Bồi thường giải phóng mặt bằng đang là một trong những vấn đề đang được nhiều người quan tâm hiện nay với nhiều câu hỏi: Đền bù giải phóng mặt bằng là gì? Cách thức và giá trị bồi thường để giải tỏa,… Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về những đền bù giải phóng mặt bằng, hãy đọc bài viết dưới đây. Các chuyên gia của chúng tôi sẽ bật mí cho bạn.
Quy trình đền bù giải phóng mặt bằng là một trong những quy trình cực kỳ quan trọng trong việc thực hiện giải phóng mặt bằng và đền bù cho người dân bởi nó giúp cho việc thực hiện giải phóng mặt bằng được suôn sẻ hơn và dễ dàng hơn .
Phần lớn hiện nay đối với các dự án nhỏ thường không quan tâm đến quy trình đền bù giải phóng mặt bằng cho nên việc giải phóng mặt bằng mất rất nhiều thời gian và công sức mà thậm chí là gây ra nhiều xô sát từ phía người giải phóng mặt bằng với người được nhận đền bù vì không được thỏa đáng . Cũng không nói đâu xa vào bản thân chúng ta nếu chúng ta nằm trong diện được đền bù giải phóng mặt bằng của dự án nào đó cũng cần phải đáp ứng được nhu cầu của mình và cũng cần phải có quy trình rõ ràng .
Nếu bạn đang nằm trong diện được nhận đền bù hoặc bạn là người thực thi đền bù giải phóng mặt bằng thì cũng cần phải tìm hiểu kỹ từng quy trình giúp cho thuận lợi cả 2 bên . Và bài viết dưới đây LEGOLAND xin chia sẻ cho mọi người quy trình giải phóng mặt bằng để có thể dựa vào đó để đối chiếu nhé .
Thế nào là đền bù giải phóng mặt bằng?
Bồi thường giải phóng mặt bằng
Đầu tiên, chúng ta cùng tìm hiểu về thế nào là đền bù giải phóng mặt bằng hay chúng ta còn sử dụng thuật ngữ bồi thường giải phóng mặt bằng.
Theo chia sẻ của các chuyên gia thì việc bồi thường giải phóng mặt bằng có thể hiểu một cách đơn giản là khi thực hiện một dự án cần sử dụng một diện tích đất đang có người dân sinh sống thì nhà nước cần đưa ra chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng. Chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng đó được đưa vào luật quy định và tùy trong từng trường hợp sẽ có những phương hướng đền bù khác nhau.
Một số hình thức đền bù giải phóng mặt bằng đang được áp dụng hiện nay, đó chính là :
– Đền bù tiền cho người dân sở hữu đất trong diện giải phóng mặt bằng.
– Đền bù bằng cách cấp đổi lô đất mới cho người dân sở hữu đất trong diện giải phóng mặt bằng.
– Đền bù hỗ trợ người dân mua lại đất trong dự án tái định cư khác với giá nhà nước đang quy định, nhiều trường hợp nhà nước sẽ hỗ trợ giá.
Hiện nay quy trình bồi thường giải phóng mặt bằng được quy định chi tiết cụ thể tại các điều luật trong thể chế hiện pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bạn có thể nghiên cứu để nắm vững quyền và nghĩa vụ của mình trong trường hợp đất bạn đang sở hữu rơi vào diện đền bù, giải phóng mặt bằng theo chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Cách thức đền bù giải phóng mặt bằng đất làm dự án
Quy định về đền bù
Vậy cách thức đền bù giải phóng mặt bằng đất làm dự án như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi ngay sau đây.
– Đền bù giải phóng mặt bằng làm các dự án để phát triển về mặt kinh tế và xã hội vì lợi ích cộng đồng, vì lợi ích quốc gia.
Theo Điều 62 trong bộ luật đất đai đã nêu rõ: Nhà nước thu hồi đất với mục đích thực hiện các dự án nhằm phát triển kinh tế, xã hội vì lợi ích cộng đồng và lợi ích quốc gia trong những trường hợp cụ thể sau:
+ Thực hiện các dự án mang tính chất quan trọng được quyết định bởi chủ trương đầu tư phải thu hồi đất của Quốc hội.
+ Thực hiện những dự án được quyết định đầu tư phải thì hồi đất do Thủ tướng Chính phủ quyết định (trong đó bao gồm: Dự án xây dựng khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu đô thị mới,…Dự án xây dựng trụ sở – cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, công trình di tích văn hóa – lịch sử, công viên, bia tưởng niệm,… dự án xây dựng về kết cấu cơ sở hạ tầng kỹ thuật bao gồm: thủy lợi, giao thông, cấp nước, điện lực, hệ thống dẫn – chứa xăng dầu, kho trữ quốc gia, công trình môi trường,…).
+ Thực hiện dự án được chấp thuận bởi Hội đồng nhân dân tỉnh trong trường hợp phải thu hồi đất. Bao gồm: Các dự án xây dựng tổ chức chính trị, xây dựng trụ sở – cơ quan nhà nước, danh lam thắng cảnh,….Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng của địa phương (gia thông, thủy lợi, điện lực, thoát nước,…), dự án xây dựng các công trình nhằm mục đích phục vụ cho sinh hoạt chung trong cộng đồng, nhà ở xã hội, nhà ở sinh viên, khu tái định cư, khu văn hóa – thể thao – giải trí, chợ, nhà tang lễ, nghĩa trang,….Dự án chỉnh trang đô thị, xây dựng nên những khu dân cư, đô thị mới, xây dựng cụm công nghiệp, khu kinh tế,…
– Đền bù giải phóng mặt bằng với phương thức chủ đầu tư nhận chuyển nhượng – thuê quyền sử dụng đất hoặc tiến hành góp vốn bằng phương thức góp quyền sử dụng đất.
Trong trường hợp này chúng ta áp dụng theo điều 73 nằm trong luật đất đai quy định: Chủ đầu tư được quyền sử dụng đất bằng phương thức mua bán đất (chuyển nhượng quyền sử dụng đất), thuê quyền sử dụng hoặc nhận góp vốn bằng đất để thực hiện mục đích kinh doanh, sản xuất. Bao gồm:
+ Dự án sản xuất kinh doanh sử dụng đất không thuộc vào trường hợp Nhà nước thu hồi giải phóng mặt bằng vì lợi ích cộng đồng, phát triển kinh tế – xã hội.
+ Việc bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án sản xuất kinh doanh cần phù hợp với những định hướng, quy hoạch của cơ quan có thẩm quyền quyết định.
Những lưu ý khi thu hồi giải phóng mặt bằng
Luật đất đai quy định đền bù giải tỏa
Việc thu hồi bồi thường giải phóng mặt bằng là một trong những vấn đề cực kỳ nhạy cảm. Bạn cần nắm vững những luật quy định về bồi thường giải phóng đất để thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình.
Dưới đây là một số lưu ý bạn cần xem xét khi gặp tình huống đất mình đang sở hữu bị nằm trong diện bồi thường giải phóng mặt bằng:
– Trong trường hợp thu hồi đất với mục đích nhằm phát triển kinh tế – xã hội, mục đích quốc phòng liên quan đến An ninh quốc gia thì bàn giao đất cho chủ đầu tư tiến hành thực hiện hoặc giao tổ chức dịch vụ về đất để theo dõi, quản lý.
– Chỉ có UBND các cấp (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) và UBND thuộc cấp huyện mới có được thẩm quyền trong vấn đề thu hồi đất.
– Mặc dù giao đất để nhà đầu tư thực hiện các dự án đã định từ trước, tuy nhiên trong trường hợp lợi dụng rút quyền lợi của nhân dân chính là hành vi trái với luật pháp quy định.
Quá trình đền bù giải phóng mặt bằng cần thực hiện khôn khéo, đúng theo chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Trong nhiều trường hợp cần chủ động nắm thông tin để tránh bị động trong trường hợp đất mình đang sinh sống rơi vào diện giải tỏa quy hoạch.
Mức giá đất đền bù giải phóng mặt bằng như thế nào ?
Họp giải phóng mặt bằng
Mức giá bồi thường giải phóng mặt bằng cũng là một trong những vấn đề được nhiều người muốn tìm câu trả lời. Mức giá đất bồi thường giải phóng mặt bằng được tính toán trong từng trường hợp khác nhau để có những kết quả khác nhau.
– Tiền bồi thường giải phóng mặt bằng theo giá nhà nước
+ Các trường hợp áp dụng:
Các trường hợp áp dụng giá bồi thường giải phóng mặt bằng theo bảng giá nhà nước bao gồm: Việc thu hồi đất để thực hiện các dự án có liên quan đến An ninh quốc gia (thu hồi đất vị quốc phòng, an ninh), thu hồi đất nhằm mục đích phát triển lợi ích về kinh tế cũng như về xã hội cộng đồng, thu hồi đất trong trường hợp cần chấm dứt việc sử dụng đất (do đất bị ô nhiễm sử dụng sẽ gây nguy hiểm tính mạng, thu hồi đất có nguy cơ sún lụt hoặc sạt lở,…
+ Mức giá bồi thường được tính theo công thức: Mức giá đất x diện tích đất ở đang sử dụng.
– Tiền bồi thường theo thỏa thuận
Trong trường hợp thu hồi đất để phục vụ mục đích kinh doanh thì cần bồi thường giải phóng theo mức giá thỏa thuận hợp lý giữa hai bên. Thông thường, các dự án sản xuất kinh doanh sẽ nhờ chính quyền hỗ trợ làm người gắn kết, phát ngôn với những chính sách bồi thường, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân cân bằng với lợi ích của dự án phải thu hồi giải phóng mặt bằng.
Mức giá bồi thường theo thỏa thuận có thể cao hơn rất nhiều lần so với bồi thường giải phóng mặt bằng theo giá nhà nước.
Quy trình đền bù giải phóng mặt bằng :
Nếu chúng ta tuân thủ theo quy trình này thì chắc chắn bạn sẽ áp dụng được và nếu bạn là người đang nằm trong diện đền bù thì đây là một trong những thông tin tốt để có thể giúp ích được trong việc nhận đền bù nhé .
