Shophouse là gì? Các vấn đề cần biết trước khi mua Shophouse

Shophouse một loại hình bất động sản được phát triển từ lâu, đây là loại hình bất động sản được kết hợp nhiều tính năng với rất nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Được du nhập và phát triển tại Việt Nam từ năm 2015 hiện nay shophouse đã trở thành một xu hướng nổi bật trong ngành bất động sản. Vậy bạn đã biết shophouse là gì chưa? Bạn có đang phân vân về xu thế bất động sản này không? Sau đây là câu trả lời xứng đáng dành cho bạn.

Shophouse là gì? 

 

Căn hộ thương mại Shophouse

Căn hộ thương mại Shophouse

Shophouse là gì?. Hiểu một cách giải nghĩa nôm na cho cụm từ này đó là một loại hình bất động sản kết hợp giữa căn hộ nhà ở và cửa hàng thương mại hay còn gọi là nhà phố thương mại. Vị trí của Shophouse là tầng 1 của những tòa nhà thương mại, được xây dựng ở khu vực trung tâm, nơi tập trung nhiều người qua lại nhằm mục đích kinh doanh, cho thuê kinh doanh.

Tham khảo thêm :

Quá trình hình thành và phát triển của shophouse

Shophouse là loại hình kiến trúc được hình thành và phát triển ở thế kỷ thứ 19, sau đó phát triển rộng khắp các nước Đông Nam Á. Còn tại nước ta shophouse phát triển và du nhập từ năm 2015.

Đặc điểm Shophouse 

 

Vị trí shophouse đắc địa

Vị trí shophouse đắc địa

Hiện nay các shophouse được cải tiến trong phong cách, đa dạng hơn về kiểu dáng nhưng vẫn giữ nguyên được những đặc điểm của một shophouse. Tùy thuộc theo quy mô, vị trí, và đặc trưng riêng của từng dự án nhà ở, dự án phát triển đô thị mà shophouse có sự thay đổi phù hợp.

Hầu hết Shophouse sẽ có cho mình những đặc điểm như sau:

Về vị trí

Vị trí shophouse thường được đặt trong các khu dự án, khu đô thị được quy hoạch và có vị trí giáp với tuyến đường chính nơi tập trung người dân qua lại. Thực ra có rất nhiều người nhầm lẫn các căn shophouse đó là biệt thự liền kề , đó không phải mà đó là căn hộ dành cho kinh doanh hoặc cho thuê ở mặt phố .

Về thiết kế

Shophouse là một công trình sinh ra nhằm mục đích phục vụ nhu cầu kinh doanh. Bởi vậy mỗi loại nhà phố thương mại sẽ mang những thiết kế nổi bật phù hợp với thương hiệu.

Trong thiết kế căn hộ shophouse sẽ có đặc điểm sau:

Thiết kế shophouse thông tầng : với thiết kế này shophouse được thiết kế thông nhau và có cầu thang được thiết kế hiện đại.

Shophouse có đa chức năng sử dụng: shophouse mang thiết kế của một căn hộ nhà ở có kết hợp kinh doanh các dịch vụ thương mại. Shophouse phù hợp với loại hình kinh doanh thương mại các loại dịch vụ như của hàng, nhà hàng….Không gian được bố trí trọn vẹn trong tầng 1 và khu vực ân của sảnh. Tầng trên là thiết kế nhà ở, có thể thấy đây là một lối kiến trúc đem lại giá trị kinh tế rất cao.

Khu trung tâm thương mại: shophouse (nhà phố thương mại ) mang thiết kế đặc biệt hình thành nên một chuỗi liền kề bởi vậy tạo nên sự đa dạng. Tiện ích cho khu vực, bên cạnh đó còn có khu vui chơi giải trí vô cùng tiện lợi.

Ưu điểm mà shophouse đem lại cho người dùng

Shophouse thuận lợi trong kinh doanh

Khác hẳn với việc đi thuê mặt bằng để kinh doanh dịch vụ tại mặt đường chính, hay một khu vực đơn lẻ. Nếu như lựa chọn thuê mặt bằng, hay là chủ sở hữu của một thiết kế nội thất kiểu shophouse thì đó là một lợi thế lớn trong kinh doanh.

Đặc điểm của shophouse là gì?. Đặc điểm của shophouse là được tọa lạc tại vị trí đắc địa thuận lợi cho việc kinh doanh, và dưới đây là ưu điểm của shophouse đem lại cho người dùng:

Vị trí kinh doanh tốt

Shophouse thông thường có vị trí trong khuân viên khu đô thị nằm san sát như biệt thự liền kề và ở tầng 1 của các tòa nhà trung tâm thương mại. Nơi đây tập trung rất nhiều người, bởi vậy dễ tìm kiếm khách hàng nếu có chiến lược kinh doanh tốt. Với vị trí thuận lợi đây sẽ là một khu vực có doanh số kinh doanh tốt.

Số lượng ít nên mức độ cạnh tranh cao

Bởi lẽ trong một khu dân cư, khu biệt thự chỉ có số lượng căn nhất định. Shophouse thường chỉ nằm ở khu vực tầng 1 bởi vậy mà số lượng cung ít hơn lượng cầu. Do đó nếu lựa chọn được 1 vị trí shophouse để kinh doanh thì rất tốt.

