Việt Nam là đất nước có nền nông nghiệp vô cùng phát triển ở cả 3 miền. Do đó, các đơn vị tính được sử dụng rất nhiều để đo diện tích đất nông nghiệp như công đất, m2, sào, hecta, mẫu,… Trong đó, đơn vị công đất được sử dụng rất phổ biến tại miền Nam trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Bài viết sau sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn 1 công đất bằng bao nhiêu m2, mẫu, ha.

Công đất là gì ?

Công đất được biết đến là đơn vị đo diện tích đất nông nghiệp hoặc lâm nghiệp. Đây là đơn vị được sử dụng phổ biến trong miền Nam và miền Tây. Còn miền Bắc và miền Trung thường sử dụng đơn vị sào để đo diện tích.

1 công đất bằng bao nhiêu m2

Công đất là đơn vị dùng để tính diện tích đất nông nghiệp hoặc lâm nghiệp

Các đơn vị đo diện tích đối với đất nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng. Bởi các thửa ruộng sẽ có đa dạng hình dạng và diện tích khác nhau. Công đất được người Việt Nam sử dụng từ thời cha ông được truyền đến ngày nay và được sử dụng rất phổ biến. Thường thì, miền Nam sẽ tính 1 mẫu đất sẽ tương đương với 10 công, còn miền Bắc tương đương với 10 sào. Tuy nhiên, hai đơn vị này khi đổi ra m2 và ha lại không giống nhau.

Đơn vị tính m2, mẫu, hecta là gì?

Trước khi biết được cách quy đổi từ công đất sang các đơn vị m2, mẫu, hecta, chúng ta cùng đi tìm hiểu về khái niệm của những đơn vị này ngay sau đây:

Đơn vị tính m2 là gì?

M2 được gọi là mét vuông dùng để đo diện tích những vật thể, đất đai có hai chiều. Đây là đơn vị tính chuẩn được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới. Bạn chỉ cần đo chiều rộng và chiều dài của đối tượng cần đo diện tích theo đơn vị mét. Sau đó, diện tích có đơn vị tính mét vuông sẽ được tính theo công thức: diện tích = chiều dài x chiều rộng. 

Ví dụ: mảnh đất có chiều dài là 10m, chiều rộng là 6m. Lúc này, diện tích mảnh đất được tính là: diện tích = 10 x 6 = 60m2. 

Đơn vị tính mẫu là gì?

Mẫu được biết đến là một đơn vị tính diện tích được sử dụng phổ biến ở một số nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam,… từ rất lâu đời. Mẫu được gọi nhiều nhất khi tính diện tích đất nông nghiệp. Từ đơn vị mẫu, bạn không thể đổi trực tiếp sang m2 được mà phải thông qua đơn vị tính công đất hoặc sào.

Mẫu được sử dụng chủ yếu để tính diện tích ruộng đất

Mẫu được sử dụng chủ yếu để tính diện tích ruộng đất

Đơn vị tính hecta là gì? 

Hecta là đơn vị tính được rất nhiều các quốc gia trên thế giới sử dụng trong các lĩnh vực đất đai, nông nghiệp, lâm nghiệp cũng như quy hoạch. Đơn vị này được sử dụng trong các trường hợp đối tượng có diện tích quá lớn thay thế cho m2, km2. Thường thì, hecta được dùng phổ biến để tính diện tích đất đai và tổng thể quy hoạch. Hecta được quy đổi: 1ha = 10.000 m2 = 0,01km2.

Cách quy đổi 1 công đất sang các đơn vị tính

Để bạn hiểu hơn về cách quy đổi 1 công đất thì bài viết sẽ nêu chi tiết ngay sau đây:

1 công đất bằng bao nhiêu m2?

Theo quy ước chuẩn, 1 công đất sẽ được quy đổi bằng 1296 m2. Tuy nhiên, nhiều nơi lại làm tròn 1 công đất = 1000m2 để dễ tính toán hơn. Lúc này, công đất khi quy đổi thành 1296m2 được gọi là công lớn. Trong khi đó, công đất đổi sang 1000m2 sẽ được gọi là công bé. Khi số công đất lớn hơn 1, bạn muốn quy đổi thì chỉ cần nhân số công đất với 10.000 m2. Ví dụ như: 2 công đất = 2 x 10.000 = 20.000 m2.

Công đất thường được quy đổi ra m2

Công đất thường được quy đổi ra m2

1 công đất bằng bao nhiêu hecta

Theo quy ước, 1 hecta = 10.000 m2. Như vậy, 1 công đất = 0.1296 ha hoặc 1 công đất = 0,1 ha. Tức là 1 hecta sẽ tương đương với 10 công đất.

1 công đất bằng bao nhiêu mẫu

Theo miền Nam, 1 mẫu sẽ được quy đổi thành 10.000 m2. Như vậy, 1 công đất = 0,1 mẫu.  

 

1 công đất bằng bao nhiêu sào

Hiện nay, công đất chỉ được sử dụng chủ yếu tại miền Nam. Còn miền Bắc và miền Trung lại dùng đơn vị là sào. Sào được biết đến cũng là một đơn vị đo diện tích phổ biến trong nông nghiệp. Mỗi vùng miền lại có cách quy đổi sào sang mẫu, ha, m2 khác nhau. Theo quy ước, công đất được quy đổi sang sào như sau:

  • 1 công đất theo miền Bắc  = 1 sào miền Bắc = 360m2 = 0,036 ha
  • 1 công đất theo miền Trung = 1 sào miền Trung = 500m2 = 0,05 ha 

Phương pháp tính diện tích cho các loại đất

Mỗi loại đất khác nhau sẽ có cách bước tính diện tích khác nhau. Cụ thể:

Đối với đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp là những loại đất được sử dụng để trồng trọt hoặc chăn nuôi. Để tính được diện tích đất nông nghiệp bạn cần thực hiện lần lượt theo các bước sau:

  • Bước 1: Bạn cần chuẩn bị thước đo có chiều dài lớn và có đơn vị là cm. Lưu ý, thước cần có độ chính xác cao.
  • Bước 2: Lần lượt tiến hành đo chiều dài, chiều rộng của mảnh đất bạn muốn thực hiện tính diện tích. Người đo lưu ý cần phải đo sát biên để cho kết quả chuẩn xác nhất. Sau đó, bạn đổi từ đơn vị cm sang mét hoặc kilomet để tính diện tích dễ dàng hơn nhất là những mảnh đất lớn.
  • Bước 3: Thực hiện tính diện tích theo công thức toán học 
  • Diện tích mảnh đất hình chữ nhật = chiều rộng x chiều dài (m2)
  • Diện tích mảnh đất hình vuông = cạnh x cạnh

Sau khi đã tính được diện tích đất nông nghiệp theo m2, bạn hoàn toàn có thể quy đổi thành các đơn vị như mẫu, sào hay công đất. Điều này sẽ giúp tính toán những mảnh đất có diện tích lớn trở nên dễ dàng hơn. Đất ruộng thường được chia thành các khoanh khác nhau với diện tích và hình dáng không vuông vức. Vì vậy, bạn cần phải chia thành nhiều phần khác nhau có hình dạng dễ tính diện tích hơn. 

 

Thực hiện đo đạc trước khi tính diện tích đất 

Thực hiện đo đạc trước khi tính diện tích đất 

Bạn cũng thực hiện đo đạc từng phần giống như các bước trên, tính toán diện tích và ghi chép lại. Sau đó, bạn đem diện tích của các phần nhỏ cộng lại để thành diện tích tổng của mảnh đất. Các bước yêu cầu phải thực hiện có độ chính xác cao giúp phục vụ cho rất nhiều mục đích khác nhau.

Đối với đất ở

Đất ở dùng để xây dựng các công trình nhà ở phục vụ cho hoạt động của người dân. Bạn cũng thực hiện lần lượt theo các bước sau để tính được diện tích đất ở như sau:

  • Bước 1: Bạn cũng chuẩn bị thước đo có đơn vị tính là cm có độ chính xác cao.
  • Bước 2: Thực hiện đo đạc các chiều của mảnh đất:Bạn dùng thước đo chiều dài và chiều rộng của mảnh đất. Hai chiều này vuông góc với nhau. Các con số vừa đo được có đơn vị tính là cm. Bạn hãy quy đổi thành các đơn vị lớn hơn như m, km để tiện tính toán. Trong trường hợp, mảnh đất có diện tích quá lớn thì bạn nên chia nhỏ thành các phần để tính diện tích từng phần. Sau đó, bạn cộng tất cả diện tích của hình nhỏ này lại. Lưu ý, các phần nhỏ cần phải tính tuyệt đối chuẩn xác để không làm sai lệch tổng diện tích cuối cùng.
  • Bước 3: Thực hiện tính diện tích đất ở: sau khi đã quy đổi về cùng đơn vị, bạn hãy tính diện tích của đất ở bằng các công thức toán học như sau:+ Diện tích mảnh đất hình chữ nhật = chiều dài x chiều rộng (m2 hoặc km2)
    + Diện tích mảnh đất hình vuông = cạnh x cạnh (m2 hoặc km2)

Sau khi thực hiện tính xong diện tích, bạn hoàn toàn có thể đổi được từ đơn tính m2 hoặc km2 thành các đơn vị lớn hơn như hecta, công đất, sào,… Tuy nhiên, đất ở hiện nay có rất nhiều mảnh không được vuông vức. Vì vậy, bạn hãy sử dụng bản vẽ quy hoạch đất để chia thành các phần khác nhau có hình vuông, hình chữ nhật. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng tính được diện tích của từng phần và cộng lại một cách nhanh chóng. 

Nhưng cách làm này yêu cầu  phải tính diện tích từng phần thật chuẩn và có sự ghi chép chính xác. Có như vậy, diện tích tổng mảnh đất mới có thể chuẩn xác được. Việc tính đúng diện tích đất ở giúp bạn trong nhiều mục đích như mua bán, thực hiện đền bù, chia đất,… 

Trên đây là khái niệm và cách quy đổi 1 công đất bằng bao nhiêu m2 , hecta , mẫu một cách dễ hiểu nhất. Hy vọng rằng bạn đã hiểu hơn về đơn vị tính này để có thể áp dụng tính diện tích các mảnh đất một cách dễ dàng hơn.

5/5 - (2 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trang web này sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt hơn. Bằng cách duyệt trang web này, bạn đồng ý với việc chúng tôi sử dụng cookie.