Quy trình 1 : Nhận thông báo đền bù
Khi một dự án gần khu vực dân cư thì trước khi khởi công và tiến hành thu hồi thì bắt buộc phải có thông báo trước đến cho các hộ gia đình nhận đề bù . Ngoài ra cũng phải có thông báo trên các thông tin đại chúng để mọi người trong khu vực được biết . Thời gian gửi thông báo đến cho người được nhận đền bù theo quy định của nhà nước đối với đất nông nghiệp thì phải trước 90 ngày và đối với đất thổ cư thì phải trước 180 ngày nhé .
Quy trình 2 : Khảo sát diện tích đất thu hồi
Khi đã có thông báo đền bù các đơn vị thực thi hiện khảo sát để đánh giá các khu vực cần được đền bù đất , giá trị các tài sản hiện đang nằm trên mảnh đất đang sắp đền bù và dựa vào mức giá đất, giá đồ vật chung để tính được số tiền cần thực hiện đền bù . Và các bạn nên nhớ là quá trình kiểm kê, thống kê tài sản có trên đất của người dân sẽ là do Ủy Ban Nhân Dân cấp xã cùng phối hợp với cơ quan có thẩm quyền thực hiện .
Quy trình 3 : Khảo sát lấy ý kiến người được đền bù
Đây là một trong những khâu cực kỳ quan trọng bởi để mà có tiếng nói chung hay không chúng ta cần phải có sự đồng thuận của cả 2 bên . Chính vì thế việc khảo sát lấy ý kiến người dân là một trong những phương án không thể bỏ qua .
Quy trình 4 : Lập phương án đền bù
Đơn vị lập phương án bồi là những bộ phân được nhận nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng , đơn vị phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Họ sẽ hỗ trợ, bồi thường và thực hiện tái định cư cho dân đúng như nội dung quy định về quy trình đền bù giải phóng mặt bằng.
Quy trình 5 : Lên phương án di dân
Khi đối tượng đã được xác định thì lên phương án di dân và tái định cư cho dân đúng như nội dung quy định bồi thường giải phóng mặt bằng.
Quy trình 6 : Thu hồi đất
Đây là công việc sau khi đã lên phương án di dân và đền bù thỏa đáng cho người được nhận đền bù . Và chỉ có những đơn vị Ủy Ban Nhân Dân cấp tỉnh có thẩm quyền sẽ tiến hành thu hồi đất nông nghiệp thuộc đất công ích thuộc khu vực xã, thị trấn, tổ chức, cơ sở tôn giáo, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,….
Đất không có sổ đỏ có được đền bù giải phóng mặt bằng không?
Cuối cùng, chúng ta cùng giải đáp thắc mắc về câu hỏi: đất không có sổ đỏ có được đền bù giải phóng mặt bằng không? Trả lời cho vấn đề này các chuyên gia cho biết:
Đất không có bìa đỏ thuộc diện giải tỏa sẽ được bồi thường giải phóng mặt bằng trong trường hợp sử dụng đất có tài sản trên đất (nhà ở) được xây dựng trước tháng 10 năm 1993. Trong trường hợp này nhà nước sẽ hỗ trợ 50% giá bồi thường giải phóng mặt bằng đang áp dụng cho dự án đó.
Vấn đề bồi thường giải phóng mặt bằng luôn là vấn đề nhạy cảm và cần thực hiện theo đúng luật, đúng quy trình đền bù giải phóng mặt bằng để tránh tình trạng bức xúc trong lòng dân. Cũng như người dân cần tìm hiểu về các trường hợp bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện đúng theo luật định, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân.
Hy vọng với những chia sẻ về quy trình bồi thường giải phóng mặt bằng chi tiết mới nhất sẽ giúp ích cho bạn. Nếu bạn còn thắc mắc gì liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng, cách thức chuyển đổi đất ruộng,…Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0928.115.885 hoặc qua website: https://legoland.com.vn/ bạn sẽ được hỗ trợ tư vấn hoàn toàn miễn phí. Được đồng hành cùng bạn chính là niềm tự hào của chúng tôi. Chính vì thế mà chúng tôi luôn kinh doanh dựa trên kim chỉ nam: “lấy lợi ích của doanh nghiệp đặt song hành cùng lợi ích của khách hàng, từ đó biến khách hàng thành những người marketing miễn phí và vô cùng hiệu quả cho doanh nghiệp”.
Tổng kết :
Đó là 6 quy trình thực hiện quy trình đền bù giải phóng mặt bằng không thể thiếu trong những vấn đề đền bù và giải tỏa một khu vực cho một dự án nào đó . Và các vấn đề trên hi vọng những ai đang là đối tượng nhận đền bù có thêm những gợi ý tốt nhất nhé .
Tên tôi là Tung Lâm. Tôi là một người viết blog tự do đến từ Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp Học Viện Báo Chí . Tôi là CEO – FOUNDER Legoland . Với niềm đam mê của mình tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin bổ ích và bổ sung thêm những kiến thức phong phú đáng tin cậy nhất.