Màu chế khắc là gì? Tổng hợp các ý nghĩa màu chế khắc

Trong phong thủy, màu sắc có ý nghĩa rất lớn giúp con người cân bằng được năng lượng. Tuy nhiên, nếu bạn chọn phải các màu chế khắc sẽ khiến cho cuộc sống gặp nhiều trắc trở và đi theo hướng tiêu cực. Vậy màu chế khắc là gì và ý nghĩa của nó như thế nào? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp.

Tìm hiểu về chế khắc trong ngũ hành

Trước khi tìm hiểu về màu chế khắc là gì, bạn cần phải hiểu rõ về khái niệm chế khắc trong ngũ hành. Hiện nay, ngũ hành được chia thành các hành như sau:

  • Hành Kim: Kim trong ngũ hành đại diện cho kim loại có tính sắc nhọn. Màu sắc đại diện cho hành này là trắng, vàng, ánh kim, bạc,…
  • Hành Mộc: Mộc trong ngũ hành đại diện cho cây cối thể hiện cho sự phát triển, sinh sôi. Màu sắc đại diện cho hành mộc đó là xanh lá, màu gỗ,…
  • Hành Thủy: Thủy trong ngũ hành đại diện cho nước có liên quan đến các hiện tượng thiên nhiên như mưa, bão,… hoặc sông suối. Màu sắc đại diện cho hành Thủy đó là xanh nước biển, đen.
  • Hành Hỏa: Hỏa trong ngũ hành đại diện cho lửa thể hiện năng lượng, nhiệt huyết. Màu sắc đại diện cho hành Hỏa là đỏ, cam, hồng,…
  • Hành Thổ: Thổ trong ngũ hành đại diện cho yếu tố đất thể hiện sự nuôi dưỡng, phát triển. Màu sắc đại diện cho hành Thổ đó là nâu đất, cam  đất, vàng đất,…

Chế khắc là khái niệm xuất hiện trong ngũ hành

Chế khắc là khái niệm xuất hiện trong ngũ hành

Theo quan niệm, Hỏa sẽ khiến Kim tan chảy, Thủy lại có khả năng dập tắt Hỏa nhưng Thổ lại có khả năng thấm hút Thủy. Trong khi đó, Mộc lại hút dinh dưỡng từ Thổ để lớn lên, Mộc lại bị Kim chặt, cắt. Vì vậy, trong ngũ hành sẽ xuất hiện các mối quan hệ chế khắc lẫn nhau giữa các hành như sau: Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy.

Màu chế khắc là gì?

Như vậy, chế khắc có nghĩa là hành này sẽ có các yếu tố để khắc chế được các hành khác. Trong phong thủy, mỗi cung mệnh, ngũ hành lại được đại diện bởi các màu sắc khác nhau. Vì vậy, khái niệm màu khắc chế đã ra đời để giúp con người loại bỏ được các màu khắc chế với cung mệnh của mình và cuộc sống trở nên bình an, may mắn hơn. Cụ thể: người mệnh Kim sẽ khắc các màu của mệnh Hỏa, mệnh Thủy sẽ tránh màu của mệnh Thổ, mệnh Hỏa sẽ khắc màu của mệnh Thủy, mệnh Thổ chế khắc màu của mệnh Mộc và mệnh Mộc sẽ khắc chế màu của mệnh Kim.

Màu chế khắc là gì?

Màu chế khắc là gì?

Tham khảo thêm :

Ý nghĩa của màu chế khắc trong ngũ hành

Theo phong thủy, người ta sử dụng mối quan hệ chế khắc giúp con người tránh được những điều xui xẻo trong cuộc sống hằng ngày. Vì vậy, các bạn nên biết được màu chế khắc đối với bản mệnh của mình để giúp con đường sự nghiệp, tài lộc trở nên thuận lợi nhất là với những người làm ăn, kinh doanh. Cụ thể các màu chế khắc theo cung mệnh trong ngũ hành như sau:

Mệnh Kim

Mệnh Kim bao gồm các tuổi cụ thể như sau:

  • Kiếm phong kim (Vàng mũi kiếm) bao gồm các tuổi Nhâm Thân (1932, 1992), Quý Dậu (1933, 1993).
  • Bạch lạp kim (Vàng trong nến) bao gồm các tuổi Canh Thìn (1940, 2000), Tân Tỵ (1941, 2001).
  • Sa trung kim (Vàng trong cát) bao gồm các tuổi Giáp Ngọ (1954, 2014), Ất Mùi (1955, 2015).
  • Kim bạch kim (Vàng nguyên chất) bao gồm các tuổi Nhâm Dần (1962), Quý Mão (1963).
  • Thoa kim xuyến (Trang sức quý) bao gồm các tuổi Canh Tuất (1970), Tân Hợi (1971).
  • Hải Trung Kim (Vàng trong biển ) bao gồm các tuổi Giáp Tý (1984) và Ất Sửu (1985).

Theo ngũ hành, Hỏa khắc chế với Kim bởi ngọn lửa sẽ khiến kim loại bị tan chảy. Trong khi đó, màu sắc tượng trưng cho mệnh Hỏa là màu đỏ, hồng, da cam,… Vì vậy, những màu sắc này sẽ là màu chế khắc của mệnh Kim. Nếu bạn mệnh Kim thì nên tránh dùng các vật dụng có những màu sắc này để con đường sự nghiệp không bị trắc trở. Bạn nên dùng các màu tượng trưng cho mệnh Kim hoặc các màu tương sinh để giúp thu hút tiền tài.

Mệnh Mộc

Mệnh Mộc gồm các tuổi như sau:

  • Đại Lâm Mộc (cây lớn giữa rừng) gồm các tuổi Mậu Thìn (1928, 1988) và Kỷ Tỵ (1929,1989)
  • Dương Liễu Mộc (cây Dương Liễu) gồm các tuổi Nhâm Ngọ (1942, 2002) và Quý Mùi (19433, 2003)
  • Tùng Bách Mộc (cây Tùng Bách) gồm các tuổi Canh Dần (1950, 2010) và Tân Mão (1951, 2011).
  • Bình Địa Mộc (cây sống ở đồng bằng) gồm các tuổi Mậu Tuất (1958,2018) và Kỷ Hợi (1959, 2019)
  • Tang Đố Mộc (cây Dâu Tằm) gồm các tuổi Nhâm Tý (1972) và Quý Sửu (1973)
  • Thạch Lựu Mộc (cây Thạch Lựu) gồm các tuổi Canh Thân (1980) và Tân Dậu (1981).

Theo ngũ hành, Kim khắc chế Mộc. Trong khi đó, các màu tượng trưng cho mệnh Kim đó là trắng, xám, vàng, bạc,… Vì vậy, những người mệnh Mộc cần tránh xa những vật dụng có các màu sắc này. Bởi các màu sắc thuộc mệnh Kim sẽ khiến cuộc sống của những người mệnh Mộc bị ngưng trệ, kém phát triển và không thể thăng tiến.

Màu chế khắc đối với các mệnh trong ngũ hành

Màu chế khắc đối với các mệnh trong ngũ hành

Các bạn nên chọn những gam màu tượng trưng cho hành Mộc như màu xanh lá cây, màu gỗ cho các đồ dùng có giá trị lớn như xe ô tô, nội thất, đồ phong thủy. Đặc biệt, đồ phong thủy nên đặt ở những hướng phù hợp để nghênh đón tài lộc và tiền tài đến.

Mệnh Thủy

Các tuổi thuộc Mệnh Thủy đó là:

  • Giản Hạ Thủy (Sông cái) gồm các tuổi Bính Tý (1936,1996) và Đinh Sửu (1937, 1997)
  • Tuyền Trung Thủy ( nước suối) gồm các tuổi Giáp Thân(1944,2004) và Ất Dậu (1945, 2005)
  • Trường Lưu Thủy (sông dài) gồm các tuổi Nhâm Thìn (1952, 2012) và Quý Tỵ (1953, 2013).
  • Thiên Hà Thủy (nước trên trời) gồm các tuổi Bính Ngọ (1966) và Đinh Mùi (1967).
  • Đại Khê Thủy (nước trong khe) bao gồm các tuổi Giáp Dần (1974) và Ất Mão (1975).
  • Đại Hải Thủy (nước biển) bao gồm các tuổi Nhâm Tuất (1982) và Quý Hợi (1983)

Theo ngũ hành, Thổ khắc chế Thủy. Trong khi đó, màu sắc đại diện cho mệnh Thổ là vàng đất, nâu đất, cam đất. Vì vậy, những người mệnh Thủy cần tránh xa các màu sắc này để không bị hút hết sinh khí cũng như năng lượng tích cực. Bạn nên chọn các màu tượng trưng cho mệnh Thủy hoặc các màu tương sinh để thu hút tài lộc và gặp may mắn trong cuộc sống.

