Hiện nay, nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển về mọi mặt của xã hội. Nhu cầu nâng cấp các công trình, cơ sở hạ tầng đang được triển khai ở khắp cả nước. Vì vậy, các thông tin về dự án PPP đang được nhiều người tìm hiểu. Vậy bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi dự án PPP là gì và các thông tin liên quan.

Dự án PPP là gì?

PPP là từ viết tắt của Public Private Partner dịch sang Tiếng Việt đó là đối tác công cộng và tư nhân. Dự án PPP được hiểu là những dự án liên quan đến việc xây dựng, cải tạo các cơ sở hạ tầng, dịch vụ công thông qua việc thỏa thuận và ký kết hợp đồng. Hai bên trong hợp đồng sẽ là Nhà nước và các đối tác tư nhân hợp tác cùng nhau.

Dự án PPP là sự hợp tác giữa nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân

Dự án PPP là sự hợp tác giữa nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân

Theo đó, Nhà nước sẽ thực hiện việc chuyển giao quyền lợi, nghĩa vụ thông qua hợp đồng cho các doanh nghiệp tư nhân sau khi đã trúng thầu. Tuy nhiên, các nghĩa vụ, quyền lợi sẽ được nhà nước chuyển sang với mức độ khác nhau tùy thuộc vào dự án lớn nhỏ. Chính vì vậy, việc đầu tư máy móc, hạ tầng kỹ thuật cho các đơn vị tự nhân cũng tùy dự án mà có sự khác nhau.

Thường thì, nguồn vốn đầu tư sẽ chủ yếu do các đơn vị tư nhân tài trợ. Nhà nước chỉ tham gia vào dự án PPP với khoảng 30% trên tổng nguồn vốn. Hiện nay, dự án PPP đang được nhà nước thực hiện một cách rộng rãi. Để giúp các dự án đạt được hiệu quả tối ưu, các đơn vị tự nhân khi tham gia dự án sẽ được thanh toán dựa theo chất lượng dịch vụ. Điều này sẽ mang lại lợi ích cho cả ba bên đó là nhà nước, đơn vị tư nhân và cả người dân.

Ưu nhược điểm của dự án PPP

Chắc chắn, bạn đã có thể dễ dàng trả lời được câu hỏi dự án PPP là gì. Bên cạnh đó, dự án PPP cũng như rất nhiều dạng dự án khác cũng có ưu nhược điểm riêng. 

Ưu điểm

Dự án PPP mang đến nhiều ưu điểm cho cơ sở hạ tầng

Dự án PPP mang đến nhiều ưu điểm cho cơ sở hạ tầng

  • Dự án PPP được triển khai rộng rãi giúp các quá trình quản lý công trình có hiệu quả mạnh mẽ hơn.
  • Mô hình hợp tác này còn giúp các dự án có cơ hội tiếp cận nhiều hơn với các kỹ thuật, máy móc có công nghệ tiên tiến. Đặc biệt, việc quản lý được ứng dụng nhiều phần mềm hiện đại. Điều này giúp các dự án được quản lý hiệu quả và khoa học hơn.
  • Các tiện ích quản lý cơ sở hạ tầng được cung cấp nhanh chóng, kịp thời. Vì vậy, việc thất thoát, lãng phí tại các công trình được giảm thiểu một cách rõ rệt.
  • Các dự án PPP không cần sử dụng tiền mặt chi ngay một lần mà chia thành nhiều đợt thanh toán. Điều này giúp các doanh nghiệp giảm thiểu được gánh nặng tài chính.
  • Dự án PPP còn giúp các doanh nghiệp thoải mái lựa chọn trong việc thiết kế, công nghệ cũng như xây dựng, quản lý. Vì vậy, các doanh nghiệp dễ dàng có được những phương án tốt nhất cho dự án.

Nhược điểm

Bên cạnh các ưu điểm tích cực, dự án PPP vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như sau:

  • Hiện nay, không phải bất kỳ dự án PPP nào cũng được thực hiện với tình khả thi cao. Bởi các dự án còn phụ thuộc vào tính pháp lý, chính trị cũng như thương mại.
  • Các dự án PPP là sự hợp tác giữa tư nhân và nhà nước nên thường bán ra sẽ có giá đắt hơn những dự án bình thường khác. Trừ khi, chi phí bổ sung được bù đắp bằng hiệu quả của dự án. 
  • Dự án PPP đạt được thành công phụ thuộc rất nhiều vào sự kết hợp có hiệu quả hay không giữa các bên trong hợp đồng.
  • Những thay đổi về việc quản lý công trình, cơ sở hạ tầng thông qua mô hình PPP chưa đủ để cải thiện được hiệu quả kinh tế mà nó mang lại. Bởi các điều kiện cần thiết khác như hoạt động cải cách hành chính, môi trường hoạt động cũng cần phải được đáp ứng.

Các bước thực hiện dự án PPP

Hiện nay, theo luật hiện hành của Chính Phủ dự án PPP sẽ được thực hiện tuần tự theo các bước sau:

  • Bước 1: Lập các thẩm định báo cáo về việc nghiên cứu tính khả thi của dự án PPP. Sau đó, chính phủ sẽ thông qua các chủ trương và thực hiện công bố rộng rãi dự án.
  • Bước 2: Triển khai  bản phê duyệt báo cáo về tính khả thi
  • Bước 3: Thực hiện công tác lựa chọn nhà thầu thông qua công tác đấu thầu.
  • Bước 4: Tổ chức thành lập ban quản lý dự án và ký kết hợp đồng PPP giữa các bên.
  • Bước 5: Triển khai dự án theo đúng quy định và thực hiện nghiệm thu sau khi hoàn tất. Cuối cùng, các bên quyết toán khi đã đạt tiêu chuẩn và bàn giao công trình.

Bên cạnh đó, dựa theo yêu cầu thực tế của dự án PPP, Nhà nước sẽ thực hiện việc lựa chọn đơn vị tư nhân phù hợp nhất theo đúng quy định của pháp luật. Khi phê duyệt thiết kế, các bên cũng sẽ phải đồng thời thực hiện dự toán chi phí trước khi đưa vào triển khai. Đặc biệt, công tác đấu thầu cần được công khai một cách minh bạch và tạo được tính cạnh tranh đối với các nhà thầu.

Các hình thức dự án PPP đang được triển khai hiện nay

Có nhiều hình thức PPP đang được triển khai trên thế giới

Có nhiều hình thức PPP đang được triển khai trên thế giới

Hiện nay, trên thế giới dự án PPP được triển khai dưới một số hình thức như sau:

  • Franchise (nhượng quyền khai thác): các dự án thực hiện theo hình thức này sẽ do nhà nước thực hiện và sở hữu. Tuy nhiên, nhà nước sẽ giao lại cho các doanh nghiệp tư nhân khai thác và đấu giá để thu hồi lại vốn.
  • Build – Operate – Transfer (xây dựng, vận hành chuyển giao các hạng mục BOT):  đây là hình thức mà các doanh nghiệp trúng thầu sẽ tự bỏ vốn để xây dựng và triển khai dự án như đường cao tốc,.. Sau đó, Nhà nước sẽ cho phép các doanh nghiệp xây dựng các trạm thu phí BOT để thu hồi lại vốn và thu về lợi nhuận. Cuối cùng, doanh nghiệp sẽ phải chuyển giao lại cho nhà nước các công trình này sau khi đã hết thời gian.
  • Design – Build – Finance – Operate (thiết kế, xây dựng, tài trợ và vận hành DBFO): các doanh nghiệp tư nhân sẽ đứng ta thực hiện, bỏ vốn và vận hành công trình. Tuy nhiên, công trình này lại thuộc sở hữu của nhà nước.
  • Build – Transfer – Operate : đây là hình thức mà các đơn vị tư nhân sau khi trúng thầu và xây dựng xong thì sẽ chuyển ngay cho Nhà nước sở hữu. Các công ty này sẽ được Chính phủ cho phép thực hiện các dự án khác để thu hồi lại vốn.
  • Build – Own – Operate: đây là hình thức mà các doanh nghiệp tư nhân sẽ thực hiện các bước xây dựng, vận hành cũng như sở hữu công trình.

Các hình thức dự án PPP được thực hiện tại Việt Nam

Hiện nay, Chính phủ Việt Nam cũng cho phép thực hiện các dự án PPP rộng rãi trên toàn quốc theo đúng quy định của Nhà nước như sau:

Các nguyên tắc khi thực hiện dự án PPP

Dự án PPP sẽ được thực hiện theo một số nguyên tắc như sau:

  • Các dự án do Nhà nước huy động sẽ được huy động vốn của các công ty tư nhân theo hướng không hình thành công nợ. Các doanh nghiệp khi tham gia sẽ được phép vay vốn thương mại với mức tối đa là 70% vốn của khu vực tư nhân.
  • Vốn của nhà nước sẽ phải đảm bảo tối thiểu 30% phần vốn của doanh nghiệp trong việc đầu tư cho dự án PPP.
  • Các dự án PPP phải đảm bảo thu hút được nguồn vốn từ các doanh nghiệp thuộc khối tư nhân trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp sẽ thực hiện đấu thầu công khai, minh bạch để và chứng minh năng lực. Điều này sẽ giúp mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Các bước tiến hành dự án phải tuân thủ theo pháp luật Việt Nam hiện hành.

Các lĩnh vực thực hiện theo hình thức dự án PPP

Nhà nước Việt Nam hiện nay đang cho thực hiện thí điểm dự án PPP tại một số lĩnh vực như sau:

  • Giao thông đường bộ, hầm đường, cầu đường bộ và bến phà
  • Cảng hàng không, cảng biển
  • Đường sắt, hầm đường sắt, cầu đường sắt
  • Các trung tâm y tế, nhà máy nhiệt điện
  • Hệ thống xử lý chất thải, nhà máy cung cấp nước sạch
  • Các dự án dịch vụ công.

Tại Việt Nam, hình thức PPP được sử dụng phổ biến đó là Build – Operate – Transfer và Build – Own – Operate. Chính phủ đã thực hiện được rất nhiều dự án PPP lớn với sự thành công ngoài mong đợi và thu hút vốn đầu tư lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng.

Trên đây là một số thông tin về dự án PPP. Chắc chắn bạn đã nắm được về câu hỏi dự án PPP là gì? Hy vọng rằng bạn đã có thêm kiến thức bổ ích để có thể hiểu thêm về hình thức phổ biến này.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trang web này sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt hơn. Bằng cách duyệt trang web này, bạn đồng ý với việc chúng tôi sử dụng cookie.