Mức độ tiện ích cao

các căn nhà shophouse có thiết kế vô cùng đặc biệt với 2 tầng tách biệt bởi vậy có thể sử dụng cho nhiều chức năng khác nhau. Chủ sở hữu có thể cho thuê hoặc sử dụng làm văn phòng hay mở cửa hàng vô cùng tiện ích.

Nếu như lựa chọn mở cửa hàng thì đây sẽ là một vị trí đắc địa bởi tập trung rất nhiều người qua lại. Còn sử dụng cho việc mở văn phòng, hay văn phòng đại diện cũng rất hợp lý bởi có không gian vị trí đẹp mắt, hướng ra đường lớn nên khá thuận tiện cho khách hàng tới giao dịch.

Di chuyển nhanh chóng

Được nằm tại những trục đường lớn thông thoáng bởi vậy giao thông tại shophouse rất tốt, bạn không cần phải quá lo lắng về giao thông tại khu vực này. Thường đều có thiết kế hầm để xe và vị trí dừng đỗ an toàn tiện lợi trong quá trình di chuyển.

Khả năng sinh lời cao

Mặc dù giá thành để sở hữu shophouse lớn tuy nhiên nếu bạn đã là chủ sở hữu của loại hình nhà ở này thì bạn có thể yên tâm về mức độ sinh lời, với gia thuê cao hơn hẳn so với những không gian nhà ở khác, nếu không có nhu cầu sử dụng có thể cho thuê, như vậy khả năng sinh lời từ shophouse diễn ra liên tục.

Nếu như có nhu cầu kinh doanh các loại hình dịch vụ tiện ích, ăn uống vui chơi thì đây sẽ là một cơ hội giúp bạn nâng cao được giá trị của gian shophouse nhà mình.

Nhược điểm mà shophouse mang tới

Mức độ cạnh tranh căn hộ thương mại lớn

Mức độ cạnh tranh căn hộ thương mại lớn

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật mà shophouse đem lại cho người dùng thì loại hình căn hộ này cũng tồn tại một số nhược điểm. Tuy nhiên những được điểm này có thể khắc phục được. Vậy nhược điểm của shophouse là gì:

Chi phí đầu tư quá lớn

Với những căn nhà thông thường mức độ đầu tư để sở hữu không quá lớn. Tuy nhiên nếu lựa chọn mua căn hộ có shophouse thì chủ sở hữu phải đầu tư một lượng chi phí nhiều hơn, và thậm trí cao hơn rất nhiều lần. Lý giải cho nguyên nhân này là bởi lẽ vị trí của shophouse là những vị trí đắc địa, số lượng hạn chế, mà khả năng sinh lời lớn. Bởi vậy mức đầu tư sẽ cao hơn so với những căn hộ thông thường.

Tập trung đông dân cư

Shophouse có vị trí đắc địa tập trung cho kinh doanh là chính, tuy nhiên diện tích để ở phía trên nhiều khi sẽ không thoải mái. Bởi đây là khu vực tập trung nhiều dân cư, bởi vậy mà mức độ ô nhiễm về tiếng ồn sẽ nhiều hơn.

Thời gian làm chủ sở hữu không lâu

Đối với shophouse khi làm chủ sở hữu bạn sẽ được chủ đầu tư cung cấp sổ hồng, hoặc cũng có thể được cấp sổ đỏ nhưng thời hạn sử dụng được giới hạn. Có thể thấy đây là một hạn chế lớn cho loại hình nhà ở cao cấp này.

Các vấn đề trước khi mua shophouse cần phải biết

Qua nội dung trên chắc hẳn bạn đã có một cái nhìn sơ lược về shophouse. Tuy nhiên trước khi lựa chọn mua nhà phố thương mại bạn cần phải chú ý một số yếu tố sau trước khi lựa chọn mua:

Bạn cần phải đánh giá mục đích sử dụng

Bạn nên ghi nhớ rằng shophouse là một căn hộ nhằm mục đích kích doanh là chính do vậy bạn cần phải xác định mình mua để ở và kinh doanh hay mua rồi cho thuê lại mặt bằng. Nếu chỉ mua để ở thì bạn không nên lựa chọn shophouse bởi vì chi phí đầu tư để sở hữu căn hộ này khá lớn.

Đánh giá tiềm năng sinh lời

Mỗi một vị trí mang lại một giá trị kinh tế khác nhau, nếu bạn lựa chọn, và đánh giá được vị trí của căn hộ sẽ đánh giá được mức độ và khả năng sinh lời của căn hộ shophouse.

Nên so sánh giá giữa các dự án shophouse

Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều dự án shophouse, nếu xác định đầu tư cho loại hình căn hộ nhà ở này. Bạn có thể làm một bài toán so sánh về giá giữa các dự án, để có thể mua được một căn hộ có mức giá phù hợp mà khả năng sinh lời cao nhất.

Trên đây là những giải đáp thắc mắc cho cầu hỏi shophouse là gì?. Với những giải đáp trên và một số vấn đề trước khi mua shophouse bạn cần phải biết hy vọng sẽ mang lại cái nhìn tổng quan cho bạn về loại hình căn hộ thương mại này. Để có thể sở hữu một shophouse bạn có thể hiện hệ tới legoland.com để được hộ trợ tư vấn lựa chọn một căn hộ thương mại cao cấp với mức giá tốt nhất.

Related Posts

2 bình luận cho “Shophouse là gì? Các vấn đề cần biết trước khi mua Shophouse”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *