Hiện nay, đất dịch vụ đang là xu hướng được nhiều nhà đầu tư bất động sản ưa chuộng. Bởi các lô đất này có vị trí rất thuận lợi cho việc kinh doanh buôn bán. Vì vậy, các nhà đầu tư sẽ thu về những khoản lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, việc đầu tư mua loại đất này cũng không tránh được những rủi ro.
Đất dịch vụ là gì?
Đất dịch vụ là loại đất nằm ở những vị trí đắc địa, giao thương thuận lợi cho việc kinh doanh buôn bán. Loại đất này được phân thành 2 loại chính:
- Đất được đấu thầu ở những nơi công cộng
- Đất bồi thường cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp
Đất dịch vụ nằm ở những vị trí đắc địa cho việc kinh doanh buôn bán
Trong đó, nhà nước thực hiện thu hồi đất nông nghiệp dùng để xây dựng những dự án khác nhau. Điều này khiến nông dân sẽ không còn đất canh tác ảnh hưởng đến thu nhập của nhiều người. Vì vậy, nhà nước đã thực hiện đền bù bằng đất dịch vụ nếu nông dân bị thu hồi từ 30% trở lên mà không được thay thế bằng đất nông nghiệp khác. Đất dịch vụ sẽ giúp người nông dân chuyển đổi sang cây trồng hoặc có thể chuyển hẳn sang nghề khác. Diện tích đất do nhà nước đền bù sẽ bằng 1/10 diện tích đã bị thu hồi.
Cách nhận biết đất dịch vụ
Bạn có thể dễ dàng nhận biết đất dịch vụ bằng những đặc điểm cụ thể như sau:
- Đất dịch vụ được chia thành các lô có diện tích khoảng từ 40 đến 50m2. Khi đền bù cho dân, chính quyền sẽ xây dựng cơ sở hạ tầng xung quanh. Sau đó, các lô sẽ được đánh số thứ tự để người dân có thể tham gia bốc thăm.
- Đất dịch vụ thường nằm cạnh các địa điểm có giao thông thuận lợi và cơ sở hạ tầng đầy đủ.
- Cơ sở hạ tầng được của những khu đất này sẽ được xây dựng đầy đủ với số vốn lớn trước hoặc trong khi xây dựng đô thị.
- Các hộ sở hữu đất dịch vụ sẽ không phải nộp phí khi chuyển mục đích sang đất ở. Nếu đất dịch vụ là do nhà nước thu hồi thì sẽ được đền bù đúng theo giá hiện hành.
Đất dịch vụ có những quy định pháp lý nào?
Đất dịch vụ có một số quy định pháp lý quan trọng
Hiện nay, đất dịch vụ đang có những quy định pháp lý như sau:
- Nhà nước đền bù cho dân bằng đất dịch vụ nhưng lại chưa ban hành văn bản về việc cấp sổ đỏ. Vì vậy, người sở hữu loại đất này không có đủ cơ sở pháp lý để chuyển nhượng cho người khác. Tuy nhiên, người dân vẫn có thể chuyển đổi sang đất ở để có thể được cấp sổ đỏ theo quy định pháp luật.
- Theo quy định, người dân hoàn toàn có thể thực hiện xây nhà cao tầng trên nền đất dịch vụ. Lúc này, mục đích của đất sẽ chuyển sang hình thức kết hợp giữa nhà ở và kinh doanh. Tuy nhiên, người sở hữu phải thực hiện các thủ tục để xin giấy phép xây dựng và tuân thủ đúng theo quy hoạch đô thị tại nơi sinh sống.
- Người dân có thể thực hiện mua bán, chuyển nhượng, thừa kế hoặc thế chấp đất dịch vụ nếu đảm bảo các điều kiện được quy định tại luật đất đai:
+ Chủ sở hữu phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Đất dịch vụ không có xảy ra bất kỳ tranh chấp nào và không bị tòa án kê biên được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
+ Người sở hữu được nhà nước cấp quyền khi đang trong thời hạn sử dụng
Những lợi ích nhận được khi đầu tư vào đất dịch vụ
Đầu tư vào đất dịch vụ có rất nhiều lợi ích
Các nhà đầu tư vào đất dịch vụ sẽ nhận được những lợi ích tuyệt vời như sau:
- Đất dịch vụ có vị trí thuận lợi với giao thông được kết nối thông suốt bên cạnh những khu đô thị lớn. Những nơi này sẽ có nhiều đối tượng khách hàng khác nhau phù hợp với nhiều ngành nghề kinh doanh. Vì vậy, khu đất này hứa hẹn sẽ là nơi buôn bán sầm uất. Điều này giúp những nhà đầu tư thu được lợi nhuận khủng nhất là tại những đô thị lớn.
- Cơ sở hạ tầng xung quanh khu đất dịch vụ được đầu tư đầy đủ, hiện đại với số vốn lớn. Vì vậy, khu đất mà bạn sở hữu sẽ có giá trị kinh tế cực lớn nếu được đầu tư đúng cách.
- Các khu đất dịch vụ được chuyển quyền sở hữu với thời hạn lâu dài. Vì vậy, bạn không nhất thiết chỉ dùng để kinh doanh mà có thể xây nhà để ở mà không mất bất kỳ chi phí về đất nào. Nếu nhà nước thu hồi thì các hộ gia đình cũng vẫn được bồi thường theo đúng pháp luật quy định.
- Loại đất này có vị trí đẹp nhưng giá thành lại rẻ hơn nhiều so với những loại đất khác. Vì vậy, bạn có thể thu về lợi nhuận lớn khi kinh doanh đất dịch vụ.
Những rủi ro khi đầu tư mua đất dịch vụ
Bên cạnh những lợi ích đem lại, việc mua đất dịch vụ cũng tồn tại rất nhiều rủi ro không lường trước được. Vì vậy, bạn cần lưu ý những rủi ro cụ thể như sau:
Nhà nước chưa có quy định về pháp luật rõ ràng
Hiện nay, nhà nước chưa có những quy định rõ ràng về việc mua bán đất dịch vụ. Vì vậy, các bên rất khó giải quyết khi có bất kỳ tranh chấp nào xảy ra trong quá trình buôn bán đất. Khi không có quy định cụ thể sẽ khiến bạn không có đủ bằng chứng thuyết phục nếu đưa ra pháp luật. Hơn nữa, điều này khiến bạn mất rất nhiều thời gian trong việc hoàn thiện các thủ tục.
Đất dịch vụ không được cấp sổ đỏ
Loại đất này có thời gian sử dụng lâu dài nhưng hoàn toàn không được nhà nước cấp sổ đỏ. Trong trường hợp, đất dịch vụ chỉ được cấp sổ đỏ khi được chuyển mục đích sử dụng sang đất ở. Vì vậy, nếu đang còn là đất dịch vụ thì người bán không có đủ cơ sở pháp lý để chuyển sang quyền sử dụng đất. Hiện nay, các giao dịch mua bán đất dịch vụ thực tế vẫn diễn ra. Tuy nhiên, những giao dịch này không có hợp đồng, sổ đỏ mà hai bên chỉ thỏa thuận bằng giấy viết tay. Điều này gây ra rất nhiều lỗ hổng và không chắc chắn khiến cả hai bên có thể nhận về những rủi ro rất lớn.
Việc mua bán đất cũng tồn tại không ít những rủi ro
Chuyển sang đất ở phải thực hiện nhiều thủ tục
Đất dịch vụ được sử dụng chủ yếu để kinh doanh hoặc dùng đất bồi thường và không sử dụng làm đất ở. Vì vậy, bạn muốn chuyển mục đích sang đất ở thì cần phải xin giấy phép xây dựng và thực hiện các thủ tục đúng theo quy định pháp luật. Điều này khiến bạn mất rất nhiều thời gian và những gì có trong tay chưa chắc đã đủ điều kiện để chuyển đổi.
Một số biện pháp hạn chế rủi ro khi buôn bán đất dịch vụ
Những rủi ro khi buôn bán đất dịch vụ là điều mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng không tránh khỏi. Tuy nhiên, việc hạn chế rủi ro vẫn có thể được thực hiện nếu bạn lưu ý những vấn đề như sau:
- Nếu muốn đầu tư vào đất dịch vụ thì bạn cần phải xem xét các giấy tờ có tính pháp lý rõ ràng từ cơ quan có thẩm quyền. Điều này sẽ giúp bạn tránh được những tranh chấp không đáng có khi ra pháp luật trong tương lai. Các giấy tờ cần phải có đó là: hợp đồng mua bán đất công chứng, bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bản sao công chứng chứng minh nhân thân,…
- Nếu chưa có sổ đỏ thì bạn có thể thực hiện thỏa thuận và đặt cọc bằng cách thông qua phòng công chứng ở địa phương. Đặc biệt, bạn phải bắt buộc người bán làm bản cam kết có sự chứng kiến của bên thứ ba về việc sẽ chuyển sổ đỏ ngay khi có. Bạn cần làm chặt chẽ các bước để khi có tranh chấp dễ dàng giải quyết và không để lại hậu quả.
- Nếu người bán đã được nhà nước cung cấp phiếu bốc thăm lô đất nhưng chưa có biên bản và quyết định bàn giao thì bạn nên cân nhắc. Bởi những giao dịch đó thực chất vẫn chưa hợp lệ và dẫn đến những rủi ro sau này.
- Không thực hiện thanh toán toàn bộ lô đất nếu chưa đầy đủ hồ sơ pháp lý. Bạn chỉ nên đặt cọc trước một ít để giữ chỗ. Sau đó, nếu có sổ đỏ thì sẽ thanh toán số tiền còn lại.
Tóm lại, việc đầu tư bất động sản chưa bao giờ mang lại lợi ích tuyệt đối mà sẽ luôn tồn tại song song những rủi ro. Vì vậy, bạn cần phải luôn tỉnh táo và là một nhà đầu tư khôn ngoan biết nhìn xa trông rộng. Đặc biệt, bạn cần phải vạch rõ trong đầu những rủi ro nào sẽ xảy ra trong tương lai để hạn chế xuống mức thấp nhất.
Trên đây là một số thông tin về đất dịch vụ và những rủi ro tiềm ẩn khi mua bán loại đất này. Bạn cần phải luôn đảm bảo nguồn đầu tư của mình an toàn nhất để tránh xảy ra tranh chấp và bị yếu thế về mặt pháp lý trong tương lai.
Tên tôi là Tung Lâm. Tôi là một người viết blog tự do đến từ Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp Học Viện Báo Chí . Tôi là CEO – FOUNDER Legoland . Với niềm đam mê của mình tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin bổ ích và bổ sung thêm những kiến thức phong phú đáng tin cậy nhất.