SPC ngày càng trở nên thông dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Tuy nhiên phải kể đến là ngành sản xuất hàng hóa, sản phẩm. Vậy thực chất SPC là gì? SPC có công dụng gì? Người ta dùng SPC để làm gì? Tất tần tật thông tin về SPC sẽ được chia sẻ sau đây.
Tìm hiểu khái niệm của thuật ngữ SPC là gì?
SPC tên tiếng anh là Statistical process control hay còn được hiểu theo nghĩa tiếng Việt là kiểm soát quá trình bằng phương pháp thống kê. Đây là phương pháp bằng thu thập, phân tích và trình bày các dữ liệu liên quan đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Một cách khác bạn có thể hiểu rằng SPC chính là việc các doanh nghiệp sử dụng các kỹ thuật thống kê nhằm thu thập, phân tích, phân loại, xử lý thông tin. Các dữ liệu sẽ được nghiên cứu, tổng hợp để đưa ra những phản ánh về chất lượng hoạt động của chính bộ máy tổ chức đó.
Qua những dữ liệu mà doanh nghiệp thu thập được bằng SPC. Chủ đầu tư sẽ nắm được thực trạng đang diễn ra cùng với những sự biến động của toàn bộ quá trình sản xuất. Từ đó họ sẽ vạch ra những chiến lược mới, hướng đi mới giúp cho việc vận hành bộ máy sản xuất được tốt hơn.
SPC là phương án kiểm soát quá trình bằng phương pháp thống kê
Tác dụng của SPC là gì đối với doanh nghiệp?
Một chủ doanh nghiệp cần phải nắm được những biến động của doanh nghiệp mình. Đó là những sự thay đổi trong quá trình sản xuất hàng hóa, vận hàng máy móc… Điều đó có nghĩa SPC có tác dụng rất lớn có thể kể đến như sau:
- Hỗ trợ nhà sản xuất kiểm tra, kiểm soát những vấn đề còn tồn đọng và thường xuyên xảy ra trong quá trình làm việc. Giúp người quản lý thu thập được tất cả các dữ liệu cần thiết trong một thời gian ngắn.
- SPC giúp các doanh nghiệp có thể phát hiện nhanh chóng những vấn đề tồn đọng chưa giải quyết được để kịp thời tháo gỡ.
- Nhờ SPC mà các doanh nghiệp sẽ có thể tiên đoán, dự phòng trước những nguyên nhân có thể gây nên rắc rối. Từ đó đưa ra phương án xử lý kịp thời cho những vấn đề đó.
- SPC hỗ trợ nhà sản xuất xác định và phòng tránh được những lỗi sai, những thiếu sót trong khi vận hành. Từ đó nhằm nâng cao hiệu quả và cải tiến quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm.
- SPC còn có công dụng giúp loại bỏ các nguyên nhân gây nên các sai phạm trong khi vận hành sản xuất.
- Dựa vào SPC người ta xác định được hiệu quả cải tiến và nhìn thấy được những thay đổi tích cực của doanh nghiệp. Nhờ vào sức mạnh của từng nguồn biến thể, bạn sẽ có thể điều chỉnh và phát hiện thông qua phương pháp đo lường.
Nguyên nhân của sự biến động
Sự biến động trong quá trình hoạt động xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, có thể kể đến 2 lý do chính dẫn đến sự biến động đó là:
- Loại thứ nhất: Biến động do biến đổi ngẫu nhiên vốn có của quá trình hoạt động, sản xuất. Các hoạt động này phát sinh từ máy móc, thiết bị, công nghệ và cả cách đo lường. Đó là những biến đổi hoàn toàn tự nhiên và bình thường. Chủ doanh nghiệp không cần phải điều chỉnh hay khắc phục điều gì bởi những yếu tố này không gây quá nhiều thiệt hại về kinh tế cho đơn vị.
- Loại thứ 2: Loại thứ 2 là tập hợp những nguyên nhân không ngẫu nhiên, có thể nói đây là những nguyên nhân bất thường. Các nhà quản trị có thể dễ dàng nhận diện và dự đoán sau đó có những biện pháp để ngăn ngừa sai sót, không để những lỗi sai tiếp tục phát sinh.
Nguyên nhân gây nên sự biến động này có thể do các thiết bị bị điều chỉnh không phù hợp. Các nguyên vật liệu còn nhiều sai sót, máy móc có trục trặc, hư hỏng, các thao của công nhân không được thực hiện đúng quy trình.
Sự biến động trong quá trình hoạt động xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau
Ưu nhược điểm của công cụ SPC
Công cụ SPC ngày càng được ứng dụng phổ biến trong hoạt động sản xuất công nghiệp, sản xuất hàng hóa. Những ưu nhược điểm mà công cụ SPC mang lại đó là:
Ưu điểm
Các ưu điểm mà công cụ SPC mang đến cho doanh nghiệp được nhìn thấy rõ như sau:
- SPC giảm thiểu tối đa những biến cố không đáng có trong khi vận hành sản xuất doanh nghiệp.
- SPC giúp doanh nghiệp tập hợp và phân tích số liệu dễ dàng.
- Phương pháp này giúp người dùng xác định chính xác những nguyên nhân xảy ra sự cố, loại bỏ dễ dàng và đưa ra những phương án để ngăn ngừa khắc phục hậu quả.
- SPC giúp doanh nghiệp phát triển, nâng cao hiệu suất vận hành của toàn hệ thống.
Nhược điểm
Tuy mang nhiều điểm cộng cho doanh nghiệp nhưng phương pháp SPC này cũng không thể tránh được những nhược điểm còn tồn tại. Tuy có hiệu quả nhưng không phải với bất cứ quá trình nào, hệ thống nào cũng có thể vận hành dễ dàng với phương pháp SPC.
Để đạt được kết quả cao thì dữ liệu phân tích phải được đảm bảo độ chính xác. Với nhiều trường hợp, phương án này cũng khá khó khăn khi không thể đưa ra những giải pháp kịp thời tới doanh nghiệp.
Mục đích mà các doanh nghiệp sử dụng SPC là gì?
Ngày này việc kiểm soát doanh nghiệp bằng phương pháp thống kê được áp dụng rất phổ biến và mang đến những lợi ích vô cùng thiết thực. Nhờ vào SPC mà bạn sẽ phát hiện được những nguyên nhân gây ra sự bất ổn trong quá trình vận hành và sản xuất.
Đồng thời, các doanh nghiệp sử dụng SPC cũng là để xác định nên các tác nhân khiến quá trình sản xuất vượt ngoài tầm kiểm soát. Chỉ khi phát hiện đúng lỗ hổng thì mới đưa ra được hướng khắc phục kịp thời tránh gây thiệt hại về doanh thu cho doanh nghiệp.
.Sử dụng phương pháp kiểm soát hệ thống bằng thống kê giúp các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp được ổn định quá trình sản xuất hàng hóa. Bạn sẽ hoàn toàn yên tâm chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao.
Tại sao doanh nghiệp lại cần đến SPC?
Các doanh nghiệp nên sử dụng đến phương pháp SPC. Bởi nếu không áp dụng việc kiểm soát bằng thống kê thì phần đông các công ty chỉ kiểm soát được quá trình sản xuất, hoạt động khi mà các bước trong quy trình đã hoàn thiện xong xuôi.
Khi đó, nếu quá trình sản xuất không có sự biến động hoặc chỉ xảy ra những biến động ngẫu nhiên thì sản phẩm sản xuất ra vẫn có thể đảm bảo được chất lượng. Tuy nhiên, nhưng nếu quá trình này có những biến động bất thường và không được phát hiện ngay thì có thể sản phẩm sẽ không để đảm bảo đúng chất lượng và làm ảnh hưởng tới kinh tế của doanh nghiệp.
Điều đó có nghĩa là, nếu doanh nghiệp sử dụng phương pháp kiểm soát bằng SPC thì bạn sẽ kiểm soát được ngay trong từng bước của quá trình sản xuất. Việc kiểm soát này sẽ trở nên an toàn và hiệu quả hơn. SPC giúp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nắm bắt được hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó nhận ra những xu thế mới, hướng đi mới và có những thay đổi mới mà quá trình sản xuất đang gặp phải. Phát hiện ra những lỗi hay nguyên vật liệu không phù hợp với tiêu chuẩn đề ra ngay từ ban đầu từ đó ngăn chặn các sai sót kịp thời.
Các doanh nghiệp nên sử dụng đến phương pháp SPC
Hạn chế sử dụng SPC
Các doanh nghiệp đôi khi hạn chế sử dụng phương pháp SPC với mục đích để cho ra kết quả trong việc loại bỏ chất thải quá trình. Điều này nhằm loại bỏ đi sự cần thiết cho quá trình kiểm tra sau sản xuất.
Sự thành công của SPC phải dựa trên cả những kỹ năng mà phương án này được áp dụng đồng thời phải phù hợp và được tuân thủ theo đúng quy trình. Một vài trường hợp, phương pháp này sẽ gây khó khăn khi đánh giá các ứng dụng của SPC là có phù hợp hay không.
Yêu cầu cần thiết khi sử dụng SPC
Để sử dụng SPC được thuận lợi và đạt hiệu quả mong muốn. Người dùng phải được đào tạo bài bản ở các mức độ khác nhau tùy vào mục đích sử dụng, như sau:
- Các cán bộ quản lý và giám sát viên phải thành thạo với công cụ kiểm soát chất lượng và nắm rõ cơ sở của phương pháp thống kê được sử dụng trong quản lý chất lượng. Các nhân viên phải được đào tạo đầy đủ, chính xác để áp dụng đúng kỹ thuật thống kế.
- Các tổ trưởng tổ dịch vụ hay phân xưởng sản xuất phải được đào tạo về phương pháp thống kế để đưa ra được những áp dụng vào quản lý chất lượng và cải tiến công cụ. Đây phải là những người có khả năng áp dụng kỹ thuật thống kê để có thể nâng cao chất lượng dịch vụ trong công việc hàng ngày.
Các cán bộ quản lý và giám sát viên phải thành thạo với công cụ kiểm soát chất lượng
Lời kết
Bài viết đã chia sẻ cho bạn đọc về SPC là gì và tất tần tật thông tin cần thiết liên quan đến SPC. Đây là công cụ cần thiết và hữu ích cho các nhà quản trị doanh nghiệp muốn kiểm soát và thúc đẩy công ty đi lên. Hãy nghiên cứu và học tập thật bài bản để áp dụng cho chính doanh nghiệp của mình.
Tên tôi là Tung Lâm. Tôi là một người viết blog tự do đến từ Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp Học Viện Báo Chí . Tôi là CEO – FOUNDER Legoland . Với niềm đam mê của mình tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin bổ ích và bổ sung thêm những kiến thức phong phú đáng tin cậy nhất.