp bạn đọc có thể phân biệt rõ ràng về hai loại đất này, chúng tôi sẽ chia sẻ một số thông tin sau đây: 

Đất ODT là đất thổ cư ở khu vực đô thị, đồng thời chủ sở hữu có thể sử dụng với mục đích là xây dựng nhà ở hoặc các công trình đáp ứng đời sống của con người ở đô thị. Đặc biệt, chủ sử hữu có thể sử dụng để làm vườn, trồng cây khi chưa có nhu cầu xây dựng nhà ở hoặc các công trình phục vụ đời sống con người ở đô thị mà không bị Nhà nước xử phạt. Bởi chưa có quy định nào cụ thể về vấn đề này. 

Đất ODT là đất thổ cư ở khu vực đô thị còn đất SKC là đất sử dụng với mục đích phi nông nghiệp

Đất ODT là đất thổ cư ở khu vực đô thị còn đất SKC là đất sử dụng với mục đích phi nông nghiệp

Còn đối với đất phi nông nghiệp SKC thì chủ được sử dụng với mục đích sản xuất, thương mại, kinh doanh thủ công nghiệp, công nghiệp, kinh doanh dịch vụ, tiểu công nghiệp,… và không được sử dụng để xây dựng nhà ở nếu chưa làm thủ tục chuyển đổi đất phi nông nghiệp sang đất thổ cư cũng như chưa có sự phê duyệt của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 

Lời kết

Thông qua bài viết trên, chúng tôi đã giúp bạn đọc hiểu rõ được đất SKC là gì cũng như cách phân biệt đất SKC và đất ODT đơn giản nhất. Hy vọng, những thông tin trên sẽ mang đến cho bạn nhiều điều hữu ích cho bản thân và có được những mục đích sử dụng cũng như đầu tư đúng đắn với đất phi nông nghiệp SKC. 

 

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trang web này sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt hơn. Bằng cách duyệt trang web này, bạn đồng ý với việc chúng tôi sử dụng cookie.