Mệnh Hỏa

Mệnh Hỏa bao gồm các tuổi sau:

  • Giáp Tuất (1934, 1994) và Ất Hợi  (1935, 1995): Sơn Đầu Hỏa (lửa trên núi)
  • Bính Thân (1956, 2016) và Đinh Dậu (1957, 2017): Sơn Hạ Hỏa (lửa dưới núi)
  • Bính Dần (1926, 1986) và Đinh Mão (1927, 1987): Lư Trung Hỏa (lửa trong lò)
  • Giáp Thìn (1964) và Ất Tỵ (1965): Phúc Đăng Hỏa (lửa đèn dầu)
  • Mậu Tý (1948, 2008) và Kỷ Sửu (1949, 2009): Tích Lịch Hỏa (lửa điện)
  • Mậu Ngọ (1978) và Kỷ Mùi (1979): Thiên Thượng Hỏa (lửa trên trời)

Trong ngũ hành, mệnh Thủy khắc chế mệnh Hỏa bởi nước có khả năng dập tắt lửa. Trong khi đó, mệnh Thủy có màu sắc tượng trưng là đen, xanh lục. Vì vậy, người mệnh Hỏa nên bỏ qua những màu này khi chọn các vật dụng. Bởi những màu khắc chế này sẽ gây ra nhiều trở ngại cũng như kìm hãm sự phát triển của bạn. 

Đặc biệt, những ai chuẩn bị sắm đồ nội thất, xe ô tô hoặc các đồ phong thủy cần chú ý không lựa chọn các màu sắc này. Bạn nên chọn các màu tương sinh hoặc màu tượng trưng cho mệnh Hỏa. Điều này sẽ giúp bạn trở nên thành công hơn trong công việc nhất là những người làm ăn kinh doanh.

Mệnh Thổ

Mệnh Thổ bao gồm các tuổi sau:

  • Lộ Bàng Thổ (đất đường đi) bao gồm các tuổi Canh Ngọ (1930, 1990) và Tân Mùi (1931, 1991)
  • Thành Đầu Thổ (đất ở vị trí cao trên tường thành) bao gồm các tuổi Mậu Dần (1938, 1998) và Kỷ Mão (1939, 1999)
  • Ốc Thượng Thổ (đất trên nóc nhà) bao gồm các tuổi Bính Tuất (1946, 2006) và Đinh Hợi (1947, 2007)
  • Bích Thượng Thổ (đất tường thành) bao gồm các tuổi Canh Tý (1960, 2020) và Tân Sửu (1961, 2021)
  • Đại Trạch Thổ (đất nền nhà)  bao gồm các tuổi Mậu Thân (1968) và Kỷ Dậu (1969)
  • Sa Trung Thổ (đất phù sa) bao gồm các tuổi Bính Thìn (1976) và Đinh Tỵ (1977)

Theo ngũ hành, mệnh Mộc khắc chế mệnh Thổ do cây hút nước và chất dinh dưỡng từ đất. Trong khi đó, màu tượng trưng cho mệnh Mộc đó là màu xanh lá cây, màu gỗ. Vì vậy, những người mệnh Thổ khi chọn các vật dụng hay đồ phong thủy nên tránh xa những màu này. Bởi đây là màu chế khắc của mệnh Thổ khiến bạn sẽ bị hút hết may mắn, tài lộc và gặp những điều trắc trở trong cuộc sống. 

Câu hỏi màu chế khắc là gì? chắc chắn bạn đã có thể giải đáp được thông qua bài viết trên. Việc nắm bắt được mối quan hệ ngũ hành và màu khắc chế sẽ giúp bạn đạt được nhiều thành công hơn trong cuộc sống. Hy vọng rằng bạn đã có thêm thông tin hữu ích để chọn lựa màu sắc sao cho phù hợp nhất với bản mệnh của mình.

 

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *